Tình hình lao động trong các loại hình sản xuất trangtrại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 63)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.3.4. Tình hình lao động trong các loại hình sản xuất trangtrại

Theo kết quả nghiên cứu, chủ trang trại thường là người trực tiếp quản lý, điều

hành trang trại đồng thời cũng là người lao động sản xuất trực tiếp. Hầu như chưa có trường hợp nào phải thuê lao động quản lý, ngay cả đối với các trang trại có quy mô

lớn hơn 50 ha.

Phần lớn chủ trang trại là người nông dân (chiếm khoảng 75%) là nam giới.

Khoảng 30.75% chủ trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà là Đảng viên. Đây thường

là cán bộ đương chức, cán bộ xã, hưu trí... Hầu hết các trang trại là Đảng viên đều là những trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả do biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có

khả năng quản lý, nắm bắt tốt những thông tin về thị trường.

Qua khảo sát, năm 2016 tổng số lao động tham gia sản xuất thường xuyên trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà là 73 người kể cả chủ trang trại, chiếm 0,068% lao

động nông nghiệp toàn huyện và chiếm 0,062% lao động toàn huyện. Lao động của

trang trại bao gồm lao động của chủ hộ (lao động gia đình), lao động thuê ngoài

thường xuyên và lao động thuê ngoài theo thời vụ.

Các mô hình trang trại khác nhau thì số lượng lao động trung bình cũng khác

nhau. Các trang trại tổng hợp cũng như trang trại lâm nghiệp ở trên địa bàn sản xuất

với quy mô khá lớn nên chủ yếu là lao động thuê mướn ngoài theo thời vụ, lao động

của chủ hộ và lao động thuê ngoài thường xuyên từ bên ngoài là không nhiều. Trang

trại nuôi trồng thủy sản có quy mô diện tích nhỏ nhưng số lượng lao động không ít hơn

so với mức lao động trung bình của các trang trại khác. Số lượng lao động của các mô

hình trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà trong năm 2012 được thể hiện qua bảng

tổng hợp sau:

Bảng 3.6. Tình hình lao động của các mô hình trang trại năm 2016

Đơn vị: Người

Lao động

Mô hình trang trạng

Tổng hợp Chăn nuôi NTTS

LĐ gia đình 2 5 2

LĐ thuê ngoài thường xuyên 1 48 2

LĐ thuê ngoài theo thời vụ 1 9 3

Tổng

4 62 7

73

Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, cơ cấu lao động trong các mô hình trang trại khác nhau trên địa bàn huyện là khác nhau.

- Ở các mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp: mô hình trang trại này giải

quyết số lượng việc làm lớn nhất trong các mô hình trang trại, tuy nhiên lao động của

chủ hộ chỉ chiếm 50,0% so với tổng số lao động trong các trang trại loại này và chiếm

5,4% tổng số lao động của chủ hộ trong trang trại của toàn huyện. Lao động thuê ngoài

thường xuyên chiếm 25,0% so với tổng số lao động trong trang trại kinh doanh tổng

hợp và chiếm 1,36% tổng số lao động thuê ngoài thường xuyên của trang trại trong

toàn huyện. Lao động thuê ngoài theo thời vụ chiếm tỷ lệ 25,0% tổng số lao động

trong trang trại kinh doanh tổng hợp và chiếm 1,36% tổng số lao động thuê ngoài theo thời vụ của toàn huyện.

- Ở mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản: số lượng lao động cần cho mô hình

trang trại này khá cao nhưng không thường xuyên mà chỉ là vào các giai đoạn thu

hoạch. Lao động của chủ hộ trong mô hình trang trại thủy sản chiếm 28,5% tổng số lao động trong trang trại thủy sản của toàn huyện. Lao động thuê ngoài thường xuyên trong loại hình trang trại này chiếm 28,5% tổng số lao động trong trang trại thủy sản

của toàn huyện. Tỷ lệ lao động thuê ngoài thời vụ chiếm tỷ lệ khá lớn 42,85% trong

tổng số lao động trong trang trại thủy sản và chiếm 33% tổng số lao động thuê ngoài theo thời vụ của toàn huyện.

- Ở mô hình trang trại nuôi trồng chăn nuôi:

Ở mô hình trang trại thủy sản này, chủ trang trại không trực tiếp tham gia lao động nên lao động thuê ngoài chiếm tỷ lệ khá nhiều. Vì quy mô diện tích lớn vì trang trại có nuôi nhiều loại cá kết hợp với mô hình chăn nuôi gia cầm lấy thịt và trứng nên cần tới lao động thuê ngoài thường xuyên, Tỷ lệ lao động này chiếm 77,4% tổng số lao động của mô hình trang trại chăn nuôi, chiếm 65,7% lao động trong các trang trại trên

địa bàn huyện. Lao động thuê ngoài thời vụ chiếm 14,5% tổng số lao động của trang

trại, chiếm 12,3% lao động trong các trang trại trên địa bàn huyện.

Như vậy có thể thấy, bên cạnh việc tạo ra lao động cho gia đình thì các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra công ăn

việc làm cho nhiều người dân trong vùng.

Bình quân lao động/trang trại của huyện Thạch Hà năm 2016 được thể hiện ở

Bảng 3.7. Bình quân lao động/trang trại của huyện Thạch Hà năm 2016 Đơn vị: Lao động/trang trại

Lao động Mô hình trang trạng

Tổng hợp Chăn nuôi NTTS

LĐ gia đình 1 2 1

LĐ thuê ngoài thường xuyên 1 30 1

LĐ thuê ngoài thời vụ 1 5 1

Trung bình chung 3 37 3

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2016)

Do đặc thù của quá trình sản xuất mà bình quân lao động cần cho một loại hình trang trại là rất khác nhau. Nếu như ở trang trại chăn bình quân 1 trang trại là 37 lao

động thì trang trại thủy sản và trang trại kinh doanh tổng hợp nhu cầu lao động thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy trang trại kinh doanh tổng hợp và trang trại nuôi trồng

thủy sản tạo ra công ăn việc làm ít hơn trang trại chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 61 - 63)