Giải pháp về chính sách đào tạo, khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 74)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.5.2. Giải pháp về chính sách đào tạo, khuyến nông

Qua kết quả điều tra, và khảo sát thực tế cho thấy, đa số những người tham gia

sản xuất trang trại không được đào tạo qua một khóa học nào về quản lý cũng như kỹ

thuật trong sản xuất trang trại mà chủ yếu là họ tự học hỏi, tìm tòi qua sách báo cũng như tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước hoặc các chuyên gia trong lĩnh

vực đó. Bên cạnh đó, một số chính sách khuyến nông của huyện cũng được triển khai trên địa bàn huyện nhưng chưa thực sự có hiệu quả đối với sản xuất nông nghiệp của người dân, chủ yếu mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền mà chưa có các hoạt động đưa

tiến bộ khoa học - kỹ thuật đến với nông dân. Chính vì vậy, huyện Thạch Hà cần có

những giải pháp cụ thể , hữu hiệu trong vấn đề đào tạo trình độ khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quả lý cho các chủ trang trại, bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp

khuyến nông tích cực, cụ thể như sau:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cho người sản xuất nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và hiệu quả các mặt của việc sản xuất quy mô theo hướng mô

hình trang trại; các chủ trương chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế trang trại.

- Cần có những lớp đào tạo về quản lý trang trại cho các chủ trang trại, nhằm

giúp họ có các biện phát quản lý tốt hơn về vốn, lao động để từ đó có thể phát triển và mở rộng được mô hình sản xuất.

- Mở các tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho các mô hình trang trại để giúp họ có

những kiến thức cần thiết để sản xuất.

- Đối với công tác khuyến nông cần tăng cường sử dụng các phương pháp tập

huấn kết hợp lý thuyết với thực hành. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với hội nông dân ở

từng địa phương để tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân.

- Mở các lớp tập huấn về sử dụng vốn có hiệu quả.

- Cần phải tăng cường đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên mô cho các cán bộ khuyến nông để thực hiện tốt các chính sách khuyến nông của huyện của tỉnh, đưa được các chính sách này đến được với người nông dân

3.5.3. Giải pháp về chính sách vốn – tín dụng

Vốn là một trong những vấn đề đặc trưng của sản xuất nói chung và của sản

xuất trang trại nói riêng. Hầu hết những người sản xuất trang trại là những nông dân

xuất được xem như là yếu tố hàng đầu hạn chế sự phát triển của các mô hình sản xuất

trang trại. Do đó, để khắc phục tình trạng này cần có các biện pháp cụ thể sau:

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ theo các Quyết định số 24, Quyết định 26,

Quyết định 43/QĐ-UBND của UBND Tỉnh, Quyết định 1035/QĐ-UBND huyện, tranh

thủ nguồn vốn đào tạo nghề cho nông dân theo quyết định 1956/QĐ-TTg nhằm nâng

cao trình độ kỹ thuật sản xuất, thâm canh cây trồng, nâng cao tay nghề, năng lực quản lý, điều hành của hộ làm vườn và phát triển kinh tế trang trại.

- Khuyến khích thành lập các tổ chức, hiệp hội; huy động mọi nguồn vốn để

xây dựng cơ sở hạ tầng để hỗ trợ phát triển trang trại.

- Các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong huyện cần linh hoạt hơn, thủ tục cho

vay cần đơn giản hơn, cho vay không chỉ ở vốn ngắn hạn mà chủ yếu bằng vốn trung

hạn và vốn dài hạn với lãi suất thấp hơn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của

từng loại mô hình trang trại, từng cây, từng con, thủ tục vay vốn cần được công khai theo như ý muốn của đại đa số các chủ trang trại trên vùng huyện Thạch Hà.

- Đa dạng nguồn vốn vay cũng như tăng số lượng vốn cho vay đối với các chủ

trang trại, xem xét chu kỳ vốn vay cho từng mô hình trang trại.

- Cho vay đúng đối tượng, áp dụng hình thức thế chấp phù hợp với người dân.

- Cần có những biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn một cách thường xuyên.

3.5.4. Giải pháp về chính sách dịch vụ và thị trường

Thực tế hiện nay, tuy quy mô sản lượng hàng hoá tiêu thụ các trang trại của địa phương chưa lớn, song việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các trang trại đã ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách, vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản

xuất ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, dạng hàng tươi sống, tiêu thụ phần nhiều

qua các dịch vụ trung gian nên rất cần các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Trên địa bàn huyện Thạch Hà, để đảm bảo tốt

khâu dịch vụ và thị trường thì một số giải pháp cụ thể sau đây rất cần được quan tâm:

* Đối với thị trường các yếu tố đầu vào

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh vào thị trường này, đặc biệt là những nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và cung cấp máy móc,

thiết bị, công cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn, giúp các trang trại nhanh chóng tiếp cận với các yếu tốt thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao các cơ sở nghiên cứu trong sản xuất và cung cấp giống cây trồng vật

* Về thị trường đầu ra

- Chính quyền địa phương cần có những thông tin về thị trường cũng như các

biện pháp dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các trang trại, giúp cho các chủ

trang trại nắm bắt được các thông tin về thị trường cũng như định hướng tốt hơn cho

việc phát triển sản xuất của mình.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh, các dịch vụ thu mua,

chế biến và bảo quản hàng hóa nông sản, từng bước hình thành các cơ sở, các nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tập trung sản xuất của các trang trại bằng cách hỗ trợ lãi xuất bước đầu trong việc vay vốn của các tổ chức để thu mua sản phẩm, thực hiện

giảm thuế ở những năm đầu.

