Phân loại trangtrại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.3.3. Phân loại trangtrại

Trên địa bàn huyện, các mô hình kinh tế trang trại mới xuất hiện từ năm 2006

cho tới nay. Số lượng trang trại hiện có là 22 trang trại với quy mô, diện tích lớn nhỏ

khác nhau.

Bảng 3.5. Số lượng các trang trại huyện Thạch Hà năm 2016 phân theo

loại hình sản xuất và quy mô diện tích

Đơn vị: Trang trại

TT Loại hình trang trại Số lượng (T.Tr) Tỷ lệ (%) < 10 ha ≥ 10 ha SL % SL % 1 Tổng hợp 1 4,54 1 100,0 0 0,0 2 Chăn nuôi 20 90,90 12 60,0 8 40,0 3 NTTS 1 4,54 0 0,0 1 100,0 Tổng 22 100 13 59,1 9 40,9

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2016)

3.3.3.1. Phân loại theo quy mô diện tích

Trên địa bàn huyện, các trang trại có quy mô diện tích bé hơn 10 ha chiếm đa số

(13/22 trang trại). Số trang trại có diện tích lớn hơn 10 ha chiếm 1/3 tổng số trang trại

(9/22 trang trại). Nhìn chung, mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp có quy mô từ

nhỏ tới lớn.

* Các trang trại có quy mô diện tích lớn hơn 10 ha

Các trang trại có diện tích lớn trên địa bàn huyện không nhiều. Hiện nay, huyện

Thạch Hà mới chỉ có có 9 trang trại có diện tích lớn hơn 10 ha, chiếm tỷ lệ 40,9 %.

Diện tích đất đai của trang trại nuôi trồng thủy sản – Lâm Nghiệp thường không lớn, có địa hình tương đối bằng phẳng, gần sông suối nên thuận lợi về nguồn nước. Trang

trại có diện tích nhỏ nhất trên địa bàn huyện là 2,5 ha. Đất đai của các mô hình trang trại này thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại.

* Các trang trại có quy mô diện tích bé hơn 10 ha

Qua số liệu thống kê ta thấy: Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Thạch

Hàkhá nhiều, có 13 trang trại bé hơn 10 ha, chiếm tỷ lệ 59,1%. Trang trại có quy mô

diện tích lớn nhất là trang trại của ông Trần Hậu Lộc với diện tích là 9,22 ha. Tập

trung chủ yếu ở trang trại chăn nuôi và có một trang trại lâm nghiệp có quy mô này. Không có trang trạitrồng trọt hay nuôi trồng thủy sản.

3.3.3.2. Phân loại theo loại hình sử dụng đất chính

Theo kết quả điều tra, các loại hình trang trại của huyện Thạch Hà phần lớn là phát triển theo hướng tự phát, với sự đa dạng về cây trồng và vật nuôi. Tuy nhiên, các trang trại có hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi

và trồng rừng sản xuất. Việc hình thành nhiều loại hình trang trại đã góp phần nâng

cao hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng đất của huyện.

* Trang trại kinh doanh tổng hợp

Trang trại kinh doanh tổng hợp cũng như các loại hình trang trại khác là mô hình trang trại mới hình thành và phát triển trên địa bàn huyện Thạch Hà. Hiện nay

toàn huyện có 1 trang trại, chiếm 4,54% tổng số trang trại của huyện. Các trang trại

này chủ yếu sản xuất theo mô hình rừng - vườn - chuồng. Mới chỉ hình thành không

lâu, nhưng các mô hình trang trại này đã thể hiện nhiều ưu điểm và đóng góp một phần

không nhỏ vào tổng thu của kinh tế trang trại. Theo định hướng của huyện thì trong thời gian tới mô hình sản xuất trang trại này cũng sẽ được nhân rộng, bởi vì mô hình trang trại này bước đầu có nhiều ưu điểm như tận dụng được thức ăn, phân bón và nguồn nước tưới làm giảm một phần chi phí cho sản xuất.

