THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG – LÂM CỦA HUYỆN THẠCH HÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.2.THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG – LÂM CỦA HUYỆN THẠCH HÀ

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2016, diện tích tự nhiên của huyện Thạch Hà là 35.391,49 ha, bao gồm 3 nhóm đất chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và

đất chưa sử dụng; được thể hiện chi tiết dưới bảng sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thạch Hà năm 2016

Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Đất nông nghiệp 23.599,24 66,68

Đất phi nông nghiệp 9484.06 26,80

Đất chưa sử dụng 2308.2 6,52

Tổng 35391,49 100,00

Hình 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thạch Hà năm 2016

Số liệu ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy, diện tích đất sử dụng vào mục đích

nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Hà chiếm phần lớn, với 23.599,24ha chiếm

66,68% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện là sự bố trí phù hợp với điều kiện

hiện tại của huyện hiện nay và đặc điểm về điều kiện địa hình. Với quỹ đất nông

nghiệp dồi dào và chất lượng đất tương đối tốt thì huyện nên đẩy mạnh phát triển nền

nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Diện tích đất chưa được sử dụng trên địa

bàn huyện còn tương đối nhiều 2308.2ha chiếm 6,52% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện. Trong thời gian tới, huyện nên có những chính sách nhằm đưa số

diện tích đất chưa sử dụngS3 này vào sử dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong huyện.

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông – lâm của huyện Thạch Hà

3.2.2.1. Đất sản xuất nông nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp có 14989.16 ha, chiếm 63,52% trong đất nông nghiệp

và chiếm 42,35% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, tăng 8,37 ha so với năm 2015, tập trung nhiều ở các xã Thạch Xuân với 2335,12ha, Nam Hương1811.03 ha, Bắc Sơn2259.19 ha.

- Đất trồng cây hàng năm: năm 2016 có diện tích 3712.99 ha, chiếm 24,77 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

+ Đất trồng lúa: do điều kiện địa hình thuận lợi nên diện tích đất trồng lúa của

Tổng số (Ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 35,391.49 100.00

Đất nông nghiệp 23,599.24 66.68

- Đất sản xuất nông nghiệp 14,989.16 63.52

+ Đất trồng cây hàng năm 11,276.17 75.23

Đất trồng lúa 9,695.04 85.98

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0.00

Đất trồng cây hàng năm khác 1,581.13 14.02

+ Đất trồng cây lâu năm 3,712.99 24.77

3.2.2.2. Đất lâm nghiệp

Toàn huyện Thạch Hà có 7428.45 ha đất lâm nghiệp, chiếm 31,48% trong đất

nông nghiệp và chiếm 20,99% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất rừng sản xuất: có diện tích 4.393,12 ha chiếm 12,41% diện tích đất lâm

nghiệp, tập trung nhiều nhất ở xã Thạch Xuân, Nam Hương, Ngọc Sơn....

- Đất rừng phòng hộ: có diện tích 3.035,32 ha chiếm 8,58 % diện tích đất lâm

nghiệp, tập trung chủ yếu ở các xã: Thạch Bàn, Thạch Ngọc, Nam Hương....

Với gần 40% diện tích tự nhiên là đồi núi, lâm nghiệp Thạch Hà có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Việc triển khai đề án bảo vệ phát triển rừng, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đã tạo điều

kiện cho lâm nghiệp phát triển.

Tổng số (Ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 35,391.49 40.86

Đất lâm nghiệp 7,428.45 31,48

+ Đất rừng sản xuất 4,393.34 59.14

+ Đất rừng phòng hộ 3,035.10 40.86

3.2.2.3. Đất nuôi trồng thủy sản

Năm 2016, diện tích đất nuôi trồng thủy sản của huyện là 1016.25 ha, chiếm

4,31% diện tích đất nông nghiệp và chiếm gần 2,87% diện tích tự nhiên, tập trung ở

các xã: Thạch Bàn, Thạch Hội, Thạch Hải, ...

3.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRANG TRẠI Ở HUYỆN THẠCH HÀ Ở HUYỆN THẠCH HÀ

3.3.1. Quá trình hình thành và tình hình phát triển trang trại trong thời gian qua trên địa bàn huyện Thạch Hà trên địa bàn huyện Thạch Hà

3.3.1.1. Quá trình hình thành

Trong những năm qua bằng nhiều chủ trương, giải pháp huyện Thạch Hà đã tập

trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát

huy thế mạnh của từng vùng, từng xã, tạo điều kiện khuyến khích từng hộ gia đình hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước

trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt nhất là ban hành những chính sách như chính sách về đất đai, chính sách về thuế, chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách lao động, chính sách về

khoa học, công nghệ và môi trường, chính sách về thị trường...Việc ban hành những chính sách này đã làm cho các mô hình kinh tế trang trại ở nước ta tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhiều hộ sản xuất hàng hóa đã năng động

phát huy, khai thác mọi tiềm năng và lợi thế của vùng, khắc phục những hạn chế, mở

rộng, đa dạng hóa các mô hình trang trại.

