Điều kiện kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 50)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.1.2.Điều kiện kinh tế – xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Trong nhiệm kỳ qua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thạch Hà lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, huyện đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả toàn diện và nổi bật. Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân giai đoạn

2014 - 2015 đạt trên 14%.

Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,1 triệu đồng/người/năm, tăng

4,05 triệu đồng so với năm 2014.

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng

các ngành phi nông nghiệp, giảm tương đối ngành nông nghiệp nhưng với tốc độ chậm. Cơ cấu kinh tế huyện năm 2015 như sau:

- Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 27,44 %;

- Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35,91 %;

- Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 36,65 %.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tái cơ cấu nền kinh tế đạt kết quả bước đầu, mô hình kinh tế chuyển đổi theo hướng phát triển chiều sâu. Kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ

trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2010 tỷ

trọng khu vực nông nghiệp chiếm 38% thì đến năm 2015 giảm xuống còn 27,44%; tỷ

trọng khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng lên từ 28% năm 2010 lên 35,91% năm

2015 và dịch vụ từ 34% trong năm 2010 đến năm 2015 là 36,65%.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 25,1 triệu đồng/người/năm, tăng

4,05 triệu đồng so với năm 2015.

Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng dần tỷ trọng

Cơ cấu kinh tế huyện năm 2016 như sau:

- Ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 27,44 %;

- Ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35,91 %;

- Ngành thương mại - dịch vụ chiếm 36,65 %.

* Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Khu vực kinh tế nông nghiệp:

+ Ngành sản xuất nông nghiệp

Trồng trọt: Năm 2016, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, cùng với tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện.

Tổng diện tích lúa 15.349,2 ha, đạt 104% kế hoạch, năng suất 50,9 tạ/ha, sản lượng

78.127,4 tấn, đạt 104,2% kế hoạch, trong đó lúa hàng hóa chất lượng cao 10.600 ha

(chiếm 69,1% tổng diện tích), năng suất 52,5 tạ/ha (cao hơn bình quân chung 1,6 tạ/ha). Rau quả thực phẩm các loại 2.034,9 ha; tiếp tục thực hiện có hiệu quả 34 vùng sản xuất rau, củ, quả theo hướng Vietgrap với diện tích 92,4 ha, mở rộng mới 4 vùng sản xuất với diện tích 11 ha, đặc biệt đã liên doanh liên kết với một số doanh nghiệp từ

khâu sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. Diện tích lạc 1.443 ha, năng suất 24,16 tạ/ha, sản lượng 3.486,74 tấn.

Chăn nuôi: Có bước phát triển khá, giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% trong

tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng đàn trâu bò 28.146 con, tổng đàn lợn gần

80.000 con, tổng đàn gia cầm 903.560 con. Công tác tiêm phòng trên đàn gia súc, gia

cầm và hoạt động kiểm soát giết mổ được tăng cường, hoàn thành 6/6 lò giết mổ tập

trung tại: Việt Xuyên, Thạch Tân, Thạch Hương, Thạch Lạc, Thạch Thắng, Thị trấn

Thạch Hà.

+ Ngành lâm nghiệp

Công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và phòng chống cháy rừng được quan tâm đúng mức, trồng mới sau khai thác 558,8 ha, trồng 235.000 cây phân tán. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nắm bắt tình hình các đối tượng có hành vi vi phạm

luật bảo vệ và phát triển rừng; tiến hành truy quét, xử lý các đối tượng khai thác, vận

chuyển trái phép lâm sản.

+ Ngành nuôi trồng thuỷ sản

Khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế thủy sản, triển khai thí điểm mô hình nuôi

cá mú cho năng suất hiệu quả cao. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản 956 ha, đạt 101%, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh 139 ha; tổng sản lượng thủy sản 6.030

tấn, bằng 100,5% kế hoạch, thể tích nuôi cá lồng bè 20.916m3, đóng mới 7 tàu có công suất 90CV trở lên (nâng tổng số lên 18 chiếc).

- Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng cơ bản, thương mại – dịnh vụ:

Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, tổng giá trị sản xuất đạt

1.405 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch. Hạ tầng cụm công nghiệp Phù Việt tiếp tục được đầu tư hệ thống giao thông và hệ thống xử lý nước thải. Hoàn thành công tác bàn giao

lưới điện nông thôn sang ngành điện quản lý và tổ chức di dời 916 cột điện vi phạm

hành lang giao thông, quy hoạch nông thôn mới. Thương mại nông thôn phát triển

mạnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về trao đổi hàng hóa. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội ước đạt 405 tỷ đồng, bằng 116%. Thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý 14 chợ nông thôn và đề xuất đầu tư chợ Thị trấn Thạch Hà theo hình thức BOO.

Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ 25 công trình, dự án xây dựng cơ bản do

huyện làm chủ đầu tư và các công trình do cấp xã làm chủ đầu tư; lập hồ sơ, trình phê duyệt chủ trương 16 dự án giai đoạn 2016 - 2020. Chủ động xúc tiến, kêu gọi Cơ quan

Phát triển Pháp (AFD) tài trợ Dự án “Cải tạo và nâng cấp Hệ thống kênh tưới, tiêu

phục vụ sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cho vùng Bắc Hà, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà

Tĩnh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu” với tổng mức đầu tư 13,9 triệu Euro. Triển

khai mạnh mẽ phong trào làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, kết quả toàn huyện làm mới 115km giao thông nông thôn, đạt 109,5% kế hoạch; 33,81km kênh

mương bê tông, đạt 124,74% kế hoạch.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Dân số trung bình của huyện năm 2015 là 134.368 người; mật độ dân số là 263 người/km2; trong đó nam 66.002 người, chiếm 49,12%; nữ 68.366 người, chiếm 50,88%. Hàng năm dân số của huyện không ngừng tăng lên cả về tăng cơ học và tăng

dân số tự nhiên (tăng từ 0,86% năm 2010 lên 0,95% năm 2015).

Tổng dân số và cơ cấu dân số phân theo giới tính và khu vực

Năm Tổng số

(Nghìn người)

Tỷ lệ tăng

(%)

Cơ cấu theo giới tính

(%)

Cơ cấu theo khu vực

(%) Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2010 131,25 100,12 49,44 50,66 9,48 90,52 2011 131,49 100,18 49,43 50,57 9,52 90,48 2012 131,43 99,95 49,42 50,58 9,66 90,44 2013 131,56 100,10 49,27 50,73 9,83 90,17 2014 132,75 100,90 49,18 50,82 9,87 90,13 2015 134,37 101,22 49,12 50,88 9,89 90,11

Dân số khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao (từ 92 - 93%), dân số khu vực thành thị (thị trấn) chỉ chiếm từ 7,7 - 7,75% dân số của huyện. Năm 2015 dân số thị trấn là

10.425 người, chiếm 7,75%.

b. Lao động, việc làm và thu nhập

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2015 là 83,712 người, chiếm 62,3% dân số

toàn huyện. Cơ cấu lao động đã có hướng chuyển dịch tích cực, lao động đang làm việc khoảng 77,8 nghìn người, chiếm 93% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên. Lao động trên lĩnh vực nông lâm - ngư nghiệp chiếm 56%, công nghiệp - xây dựng 17%, thương mại - dịch vụ 27%.

Lực lượng lao động có chuyên môn được đào tạo năm 2010 là 43,08 nghìn

người; chiếm 52,09% tổng số lao động; còn lại là lao động phổ thông vì vậy cần chú

trọng nâng cao chất lượng lao động thông qua đào tạo trong thời gian tới.

Năm 2015 đã tạo việc làm mới cho 2.600 người, trong đó xuất khẩu lao động 500 người, tạo việc làm mới tại chỗ 1.500 người, lao động ngoại tỉnh 600 người; mở

26 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 1076 học viên. Tổ chức điều tra lao động xây dựng kế hoạch đào tạo.

