KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CUẢ THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 41 - 52)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CUẢ THÀNH PHỐ

PHỐ TUY HÒA

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Tuy Hòa là tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng của Tỉnh

Tọa độ địa lý : Từ 109o10’ đến 109o21’05” kinh độ Đông và 13o00’30” đến

13o11’00” vĩ độ Bắc, có vị trí tiếp giáp:

Phía Bắc giáp huyện Tuy An;

Phía Nam giáp huyện Đông Hòa; Phía Đông giáp Biển Đông;

Phía Tây giáp huyện Phú Hòa.

Diện tích tự nhiên 11.060,06 ha, dân số 159.461 người (năm 2016). Gồm 16 đơn

vị hành chính, trong đó có 12 phường và 4 xã.

Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Tuy Hòa

Đơn vị hành chính Diện tích (ha) Đơn vị hành chính Diện tích (ha)

1. Phường 1 54,31 9. Phường 9 1.065,95

2. Phường 2 73,88 10. Phường Phú Lâm 485,56

3. Phường 3 29,28 11. Phường Phú Thạnh 979,37

4. Phường 4 55,20 12. Phường Phú Đông 709,06

5. Phường 5 125,13 13. Xã An Phú 2.098,25

6. Phường 6 174,56 14. Xã Bình Kiến 1.209,16

7. Phường 7 173,97 15. Xã Hòa Kiến 3.297,60

8. Phường 8 142,13 16. Xã Bình Ngọc 387,20

Toàn huyện 11.060,60

Hình 3.1. Sơ đồ địa bàn nghiên cứu

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Thành phố Tuy Hòa nằm ở hạ lưu cuối cùng sông Ba, có cửa sông Đà Diễn,

tiếp giáp biển, có núi, đồi, đồng bằng và cồn cát sông, biển nên địa hình, địa mạo tương đối phức tạp.

- Khu vực đồi, núi : có núi Chóp Chài đỉnh cao 391m, Núi Nhạn với đỉnh cao 65m có độ dốc cao trên 250 nằm trong khu vực nội thị của thành phố, các đồi núi thấp có độ cao dưới 200 mét, độ dốc thấp, thoai thoải từ 8 đến 250 ở phía tây, tây bắc của

các xã Hòa Kiến, Bình Kiến, An Phú.

- Khu vực đồng bằng thuộc hạ lưu vùng châu thổ sông Ba hết sức màu mỡ và bằng phẳng, có cao độ từ 0,7m đến 2,0m, đã được cải tạo mặt bằng, xây dựng đồng

ruộng, nên hết sức thuận lợi trong sản xuất lúa 2 vụ cho năng suất cao, đồng bằng tập

trung ở phường Phú Lâm, phường 9, xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến, xã Hòa Kiến, đặc

biệt giữa lòng thành phố có vùng đồng bằng trồng lúa của lạch Bầu Hạ.

- Vùng đất cồn cát ven biển có cao độ dưới 10m, phân bố dọc theo ven biển, có

nơi rộng đến 3 km,đất cồn cát ven biển có ở các xã An Phú, Bình Kiến, phường 9, phường 7, phường Phú Đông và phường Phú Thạnh. Ngoài ra, trong lòng sông Đà

Rằng có nhiều cồn, bãi cát trong lòng sông là nguồn vật liệu dùng san lấp mặt bằng và xây dựng được bồi tụ hàng năm theo dòng nước Sông Ba.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Đặc điểm của khí hậu Tp Tuy Hòa: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng

ẩm, chịu tác động trực tiếp của khí hậu biển. Trong năm có 2 mùa rõ rệt. Điểm đặc biệt

thành phố có 1 trạm khí tượng-thủy văn cấp I và 1 trạm thủy văn cấp III (trạm thủy văn Củng Sơn cấp I)

Nắng

Theo thống kê số giờ nắng trung bình các tháng trong năm dao động từ 122 đến

264 giờ và tổng số giờ nắng trong cả năm 2.384 giờ, thậm chí ngay những tháng mùa mưa, không phải bầu trời lúc nào cũng bị mây phủ mà xen kẽ những ngày nắng gián đoạn hoặc nắng cả ngày.

Chế độ mưa

Theo số liệu thống kê nhiều năm của Trạm khí tượng- thủy văn Tuy Hòa cho thấy, tổng lượng mưa trung bình nhiều năm từ 2.000 – 2.300 mm.

Lượng mưa phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Bốn tháng IX, X, XI, XII là các tháng mùa mưa, có lượng mưa trung bình tháng dao động từ 239

– 614mm, tổng lượng mưa năm trung bình của bốn tháng mùa mưa khoảng 1.610mm,

chiếm 74,2% tổng lượng mưa năm. Mùa mưa với đặc trưng mưa có cường độ lớn, tập trung, thường gây ra lũ lụt. Mùa nắng có 8 tháng từ tháng I đến tháng VIII, vào tháng

V có mưa, lũ tiểu mãn.