Từ thực tế điều tra và qua xem xét quá trình phát triển trang trại được ghi chép

trên các tài liệu cho thấy, trang trại ở huyện Thạch Hà hình thành từ 3 dạng chủ yếu sau:

- Một là hộ gia đình nông dân tại địa phương có điều kiện về vốn, có lao động,

có kiến thức sản xuất kinh doanh đã xin nhận đất làm trang trại trồng rừng, trồng cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc gia cầm.

- Hai là hộ gia đình vốn là thành viên của lâm trường, sau khi thực hiện giao

khoán vườn cây, lô rừng, đàn gia súc, đã trở thành đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ sản

xuất, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.

- Ba là một số tư nhân thuộc dân cư đô thị, khu công nghiệp có vốn, ham muốn

kinh doanh đã đến nhận đất hoặc mua lại theo hình thức chuyển nhượng để lập trang

trại tiến hành sản xuất kinh doanh.

Trong ba hình thức trên, hình thức một là chủ yếu, còn hai hình thức còn lại

xuất hiện với số lượng ít hơn. Tuy nhiên trang trại hình thành từ hình thức ba lại phát

triển mạnh hơn với quy mô đất đai, lao động và vốn đầu tư lớn hơn, đem lại hiệu quả

3.3.1.2. Thực trạng phát triển mô hình trang trại trên địa bàn huyện qua các giai đoạn

Theo kết quả điều tra, các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà phần

lớn là phát triển theo hướng tự phát, các cây trồng, vật nuôi rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên các trang trại đều có hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp kết hợp giữa

trồng trọt và chăn nuôi. Khi mới hình thành trang trại thì có sự đầu tư theo kiểu gối vụ,

lấy ngắn nuôi dài, mùa nào thứ ấy, chưa tập trung chuyên canh cao.

Chính vì do trang trại trên địa bàn huyện mới hình thành và phát triển một cách

tự phát, cùng với sự thay đổi trong quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận

kinh tế trang trại, vì vậy số liệu thống kê về kinh tế trang trại ở huyện Thạch Hà những năm trước đây không có đầy đủ và không thống nhất.

Theo Thông tư liên tịch cũ, số: 69/2000/TTLT/BNN - TCTK ngày 23/6/2000 và 62/TTLT/BNN - TCTK ngày 20/5/2003 của liên BộNông nghiệp và PTNT, Tổng cục

Thống kê và hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại, UBND huyện Thạch Hà

đã tiến hành điều tra, tổng hợp số lượng mô hình kinh tế trang trại đạt tiêu chí giai đoạn

2012 - 2016 (năm 2017 chưa tiến hành thống kê mô hình kinh tế trang trại) như sau:

Bảng 3.2. Số lượng trang trại huyện Thạch Hà phân bố theo các đơn vị

hành chính giai đoạn 2012 – 2016:

Đơn vị: Trang trại

2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016

TỔNG SỐ 8 7 18 15 22

Phân theo đơn vị cấp xã

Thị trấn Thạch Hà Ngọc Sơn 2 1 Thạch Bàn 5 4 Thạch Kênh 1 1 1 1 1 Thạch Khê Thạch Long 1 Tượng Sơn 2 2 Thạch Văn Thạch Vĩnh Thạch Thắng 1 1 Thạch Đài 5 Bắc Sơn 4 5 5 Thạch Hội 2 2 2 2 3 Thạch Tân 2 1 3 Thạch Hương 3 Nam Hương 3 2 1 Thạch Điền 1

Căn cứ vào Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông

nghiệp và PTNT, Năm 2017 huyện Thạch Hà có 23 trang trại, tăng 1 trang trại so với năm 2016; trong đó có 23 trang trại chăn nuôi .

Như vậy, xét về số lượng thì số lượng trang trại năm 2017 tăng lên so với năm 2016 nhưng không đa dạng. Vì không có trang trại thủy sản và lâm nghiệp. Tập trung

chủ yếu là trang trại Chăn nuôi, trong đó nuôi gia công liên kết Mitraco chiếm số lượng lớn, 9/23 trang trại đạt 39,13%.

Tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của trang trại đạt 77.310,18 triệu đồng, tăng

2.812,18 triệu đồng (tăng 3,77%) so với năm 2016. Giá trị thu từ chăn nuôi 75.350

triệu đồng (chiếm 97,92%); giá trị thu từ trồng trọt đạt 753 triệu đồng (chiếm 0,98%); giá trị thu từ thủy sản đạt 819 triệu đồng (chiếm 1,06%). Bình quân mỗi trang trại đạt

3.345,65 triệu đồng.

Tổng giá trị thu từ nông, lâm nghiệp và thủy sản bán ra đạt 75.564 triệu đồng, tăng 2.618 triệu đồng (tăng 3,59%) so với năm 2016.

Giá trị thu và bán từ chăn nuôi tăng lên nguyên nhân là do thu sản phẩm từ gà, vịt, ngan.

Có thể nói, tuy số lượng trang trại tăng lên nhưng bình quân mỗi trang trại lại

giảm. Nguyên nhân là do 01/7/2017 không có trang trại thủy sản nào đủ tiêu chí vì sự

cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền trung. Ngoài ra, với giá thịt hơi giảm 33,33% so với

cùng kỳ năm trước.

Bảng 3.3. Số lượng trang trại huyện Thạch Hà phân bố theo các

đơn vị hành chính năm 2016 ĐVT: Trang trại Tổng số - Total Trong đó Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thuỷ sản Trang trại tổng hợp TỔNG SỐ 22 20 1 1

Phân theo đơn vị cấp xã

Thạch Liên 1 1 Thạch Thắng 1 1 Thạch Lưu Thạch Đài 5 4 1 Bắc Sơn 5 5 Thạch Hội 3 2 1 Thạch Tân 3 3 Thạch Hương 3 3 Nam Hương 1 1

Thực hiện công văn số 68/UBND - TK tỉnh Hà Tĩnh về việc điều tra, đánh giá

phân loại trang trại theo tiêu chí mới, vào thời điểm năm 2011 có rất nhiều loại hình trang trại không đạt chuẩn. Tập trung chủ yếu là loại hình trồng trọt (không đủ diện

tích và tổng thu nhập theo yêu cầu), trang trại chăn nuôi (không đủ số đầu con và tổng

thu nhập theo yêu cầu), trang trại kinh doanh tổng hợp (không đạt tiêu chuẩn tổng thu

nhập), trang trại lâm nghiệp (không đủ diện tích theo tiêu chí), với những lí do trên thì tổng số trang trại tính tới thời điểm 31/12/2012 chỉ còn 8 trang trại đạt tiêu chí theo

Thông tư 27/2011/TT - BNNPTNT ngày 13/02/2011, phân bố trên địa bàn 3 xã trong huyện với 3 loại hình kinh doanh chính, chủ yếu là loại hình chăn nuôi(chiếm 90,9%

tổng số loại hình trang trại).

Số liệu trong bảng 4.7 cho thấy, sự phân bố các trang trại trên địa bàn huyện không đồng đều. Hai xã có số trang trại nhiều nhất là Thạch Đài (với 5 trang trại, chiếm 22,7%), đây là một xã trung tâm, có diện tích tương đối lớn, chủ yếu là đất đồng

bằng và có vị trí giao thông thuận lợi nên thích hợp với loại hình trang trại chăn nuôi

tập trung, xã Bắc Sơn với 5 trang trại (chiếm 22,7%), xã có ít nhất là xã Thạch Thắng,

xã Nam Hương và xã Thạch Liên với số lượng là 1trang trại. 23 xã còn lại không có

mô hình sản xuất kinh tế đạt tiêu chí. Một trong những lý do có sự phân bố không đồng đều này đó là điều kiện sinh thái, đất đai, địa hình, kinh tế.

3.3.2. Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính trong các trang trại

Bảng 3.4. Diện tích, cơ cấu một số loại cây trồng chính trong các trang trại năm 2016 từ 12 trang trại điều tra

Loại cây Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Cây công nghiệp 3,9 1,55

- Cao su 3,5 1,39

- Chè 0,4 0,16

Cây ăn quả 49,9 19,81

- Cam, quýt 29,7 11,79 - Bưởi 18,5 7,34 - Vải, nhãn 1,7 0,67 Cây lương thực 1,7 0,67 - Lúa 1,0 0,40 - Đậu, lạc 0,7 0,28 Cây lấy gỗ 196,4 77,97 - Keo tràm 174 69,08 - Dó trầm 19,3 7,66 - Mít 3,1 1,23 Tổng 251,9 100,00

Về diện tích của một số loại cây trồng chính của các trang trại chiếm 251,9 ha.

Các cây trồng chủ yếu là:

- Cây công nghiệp có diện tích 3,9 ha chiếm 1,55%. - Cây ăn quả có diện tích 49,9 ha chiếm 19,81%.