- Nâng cấp các chợ nông sản, các đại lý thu mua nông sản để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người dân và các trang trại.

- Khuyến khích các chủ trang trại liên kết với nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ sản

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển sản xuất trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, tôi

rút ra một số kết luận sau:

- Thạch Hà có nguồn lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển tương đối đồng bộ, sản xuất nông nghiệp chiếm trên 60%, có nhiều điều kiện thuận lợi để xây

dựng và phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa.

- Hiện trên địa bàn huyện có 22 trang trại với các nhiều loại hình sử dụng đất như mô hình trang trại chăn nuôi (20 trang trại), mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản

(1 trang trại), mô hình trang trại tổng hợp (trang trại tổng hợp có 1 trang trại. Tất cả đều mang lại hiệu quả cao hơn rõ rệt so với sản xuất nông nghiệp thuần túy, cho thu

nhập hàng năm đạt trên 845 triệu đồng/trang trại, đặc biệt hơn, nếu vào giai đoạn tận

thu có hộ có thể cho thu nhập hàng năm đạt hàng tỷ đồng/năm. Có thể đây là những

mô hình điểm để địa phương tiếp tục trao đổi, thảo luận tổng kết, rút kinh nghiệm thiết

thực, làm cơ sở cho việc chỉ đạo nhân rộng và quy hoạch phát triển các mô hình trang trại trong thời gian tới.

- Các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn đã mang lại công ăn việc làm cho một số lao động. Mô hình trang trại tổng hợp sử dụng nhiều lao động nhất 326 lao

động/năm với hiệu quả sử dụng lao động vào loại trung bình. Trên địa bàn huyện mô

hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản có hiệu quả sử dụng lao động là cao nhất.

Trong thời gian tới, huyện nên chú trọng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất của các mô

trang trại và cùng với đó huyện cần có các chính sách nhằm khuyến khích các hộ nông dân có điều kiện tham gia vào sản xuất trang trại để tạo thêm được công ăn việc làm

cho người dân trong huyện.

- Mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản chỉ mới phát triển trên địa bàn huyện trong vài năm gần đây nhưng lại là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên địa

bàn huyện. Tuy nhiên với điều kiện địa hình và khí hậu của địa phương, mức độ rủi ro

của mô hình trang trại này cũng rất lớn nên việc đầu tư phát triển vào loại hình trang trại này nên được cân nhắc kĩ lưỡng hơn cả. Mô hình trang trại tổng hợp và mô hình trang trại lâm nghiệp đang trên đà phát triển, đây là những mô hình chính góp phần

bảo vệ môi trường sinh thái của toàn huyện, lại ít gặp rủi ro, phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong thời gian tới, huyện nên tiếp tục đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế trang trại nhưng cần phải tập trung mạnh vào việc phát triển mô hình trang trại

tổng hợp (kết hợp chăn nuôi với trồng trọt) để tạo nên sự phát triển đồng đều giữa các

- Mô hình kinh tế trang trại thực sự đã đi vào cuộc sống và là cơ hội để người dân địa phương phát triển đi lên. Đây được coi là mô hình kinh tế quan trọng giúp nông dân tăng thu nhập, tạo thu nhập cao trên một đơn vị diện tích và ngành nông - lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên thực trạng phát triển trang trại

của vùng số lượng còn ít, còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch nên chưa khai

thác hết mọi tiềm năng và lợi thế của vùng, vì vậy so với tiềm năng của vùng thì hiệu

quả sử dụng đất nông - lâm nghiệp vào phát triển kinh tế trang trại là chưa cao.

2. KIẾN NGHỊ

- Cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện, nhất là hệ

thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Chú trọng tới các xã vùng cao và vùng sâu trong các chính sách phát triển.

- Có chính sách vay vốn dài hạn cho trang trại với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ việc áp

dụng giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới.

- Tỉnh và huyện cần có chính sách hỗ trợ kinh phí để tập huấn, nâng cao trình

độ quản lý sản xuất, kinh doanh và khoa học, kỹ thuật của chủ trang trại. Tổ chức đào tạo nghề phù hợp cho bộ phận lao động làm thuê, nhất là lao động kỹ thuật.

- Huyện cần phải có những chính sách khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân tham gia sản xuất kinh tế trang trại theo hướng hàng hóa.

- Cần có sự hỗ trợ kịp thời của cơ quan chức năng khi dịch bệnh, rủi ro xảy ra đối với các trang trại nhằm hạn chế tối đa thiệt hại các chủ trang trại trên địa

bàn huyện.