* Trang trại nuôi trồng thủy sản - lâm nghiệp

Với quỹ đất dồi dào cùng với đặc điểm điều kiện địa hình, khí hậu của vùng,

đây sẽ là tiềm năng cho trang trại nuôi trồng thủy sản phát triển. Tuy nhiên, số hộ nuôi trồng thủy sản và trồng rừng sản xuất có diện tích đạt chuẩn nhưng lại không đạt tiêu chí về doanh thu nên trên địa bàn huyện mới chỉ có duy nhất một trang trại lâm nghiệp,

nằm trên địa bàn xã Thạch Hải, là một xã có diện tích đất giáp biển khá lớn trong

huyện. Loại cây chủ yếu được trồng trong trang trại này là cây keo tràm và cây dó trầm - một loại cây gỗ quý nổi tiếng hiện nay và nuôi chủ yếu là tôm sú. Cây keo tràm cho gỗ thu hoạch để cung cấp cho các nhà máy nguyên liệu giấy. Loại cây này từ khi

một lần sau đó trồng mới lại hoàn toàn. Đối với cây dó trầm thì từ khi trồng cho đến

khoảng 6 - 7 năm sẽ được tác động những biện pháp cơ giới như khoan, đục lỗ tra

dầu...vào thân cây để tạo ra trầm. Nếu không có trầm thì các cây này sau 10 năm sẽ được thu hoạch để lấy tinh dầu, sản phẩm tôm chủ yếu cung cấp cho địa bàn TP Hà Tĩnh và khu vực huyện Thạch Hà, huyện Can Lộc.

Việc phát triển trang nuôi trồng thủy sản và trại lâm nghiệp có ý nghĩa quan

trọng về cả kinh tế và môi trường. Thu nhập từ trang trại vừa có tác dụng tăng thu

nhập cho người dân, đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế xói

mòn rửa trôi, chống lũ quét và sạt lở trên đất đồi núi và hiệu quả sử dụng đất cát bỏ hoang trên địa bàn.

Tuy đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng việc đầu tư cho sản xuất theo mô hình trang trại này là rất lớn và mức độ rủi ro cũng rất cao. Vốn đầu tư để mở rộng sản xuất là một vấn đề nan giải. Chủ trang trại phải đi vay vốn để sản xuất vì vốn đầu tư quá cao.

* Trang trại chăn nuôi

Trang trại chăn nuôi cũng như các loại hình trang trại khác là mô hình trang trại

mới hình thành và phát triển trên địa bàn huyện Thạch Hà. Hiện nay toàn huyện có 20

trang trại, chiếm 90,9 % tổng số trang trại của huyện. Các trang trại này chủ yếu sản

xuất theo lớn có sự tập trung đầu tư của các chủ trang trại. Mới chỉ hình thành không

lâu, nhưng các mô hình trang trại này đã thể hiện nhiều ưu điểm và đóng góp một phần

không nhỏ vào tổng thu của kinh tế trang trại. Theo định hướng của huyện thì trong thời gian tới mô hình sản xuất trang trại này cũng sẽ được nhân rộng, bởi vì mô hình trang trại này bước đầu có nhiều ưu điểm như tận dụng được được quỹ đất lớn trên địa

bàn, và nguồn cung cầu của các địa phương quanh huyện Thạch Hà là rất lớn nhất là khu vực TP Hà Tĩnh.

Năm 2017 tỷ suất hàng hóa bằng 97,74%; tỷ suất hàng hóa năm 2016 bằng 97,92%. Điều này cho thấy quy mô tập trung để tạo ra sản phẩm giữa 2 năm xấp xỉ nhau.

Các trang trại đã sử dụng 58 ha, tăng 2,17 ha (giảm 3,88%) so với năm 2016. Trong đó: Đất lâm nghiệp đạt 21 ha, chiếm 36,21%; diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt

16 ha, chiếm 27,6%; đất nông nghiệp đạt 16 ha, chiếm 27,6%; đất khác đạt 5 ha, chiếm

8,62%. Bình quân mỗi trang trại sử dụng 2,52 ha đất các loại.

Số lượng gia súc, gia cầm hiện có tại thời điểm 01/7/2016: 53 con bò, giảm 6

con (giảm 10,17%) so với cùng kỳ năm trước; có 4.698 con lợn (giảm 20,28%) so với

cùng kỳ năm trước. Trong số lượng 23 trang trại thì có 9 trang trại nuôi gia công. Tại

thời điểm 01/7/2016, trang trại có 14,91 nghìn con gia cầm tăng 0,07 nghìn con (tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 61)