3.1.1.4. Thủy văn

Sông, suối

Sông Ba còn gọi là sông Eapa ở thượng lưu và sông Đà Rằng ở hạ lưu bắt

nguồn từ dãy núi Ngọc Rô cao trên 1.549m, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Đây là lưu

vực sông lớn nhất miền Trung, hẹp ở thượng và hạ lưu, phình rộng ở trung lưu, nơi

rộng nhất là 85km. Diện tích lưu vực 13.043km2, chủ yếu tập trung ở Gia Lai, ĐakLak, phần diện tích lưu vực Phú Yên chỉ có 2.243km2 chiếm 17% diện tích toàn

lưu vực. Sông chính dài 360km, phần trong tỉnh dài 90km, phần thành phố Tuy Hòa dài khoảng 4 km.

Sông Ba có đặc tính chung của sông khu vực miền Trung, hệ thống sông ngắn

và dốc. Toàn lưu vực có lượng mưa trung bình 1.740mm, modul dòng chảy đạt

22,8l/s/km2.

Sông Chùa: còn có tên là Sông Bơ, là nhánh cuối cùng bờ trái sông Ba. Sông

Chùa có diện tích lưu vực khoảng 20.600 ha, có các phụ lưu lớn là: Suối Đá Bàn, suối

Lỗ Ân, lưu lượng mùa khô thấp khoảng 0,15m3/s, do nguồn nước hồi quy của kênh bắc thủy nông Đồng Cam, mùa lũ tạo ngập úng lớn, nhất là khu vực Hòa Kiến, Hòa Trị, Bình Kiến.

Rạch Bầu Hạ, Bầu Sen Liên Trì nằm giữa thành phố. Rạch Bầu Hạ là nơi thoát nước mưa, nước lũ và cấp nước tưới, tiêu cánh đồng phường 9, phường 5.

Thủy văn

Sông Ba chảy giữa thành phố Tuy Hòa, là con sông có lưu lượng mùa lũ rất lớn

khoảng 7- 10 tỉ m3, diễn biến chế độ lũ xảy ra bất thường, nhất là dưới tác động của

biến đổi khí hậu của các năm gần đây.

Tác động của chế độ lũ Sông Ba, Sông Chùa của thành phố Tuy Hòa gồm:

Dòng chảy lũ bắt đầu từ tháng IX, kết thúc vào tháng XII, lũ chính vụ xuất hiện giai đoạn trung tâm của mùa mưa tháng X, tháng XI. Nếu xuất hiện vào tháng VIII gọi là lũ sớm, xuất hiện vào tháng XII, tháng I gọi là lũ muộn. Sông Ba còn có đặc thù là phần lớn lưu vực nằm ở khu vực Tây Nguyên nên mùa hè vào tháng VI thường có lũ

tiểu mãn.  Thủy triều

Thủy triều vùng cửa sông Đà Diễn có chế độ nhật triều không đều. Trong tháng

có những ngày chỉ có một lần triều lên và một lần triều xuống. Hàng tháng có 17 đến

23 ngày ảnh hưởng rõ rệt chế độ nhật triều, những ngày còn lại ảnh hưởng chế độ bán

nhật triều không đều. Do ảnh hưởng bởi chế độ triều hỗn hợp nên thời gian triều lên, xuống thay đổi rất phức tạp. Những ngày nhật triều thời gian triều lên trung bình từ 14

- 15 giờ, dài nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ. Những ngày bán nhật triều thời gian triều

lên mỗi lần thường 6 - 7 giờ, thời gian triều xuống lần thứ nhất trung bình 3 - 4 giờ, lần

thứ hai 6 - 7 giờ, thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất 2 giờ, dài nhất 9 giờ.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Bảng 3.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 – 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016

1 Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ.đ 2.130 4.618 5.157 5.592 6.130

2 Tốc độ tăng trưởng giá

trị sản xuất % 14,7 14,8 11,97 11,3 9,3

2.1 Công nghiệp-xây dựng % 11,3 14,9 10,38 8,3 8,7 2.2 Dịch vụ - thương mại % 19,7 19,2 14,1 14,2 11,3 2.3 Nông-lâm-Ngư nghiệp % 5,8 5,09 5,82 6,5 5,7

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Tuy Hòa, 2012-2016)

Qua bảng 3.2 ta thấy: quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 – 2016 thì tổng vốn đầu tư xây dựng tăng đều qua các năm. Năm 2016 tổng vốn đầu tư

Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp ít biến động; lĩnh vực dịch vụ thương mại giảm mạnh từ 19,7% năm 2012 xuống còn 11,3% năm 2016. Lĩnh vực

công nghiệp xây tăng trong năm 2013 là 14,9% và giảm mạnh đến năm 2016 còn 9,3%

được biểu diễn bằng biểu đồ 3.2:

Biểu đồ 3.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2012 – 2016

Hướng tới mục tiêu phát triển thành phố Tuy Hòa trong tương lai thành trở

thành thành phố công nghiệp,thương mại, dịch vụ, những năm qua thành phố đã có sự

chuyển dịch về cơ cấu kinh tế, với xu hướng giảm dần tỉ trọng ngành Nông –lâm- ngư

nghiệp, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp- xây dựng để đáp ứng yêu cầu về cơ

3.1.2.2. Hạ tầng kỹ thuật

a.Hệ thống giao thông

Thành phố Tuy Hòa tập trung đầy đủ các loại hình giao thông: đường bộ,

đường sắt, đường thủy và đường hàng không,nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách trong mọi tình huống.

Đường bộ: Giao thông đối ngoại có Quốc Lộ 1A, Quốc Lộ 25,QL29(ĐT 645)

chạy qua nối Tuy Hòa với các tỉnh, thành ở hai đầu đất nước và vùng Tây Nguyên.

Giao thông đối nội: gồm 93 tuyến với chiều dài 146,5 km.

Những năm qua nhiều dự án giao thông quan trọng đã được đầu tư xây dựng như: đường quốc lộ 1A mới, cải tạo quốc lộ 1A cũ (Nguyễn Tất Thành), đường Trần Phú, đường Bạch Đằng, đường cơ động ven biển, đường Lê Duẩn (đoạn từ Trần Phú đến thôn Long Thủy), … Quy hoạch đô thị khu vực Nam Tuy Hòa được thực hiệnđã góp phần tạo động lực phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng của thành phố về phía Nam sông Đà Rằng. Cầu Hùng Vương hoàn thành và thông xe đã nối liền hai bờ Nam – Bắc hướng đến cảng Vũng Rô, tạo cho thành phố Tuy Hòa một dáng vóc mới văn minh và hiện đại, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh tế, thương mại của các khu dân cư phía

Nam sông. Đường và kè Bạch Đằng được thi công xong cũng đã tạo động lực cho việc

phát triển các hoạt động thương mại dọc tuyến đường.

Đường sắt: Hiện có tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam chạy qua thành phố

dài 25km, có Ga Tuy Hòa nằm gần trung tâm thành phố có khối lượng hành khách và hàng hóa cùng với ga Đông tác thông qua không lớn, lưu lượng tàu thông qua từ 10 –

12 đôi tàu khách/ngày đêm.

Đường hàng không: Sân bay Tuy Hòa cách trung tâm thành phố 5km về phía

Nam. Diện tích 1.700 ha (trong đó của HKDD: 1544,7ha). Đường băng chính bằng bê tông cốt thép, dài 2.895m, rộng 45m, dày 30,8cm. Chất lượng nhìn chung còn tốt. Đường băng số 2 dài 2.743m, rộng 45m bằng bê tông cốt thép, chất lượng đường băng không được tốt - một số chỗ bị đào bới, các tấm đan bê tông bị rạn nứt và không bằng

phẳng. Đường băng số 3 dùng cho các loại máy bay nhỏ, trực thăng, chiều dài 853m, rộng 29m, bề mặt bằng bê tông nhựa, một số chỗ bị lão hóa, nứt nẻ.

Hiện đang thi công nhà ga hàng không mới ở phía đông-nam sân bay.

Đường thủy: Thành phố Tuy Hòa có chiều dài bờ biển 15km, hiện có 02 cảng cá

phục vụ đánh bắt thủy sản:

Cảng cá Đông Tác, phường Phú Đông: vừa là cảng cá, vừa là Trung tâm dịch vụ

hậu cần nghề cá Đông Tác. Hiện đang được khai thác, với quy mô năng lực (s lượt ngày/cỡ loại lớn nhất) 600 lượt/500CV, sản lượng thủy sản qua cảng 6.000 tấn/năm.

Bến cá Phường 6: quy mô năng lực 50 lượt/200CV, sản lượng thủy sản qua cảng 5.000 tấn/năm. Tuy nhiên, quy mô cảng còn nhỏ nên để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu thủy sản, cần nâng cấp đểđáp ứng nhu cầu đánh bắt và là nơi tránh trú bão.