Triển khai kịp thời, đồng bộ các chế độ, chính sách về giảm nghèo;giảm tỷ lệ

hộ nghèo từ 7,2% xuống còn 5,84%, bằng 90,6%; hộ cận nghèo từ 11,36% xuống

còn 9,11%.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Thạch Hà là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa- xã hội

của huyện, thị trấn Thạch Hà là đô thị loại V có diện tích tự nhiên là 861,88 ha; dân số

trung bình năm 2015 là 10,425 người, mật độ dân số 1.295 người/km2. Trong nhiều năm gần đây tình hình quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và đầu tư hạ tầng trên địa

bàn thị trấn có nhiều bước phát triển, quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, quy hoạch đô thị, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành cơ bản đã

được lập và phê duyệt... nên tốc độ đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ

tầng đô thị cũng tăng nhanh, bộ mặt đô thị cũng được thay đổi nhanh chóng trong thời

gian ngắn, nhiều khu vực phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã và đang được hình thành. Trong giai đoạn đếnnăm 2020sẽ nângcấpthành đô thị loại IV.

Đô thị trung tâm là Thị trấn Thạch Hà, không gian đô thị trung tâm được kết nối

theo hệ thống đô thị của tỉnh Hà Tĩnh như thị xã Hồng Lĩnh - Thạch Hà - Thành phố Hà Tĩnh - Vũng Áng. Thị trấn trong tương lai được định hướng mở rộng về phía Tây dọc

theo quốclộ 1A (cũ) với sườn phía Tây quốc lộ 1A (mới) nối liền Thạch Hà với thành phố Hà Tĩnh và mở rộng về phía Tây Bắc và Bắc nối liền với khu dịch vụ thương mại

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được chỉ đạo

quyết liệt. Tính đến thời điểm cuối năm 2016 huyện Thạch Hà có 5 xã đạt chuẩn nông

thôn mới; Đến nay các vùng nông thôn trong huyện đã được đầu tư cơ sở hạ tầng,

nhiều khu dân cư có quy mô và mật độ dân số lớn, có nhiều công trình xây dựng và nhà ở kiên cố, hoạt động kinh tế xã hội đang dần mang tính đô thị hoá; đến nay đã có

100% số xã có điện lưới quốc gia, đường ô tô vào tới trung tâm và phần lớn các thôn,

100% số xã có điện thoại; cơ sở trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc của các xã đã được đầu tư nâng cấp.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

Giao thông huyện Thạch Hà chủ yếu là giao thông đường bộ, còn các loại hình giao thông khác như giao thông đường sông và giao thông ven biển còn hạn chế.

Tổng chiều dài đường bộ hiện có trên địa bàn huyện Thạch Hà là 271,19 km và

1.097,4 km đường trục chính xã và thôn xóm; trong đó: Đường Quốc lộ 1A dài 23,31 km; tỉnh lộ có 5 tuyến, dài 56,13 km; đường huyện có 3 tuyến, dài 35,27 km; đường

liên xã gồm 15 tuyến với tổng chiều dài 122,27 km; đường trục xã có 9 tuyến với

chiều dài 26,25 km; đường du lịch Thạch Hải - Đền Lê Khôi có chiều dài 8,02 km. Quốc lộ: Thạch Hà có QL1A qua thị trấn và QL1A đoạn tránh TP.Hà Tĩnh, đây là đường trục quan trọng nhất nối liền huyện với TP. Hà Tĩnh và các huyện khác trong

tỉnh. Tuyến và mặt đường QL1A mới được nâng cấp theo tiêu chuẩn đường cấp III,

hoàn chỉnh mặt đường bê tông nhựa.

Tỉnh lộ và huyện lộ: Đạt tiêu chuẩn cấp V, VI (trừ vài đoạn cấp III và IV).

Đường tỉnh lộ có mặt đường chủ yếu là láng nhựa và cấp phối, hiện nay xuống cấp

nhiều, riêng đường huyện tỷ lệ mặt nhựa chiếm 60% còn lại là cấp phối. Trong những năm qua toàn huyện đã mở rộng, nâng cấpđược 416 km đường nhựa, đường bê tông,

đến nay đã có 31/31 xã, thị trấn có đường nhựa, đường bê tông đi qua.

Đường liên xã: Các tuyến đường liên xã có bề mặt rộng từ 2 - 5 m, đa số mặt

láng nhựa nhưng tình trạng kỹ thuật xấu.