- Cây lương thực có diện tích 1,7 ha chiếm 0,67%. Việc phát triển trồng các loại

cây công nghiệp, cây ăn trái là do các chủ trang trại đã biết khai thác, sử dụng triệt để ưu thế về đất đai thích hợp để trồng các loại cây này.

- Cây lâm nghiệp (cây lấy gỗ) có diện tích 196,4 ha chiếm 77,97%

* Về cây công nghiệp

- Cây cao su có diện tích 3,5 ha chiếm 1,39%. Phần lớn diện tích cây cao su được trồng ở các vùng đất hoang, đồi núi trọc, được trồng ngay sau khi thu hoạch keo

tràm. Cao su là loại cây đang có xu hướng phát triển tốt vì giá mủ cao su đang tăng

trên thị trường.

- Cây chè của các trang trại có diện tích thấp nhất trong nhóm cây công nghiệp

của các trang trại, chỉ có 0,4 ha, được trồng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu chủ hộ và một phần gia tăng kinh tế nên các trang trại chỉ thâm canh trên diện tích hiện có.

* Về cây ăn trái

Thạch Hà là một huyện chuyên trồng các loại cây ăn quả có tiếng trên thị trường, do vậy các trang trại cũng sử dụng khá lớn đất để trồng các loại cây ăn trái có

giá trị như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cam Thái, bưởi Thái.

- Cây bưởi có diện tích 18,5 ha, chiếm 7,34% tổng diện tích cây trồng của trang

trại. Bưởi Phúc Trạch là một loại đặc sản nổi tiếng của huyện nhà trong nhiều năm

qua. Mấy năm gần đây, mặc dù cây bưởi ra hoa nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả không ổn định nên diện tích trồng cây này có giảm đi.

- Cây cam, quýt có diện tích lớn nhất 29,7 ha chiếm 11,79% tổng diện tích cây

trồng của trang trại. Ngoài bưởi Phúc Trạch thì cam là loại cây ăn quả thế mạnh, doanh thu đạt từ loại cây này rất cao.

- Cây vải, nhãn chỉ có 1,7 ha, chiếm 0.67%. Các cây trồng này có năng suất và chất lượng cao, tuy nhiên giá cả và tiêu thụ sản phẩm hiện nay của các trang trại đang

gặp nhiều khó khăn nên nhiều hộ đã chuyển sang trồng cây cam cho giá trị sản xuất cao hơn.

* Nhóm cây lương thực

Diện tích đất để trồng cây lương thực và cây ngắn ngày khác rất ít, chỉ có 1,7

ha, chiếm 0,67%. Nhiều trang trại tiến hành trồng xen giữa cây lâu năm, vừa tiết kiệm

* Nhóm cây lâm nghiệp (cây lấy gỗ)

- Keo tràm là cây trồng chính của các mô hình lâm nghiệp, hiện nay, diện tích

loại cây này trong các trang trại là 174 ha, chiếm 69,08% tổng diện tích cây trồng của

trang trại.

- Cây dó trầm là loại cây cho giá trị kinh tế rất cao, những năm gần đây giá trị

thu nhập từ loại cây này rất đáng kể. Hiện nay, diện tích cây dó trầm trong các trang

trại là 19,3 ha, chiếm 7,66% tổng diện tích cây trồng của trang trại.

3.3.3. Phân loại trang trại

Trên địa bàn huyện, các mô hình kinh tế trang trại mới xuất hiện từ năm 2006

cho tới nay. Số lượng trang trại hiện có là 22 trang trại với quy mô, diện tích lớn nhỏ

khác nhau.

Bảng 3.5. Số lượng các trang trại huyện Thạch Hà năm 2016 phân theo

loại hình sản xuất và quy mô diện tích

Đơn vị: Trang trại

TT Loại hình trang trại Số lượng (T.Tr) Tỷ lệ (%) < 10 ha ≥ 10 ha SL % SL % 1 Tổng hợp 1 4,54 1 100,0 0 0,0 2 Chăn nuôi 20 90,90 12 60,0 8 40,0 3 NTTS 1 4,54 0 0,0 1 100,0 Tổng 22 100 13 59,1 9 40,9

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2016)

3.3.3.1. Phân loại theo quy mô diện tích

Trên địa bàn huyện, các trang trại có quy mô diện tích bé hơn 10 ha chiếm đa số

(13/22 trang trại). Số trang trại có diện tích lớn hơn 10 ha chiếm 1/3 tổng số trang trại

(9/22 trang trại). Nhìn chung, mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp có quy mô từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 50)