Bến bãi đỗ xe: Hiện có 03 bến xe (02 bến xe đạt tiêu chuẩn loại 3, 01 bến xe loại 4) với tổng diện tích khoảng 18.000 m2.(Bến xe liên tỉnh ở Phường 8; bến xe cơ giới

nhẹ ở phường 4, Bến xe Phú Lâm)

b. Hệ thống thủy lợi, đê kè

Tổng diện tích đất các công trình thủy lợi của thành phố (2012) là 146,34 ha. Nguồn nước tưới chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống thủy nông Đồng Cam và 29 trạm bơm và giếng đào.

c. Hệ thống cấp điện và chiếu sáng công cộng

Nguồn điện: được cấp từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp trung gian 110/35KV đặt gần khu nghĩa trang Công giáo đường Nguyễn Trung Trực, Phường 8.

Lưới điện: mạng lưới điện trung, hạ áp, trạm biến áp được đầu tư hoàn chỉnh,

phân phối đến 100% các xã, phường. Tuyến dây điện đường Hùng Vương và một số khu đô thị mới được ngầm hóa.

d.Hệ thống cấp, thoát nước

Hệ thống cấp nước đô thị được đầu tư từ năm 1990 và tiếp tục nâng cấp, mở rộng hàng năm, hiện công suất nhà máy nước thành phố đạt 28.000 m3/ngày đêm, có khu xử

lý và trạm bơm cấp 2 đặt tại xã Bình Ngọc, cấp nước cho dân cư nội thành, khu công nghiệp An Phú,Hòa hiệp và các vùng phụ cận của thành phố và huyện Đông hòa. Tỷ lệ

số hộ dân sử dụng nước sạch là trên 98% (năm 2012).

e. Truyền thanh, truyền hình, bưu chính viễn thông

Hệ thống truyền thanh thành phố và các cơ sở có hơn 260 loa công cộng được đầu tư nâng cấp đồng bộ, sóng phát thanh đã phủ đến 100% các xã, phường. Hệ thống

truyền hình khu vực của TW cũng được nâng cấp liên tục. Tỷ lệ phủ sóng đạt 100% địa bàn dân cư thành phố.

Về bưu chính viễn thông: Cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông được đầu tư khá

hiện đại, các trang thiết bị đều trong tình trạng hoạt động tốt đảm bảo nhu cầu thông

tin liên lạc của người dân, bao gồm mạng cáp nội hạt, các tổng đài, mạng truyền dẫn,

các cột ănten, các trạm thu phát thông tin di động BTS, phương tiện vận chuyển thư báo. Đến nay trong các khu trung tâm cáp chính được ngầm hóa cao. Nhiều mạng điện

f. Hệ thống công viên, cây xanh

Thành phố Tuy Hòa có 11 công viên, diện tích 11,65ha; diện tích hoa, thảm cỏ 10,10ha; đất cây xanh đô thịđạt 8,76m2/người; đất cây xanh công cộng (trong khu dân dụng) đạt 6,5m2/người; tổng sốcây xanh đô thịđang được quản lý, chăm sóc là 16.133 cây xanh khoảng 50 loài cây, công tác chăm sóc cây xanh được duy trì thường xuyên

đúng thời vụ, đạt yêu cầu kỹ thuật, thẩm mỹ, nghệ thuật

Cần xác định Núi Nhạn, rừng phi lao ở bờ biển cũng là công viên đểđược có vốn

đầu tư nâng cao chất lượng và phát huy công dụng. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng núi Chóp chài là lâm viên.

g.Quản lý chất thải rắn, vệsinh môi trường và nghĩa trang

Mỗi ngày, toàn thành phốđược thu gom trên 120 tấn/ngày đêm; tỷ lệ thu gom rác thải, chất thải rắn đạt 90%. Giai đoạn vừa qua trên địa bàn thành phố có nhiều dự án vệ sinh môi trường quan trọng đã được tiến hành như: thực hiện đóng cửa bãi rác Bình Kiến, đã xây dựng bãi rác Thọ Vức để xử lý chất thải rắn sinh hoạt, được đầu tư bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính Phủ Vương Quốc Bỉ với quy mô chôn lấp 4ha, công suất đang tiếp nhận 120 tấn/ngày đêm, có khả năng thu nhận thêm rác các huyện lân cận.

Thành phố Tuy Hòa đã thực hiện đóng cửa 5 nghĩa trang cũ trên địa bàn nội thị và đã quy hoạch, xây dựng mới Nghĩa trang Thọ Vức.

3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số:

Dân số của thành phố Tuy Hòa đến năm 2016 là 159.461người, mật độ dân số

trung bình 1.442 người/km2 . Cụ thể

Dân số thành thị năm 2012 là 125.297 người, chiếm tỷ lệ 80,50% thì năm

2016 là 128.331 người chiếm tỷ lệ 80,47%. Trong khi đó, dân số nông thôn tăng nhẹ trong cơ cấu dân số từ 19,41% năm 2012 thì năm 2016 là 19,53% (31.150 người).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)