Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính trong các trangtrại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 56 - 58)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.3.2. Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính trong các trangtrại

Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính trong các trang trại năm 2016 từ 12 trang trại điều tra

Loại cây Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Cây công nghiệp 3,9 1,55

- Cao su 3,5 1,39

- Chè 0,4 0,16

Cây ăn quả 49,9 19,81

- Cam, quýt 29,7 11,79 - Bưởi 18,5 7,34 - Vải, nhãn 1,7 0,67 Cây lương thực 1,7 0,67 - Lúa 1,0 0,40 - Đậu, lạc 0,7 0,28 Cây lấy gỗ 196,4 77,97 - Keo tràm 174 69,08 - Dó trầm 19,3 7,66 - Mít 3,1 1,23 Tổng 251,9 100,00

Về diện tích của một số loại cây trồng chính của các trang trại chiếm 251,9 ha.

Các cây trồng chủ yếu là:

- Cây công nghiệp có diện tích 3,9 ha chiếm 1,55%. - Cây ăn quả có diện tích 49,9 ha chiếm 19,81%.

- Cây lương thực có diện tích 1,7 ha chiếm 0,67%. Việc phát triển trồng các loại

cây công nghiệp, cây ăn trái là do các chủ trang trại đã biết khai thác, sử dụng triệt để ưu thế về đất đai thích hợp để trồng các loại cây này.

- Cây lâm nghiệp (cây lấy gỗ) có diện tích 196,4 ha chiếm 77,97%

* Về cây công nghiệp

- Cây cao su có diện tích 3,5 ha chiếm 1,39%. Phần lớn diện tích cây cao su được trồng ở các vùng đất hoang, đồi núi trọc, được trồng ngay sau khi thu hoạch keo

tràm. Cao su là loại cây đang có xu hướng phát triển tốt vì giá mủ cao su đang tăng

trên thị trường.

- Cây chè của các trang trại có diện tích thấp nhất trong nhóm cây công nghiệp

của các trang trại, chỉ có 0,4 ha, được trồng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chủ hộ và một phần gia tăng kinh tế nên các trang trại chỉ thâm canh trên diện tích hiện có.

* Về cây ăn trái

Thạch Hà là một huyện chuyên trồng các loại cây ăn quả có tiếng trên thị trường, do vậy các trang trại cũng sử dụng khá lớn đất để trồng các loại cây ăn trái có

giá trị như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cam Thái, bưởi Thái.

- Cây bưởi có diện tích 18,5 ha, chiếm 7,34% tổng diện tích cây trồng của trang

trại. Bưởi Phúc Trạch là một loại đặc sản nổi tiếng của huyện nhà trong nhiều năm

qua. Mấy năm gần đây, mặc dù cây bưởi ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả không ổn định nên diện tích trồng cây này có giảm đi.

- Cây cam, quýt có diện tích lớn nhất 29,7 ha chiếm 11,79% tổng diện tích cây

trồng của trang trại. Ngoài bưởi Phúc Trạch thì cam là loại cây ăn quả thế mạnh, doanh thu đạt từ loại cây này rất cao.

- Cây vải, nhãn chỉ có 1,7 ha, chiếm 0.67%. Các cây trồng này có năng suất và chất lượng cao, tuy nhiên giá cả và tiêu thụ sản phẩm hiện nay của các trang trại đang

gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ đã chuyển sang trồng cây cam cho giá trị sản xuất cao hơn.

* Nhóm cây lương thực

Diện tích đất để trồng cây lương thực và cây ngắn ngày khác rất ít, chỉ có 1,7

ha, chiếm 0,67%. Nhiều trang trại tiến hành trồng xen giữa cây lâu năm, vừa tiết kiệm

* Nhóm cây lâm nghiệp (cây lấy gỗ)

- Keo tràm là cây trồng chính của các mô hình lâm nghiệp, hiện nay, diện tích

loại cây này trong các trang trại là 174 ha, chiếm 69,08% tổng diện tích cây trồng của

trang trại.

- Cây dó trầm là loại cây cho giá trị kinh tế rất cao, những năm gần đây giá trị

thu nhập từ loại cây này rất đáng kể. Hiện nay, diện tích cây dó trầm trong các trang

trại là 19,3 ha, chiếm 7,66% tổng diện tích cây trồng của trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 56 - 58)