VAI TRÒ SẢN XUẤT TRANGTRẠI ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 33)

L Ờ IC ẢM ƠN

1.3.VAI TRÒ SẢN XUẤT TRANGTRẠI ĐỐI VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Trang trại là đơn vị cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông dân, được

hình thành và phát triển từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ngày nay, trang trại là loại hình sản xuất phổ biến

trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Ở nước ta, trang trại đã hình thành và phát triển từ rất sớm nhưng có những giai đoạn việc phát triển loại hình kinh tế này đã không được coi trọng. Tuy nhiên, từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách khuyến

khích phát triển nên số lượng trang trại tăng lên nhanh chóng, hình thức tổ chức sản

xuất và cơ cấu thành phần chủ trang trại cũng ngày càng được đa dạng.

Các nghiên cứu gần đây về trang trại ở Việt Nam đều có xu hướngđề nghị tạo điều kiện gia tăng quy mô các trang trại nhằm tạo ra lợi thế về quy mô lớn trong cạnh trang đang diễn ra ở quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, thực tế phát triển trang trại tại nhiều

quốc gia trên thế giới lại cho phép đi đến kết luận:

- Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trang trại gia đình. Chính các trang trại gia đình quy mô nhỏ mới thực sự là chìa khóa để

phát triển một nền nông nghiệp bền vững, lâu dài.

- Điều kiện cần và đủ cho việc phát triển kinh tế trang trại gia đình là sự hình thành nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá đất nước.

- Trang trại gia đình muốn hoạt động có hiệu quả cần phải có sự tác động trực

tiếp hoặc gián tiếp của nhà nước thông qua các chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô như: Chính sách thuế, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách bảo trợ nông

Kinh tế trang trại mặc dù mới đang trong quá trình phát triển xong đã tỏ ra là một hình thức phù hợp và có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, là một hướng đi đúng đắn để đưa nông nghiệp nước ta lên sản xuất hàng hóa lớn. Nói về tầm quan

trọng của sản xuất trang trại đối với nông nghiệp, chúng ta thấy rằng:

- Kinh tế trang trại nước ta đi lên từ lực lượng các hộ nông dân làm ăn giỏi, để đứng vững trong nền kinh tế thị trường và phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở nước ta thì trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu phát huy tác dụng trong

việc thúc đẩy nền công nghiệp hàng hóa nước ta phát triển.

- Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới và cao hơn của kinh tế hộ gắn với

mục tiêu sản xuất hàng hóa quy mô lớn, góp phần thức đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế

nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra

các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, làm hậu thuẫn cho công nghiệp chế biến nông

sản, thực phẩm phát triển, đồng thời đưa công nghiệp và các ngành dịch vụ vào nông thôn, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái.

- Kinh tế trang trại phát triển góp phần khai thác thêm diện tích đất trống, đồi

núi trọc và diện tích đất còn bỏ hoang hóa, đưa quỹ đất bị bỏ lãng phí trước đây vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nhất là vùng trung du, vùng núi và ven biển.

- Kinh tế trang trại đã khai thác tốt hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn. Do yêu cầu phải mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nên chủ

trang trại phải tận dụng triệt để nguồn vốn tự có và khai thác nguồn vốn khác. Những năm qua, kinh tế trang trại phát triển đã góp phần huy động lượng vốn đầu tư khá lớn

trong dân (trên 20.000 tỷ đồng), đưa vào phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và mở rộng

thêm ngành nghề ở nông thôn.

- Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, đã tận dụng được lực lượng lao động dư thừa thuộc mọi lứa tuổi trong nông

nghiệp, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Hoạt động kinh tế trang trại đã tạo việc làm cho 30 vạnlao động của gia đình và còn thuê thêm 10 vạn lao động thường xuyên. Ngoài ra, kinh tế trang trại còn góp phần thiết thực vào xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giảm bớt chênh lệch

về phát triển giữa miền núi và miền xuôi, nông thôn và thành thị. Điều đặc biệt là kinh tế trang trại đang trở thành con đường làm giàu của một bộ phận lớn nông dân có ý chí và điều kiện vươn lên.

- Kinh tế trang trại hàng năm làm ra giá trị tổng sản lượng gần 14.000 tỷ đồng

chiếm 10% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp, trong đó 87% là sản xuất hàng

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 33)