Đường trục chính xã: Có bề mặt rộng khoảng 3 m, tình trạng kỹ thuật từ trung

bình đến xấu.

b. Thủy lợi, cấp, thoát nước

- Thủy lợi: Công tác thủy lợi được đầu tư nâng cấp 15 trạm bơm, cải tạo 38 hồ

chứa nhỏ và cơ bản kiên cố hóa hệ thống kênh mương. Đến nay đã kiên cố hóa được

Nhìn chung hệ thống thủy lợi đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và phục vụ tưới cho hầu hết diện tích gieo trồng của huyện. Nguồn nước phục vụ sản xuất nông

nghiệp chủ yếu là từ hồ Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên và trên 10 đập lớn, nhỏ (đập Cầu Trắng, đập Xá, đập Vịnh, đập Khe Chiện, hệ thống sông Già...) tưới ổn định trên 7.000 ha đất

sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện có trên 140 km kênh mương kiên cố và

hơn 68 trạm bơm điện, bơm dầu phục vụ sản xuất vào mùa khô hạn.

- Hệ thống thoát nước: Hiện trạng mạng lưới hệ thống cấp thoát nước trên địa

bàn toàn huyện còn kém và chưa đồng bộ do đó cần được đầu tư cải tạo và nâng cấp

hệ thống cấp thoát nước để đáp ứng sự đồng bộ với mạng lưới giao thông. Hiện tại thị

trấn Thạch Hà có hệ thống thoát nước kiên cố bằng gạch, nắp BTCT dọc QL1A với

chiều dài 2 km, còn lại các tuyến đường khác trên địa bàn huyện bằng rãnh đất.

Hệ thống thoát nước mặt đường được bố trí trong mặt cắt ngang của đường kết

cấu tường xây gạch chỉ, tấm đan BTCT chiều rộng từ 400 - 600 mm.

- Hệ thống cấp nước: Hiện tại một số khối của thị trấn Thạch Hà dọc theo tuyến

QL1A với chiều dài khoảng 2,5 km dùng nước máy của Nhà máy nước Hà Tĩnh thông

qua hệ thống bơm từ bể chứa đặt tại phía nam cầu Cày, còn lại nhân dân trong huyện dùng nước mưa, nước giếng mặt, giếng khoan INIXEP.

Hiện nay phần lớn các hộ ở thị trấn Thạch Hà và các thôn xóm vùng phụ cận

thành phố Hà Tĩnh, thị trấn Thạch Hà đã được dùng nước sạch. Nguồn nước lấy từ hồ

Bộc Nguyên. Các địa phương khác nước sinh hoạt chủ yếu đang sử dụng từ giếng

khoan, giếng khơi và bể chứa trữ nước mưa.

- Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu là từ hồ Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên và trên 10 đập lớn, nhỏ (đập Cầu Trắng, đập Xá, đập Vịnh, đập Khe Chiện, hệ

thống sông Già…) tưới ổn định trên 7.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện có trên 140 km kênh mương kiên cố và hơn 68 trạm bơm điện, bơm dầu

phục vụ sản xuất vào mùa khô hạn.

c. Năng lượng

Hệ thống điện trên địa bàn huyện khá hoàn chỉnh, toàn huyện có 170 km đường

dây trung thế (cấp điện áp 35KV và 22KV), có 600 km đường dây hạ thế và 124 trạm

biến áp với tổng công suất 22.200 KVA. Tỷ lệ hộ dùng điện là 100%.

+ Lưới điện trung thế: Hiện nay được cung cấp từ 2 cấp điện áp chính là 35KV và 22KV. Năm 2005 huyện được đầu tư dự án nâng cấp lưới điện từ 10 lên 22KV đến năm 2010 ở 20 xã trên địa bàn 20 xã lưới điện trung thế đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật

cấp điện an toàn. Hệ thống lưới trung áp 35KV hiện cung cấp điện cho 11 xã gồm 2

+ Lưới điện hạ thế 0,4KV: Trong những năm qua huyện Thạch Hà được đầu tư

nhiều dự án điện hạ thế.

Dự án điện JBIC: Triển khai ở 9 xã (Thạch Kênh, Thạch Sơn, Thạch Thanh,

Thạch Xuân, Ngọc Sơn, Thạch Thắng, Tượng Sơn, Thạch Trị, Thạch Văn).

Dự án REII (giai đoạn 1): Triển khai ở 10 xã (Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Hương, Thạch Điền, Nam Hương, Bắc Sơn, Thạch Tiến, Thạch Ngọc, Thạch Liên, Thạch Lưu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 50)