- Huyện cần liên kết các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản

và kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho các chủ trang trại.

- Cần phân tích, đánh giá lại toàn bộ các hộ gần đạt tiêu chí trang trại để tìm

hướng giải quyết để giúp các hộ này phát triển đạt chuẩn trang trại. Cần hỗ trợ về vốn,

kỹ thuật từ UBND tỉnh, huyện, các sở, đảm bảo tính bền vững cho các trang trại, tránh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. C.Mác (1949), Tư bản luận, Tập III, NXB Sự Thật, Hà Nội.

[2]. Nguyễn Huy Anh, Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải

pháp bảo vệ môi trường kinh tế trang trại theo hướng bến vững vùng đồng

bằng và ven biển tỉnh thừa thiên huế, Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại

Học Kinh tế Huế, 2006.

[3]. Ngô Đức Cát, Kinh tế tài nguyên đất, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2000.

[5]. Nguyễn Đình Điền, Trần Đức, Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới và châu Á, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, năm 1993.

[6]. Trần Đức, Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới, NXB chính trị quốc

gia Hà Nội, năm 1995.

[7]. Đào Hữu Hòa (Đại học Kinh tế Đà Nẵng), Phát triển kinh tế trang trại gắn với

mục đích bền vững ở khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, (báo cáo).

[8]. Nguyễn Đình Hương, Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị

Quốc gia, Hà Nội, năm 2000.

[9]. Phan Thị Cẩm Lệ, Nghiên Cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp – lâm nghiệp

theo hướng phát triển trang trại vùng gò đồi tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn

Thạc sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông lâm Huế, năm 2003.

[10]. Cao Liêm, Trần Đức Viên (1990), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi

trường, NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

[11]. Nguyễn Xuân Quát (1996), Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

[12]. Trương Thị Minh Sâm, Kinh tế trang trại ở khu vực Nam bộ thực trạng và giải pháp, NXB khoa học xã hội, năm 2002.

[13]. Lê Trường Sơn ( Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh), Trang trại gia đình –

một loại hình doanh nghiệp mới trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Báo

cáo ngày 1/2/2008.

[14]. Nguyễn Từ, Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, năm 2004.

[15]. Liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Tổng cục Thống kê, Thông tư

liên tịch hướng dẫn tiêu chí đề xuất xác định kinh tế trang trại, số

[16]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 28 hướng dẫn thực hiện

thống kê kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đât, Hà Nội,

ngày 01/11/2004.

[17]. Nghị quyết 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại.

[18]. Luật đất đai (2003), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[19]. Tổng cục Thống kê Việt Nam, www.gso.gov.vn.

[20]. Tổng cục Địa chính – Viện điều tra quy hoạch đất đai (1998), Cơ sở khoa học

của quy hoạch đất đai, Hà Nội, tháng 10.

[21]. Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy

PHỤ LỤC 2 Mã phiếu

PHIẾU ĐIỀU TRA TRANG TRẠI

Tỉnh/thành phố: ……….

Huyện/quận/thị xã/thành phố……….

Xã/phường/thị trấn: ………..

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG VỀ TRANG TRẠI 1. Họ, tên chủ trang trại:

2. Năm sinh 3. Dân tộc:

4. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của chủ trang trại? (ĐÁNH DẤU X

VÀO MỘT Ô THÍCH HỢP)

1. Chưa qua đào tạo 5. Cao đẳng nghề

2. Đã qua đào tạo nhưng không có

chứng chỉ

6. Cao đẳng

3. Sơ cấp nghề 7. Đại học trở lên 4. Trung cấp nghề, trung cấp

chuyên nghiệp

5. Chủ trang trại là? 1. Nông dân 2. Khác

6. Chủ trang trại có trực tiếp tham gia sản xuất của

trang trại không? 1. Có 2. Không

7. Trang trại thuộc lĩnh vực sản xuất nào dưới đây?

1. Trồng trọt SỞ HỮU 1. Của trang trại

2. Chăn nuôi 2. Nuôi gia công

3. Lâm nghiệp

4. Nuôi trồng thuỷ sản

PHẦN II. DIỆN TÍCH ĐẤT TRANG TRẠI SỬ DỤNG

8. Đất đang sử dụng của trang trại? Loại đất Tổng diện tích (ha) Trong đó Đất của trang trại (ha) Đất thuê, mượn, đấu thầu (ha) Tổng

1. Đất sản xuất nông nghiệp

1.1 Đất trồng cây hàng năm

1.2 Đất trồng cây lâu năm

2. Đất lâm nghiệp

3. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 4. Diện tích đất khác

PHẦN III. CHI PHÍ SẢN XUẤT

3.1. Chi phí đầu tư ban đầu xây dựng cơ bản

9. Nguồn vốn ban đầu để đầu tư xây dựng trang trại được lấy từ đâu?

a) Vốn tự huy động b) Vốn vay ưu đãi c) Đề nghị Nhà Nước hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 74)