Kết quả thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 84)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.3.3. Kết quả thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn

bàn thành phố giai đoạn 2012-2016

3.3.3.1. Thực hiện nghĩa vụ thuế nhà, đất (Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp)

Cuối năm 2011, Chính phủ bãi bỏ quy định thuế nhà đất và thay bằng Luật Thuế SDĐ phi nông nghiệp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với đất đai, khuyến

khích tổ chức, cá nhân SDĐ tiết kiệm, có hiệu quả, hạn chế tối đa việc đầu cơ đất và nhằm mục đích lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Thuế SDĐ phi nông nghiệp

dựa vào giá đất do UBND tỉnh ban hành hàng năm để tính. Đối tượng sở hữu nhiều

nhà, có quyền sử dụng nhiều đất đai sẽ phải nộp thuế nhiều hơn theo hình thức lũy tiến

Bảng 3.10. Kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế nhà đất (thuế SDĐPNN) tại thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2012- 2016

Năm Kết quả thực hiện (Triệu đồng) Dự toán giao (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2012 2.948 7.200 40,94 2013 2.906 4.000 72,65 2014 3.046 3.000 101,53 2015 2.890 2.800 103,21 2016 2.607 3.000 86,90

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Tuy Hòa, 2012 – 2016)

Qua bảng 3.10 cho thấy: khoản nghĩa vụ thuế nhà đất (thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp) tại thành phố Tuy Hòa giảm dần. Thuế nhà đất năm 2012 thu được 2.948 triệu đồng đạt 40,94% so với dự toán giao là 7.200 triệu đồng. Nguyên nhân từ năm 2011

trở về trước thuế nhà đất được thực hiện theo giá thóc từng năm do UBND tỉnh quy định. Đến năm 2012, thuế nhà đất thay bằng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp được

tính theo vị trí, loại đường và hệ sử dụng đất nên khoản thu này giảm mạnh. Trong

năm 2016, thực hiện chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho

những hộ gia đình, cá nhân có khoản nộp dưới 50.000đồng nên khoản thu này tiếp tục

giảm 200 triệu so với năm 2015.

Bảng 3.11. Thuận lợi trong công tác thu thuế nhà đất (thuế SDĐPNN)theo đánh giá của cán bộ

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Thuế được thu hàng năm 0 0,0 2 Giá được tính ổn định trong 5 năm 0 0,0 3 Văn bản hướng dẫn cụ thế 0 0,0 4 Cả 3 thuận lợi trên 10 100,0

Tổng cộng 10 100,0

Qua điều tra tại bảng 3.11 cho thấy, 100% cán bộ cho biết trong giai đoạn 2012 - 2016 việc thực hiện thuế nhà đất có nhiều thuận lợi do chính sách thuếthu hàng năm,

giá thuế ổn định và văn bản hướng dẫn cách tính thuế cụ thể, rõ ràng. Cán bộ thuế cho

biết thêm Luật thuế SDĐ phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 thay thế cho Pháp lệnh thuế nhà đất, có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, mức thuế suất đối với đất ở trong hạn mức theo Luật thuế SDĐ phi nông nghiệp hiện hành là 0,03% là hợp lý và thuế đất phi nông nghiệp sẽ được tính ổn định trong 5 năm. Nghĩa là năm

2012 bắt đầu thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Chi cục thuế sẽ dựa vào bảng giá

đất UBND tỉnh ban hành trong năm 2012 để tính thuế cho đến năm 2017. Do đó, dù

giá đất từ năm 2013-2017 tỉnh có điều chỉnh tăng cũng không ảnh hưởng gì đến thuế

sử dụng đất phi nông nghiệp của những hộ SDĐ ổn định. Còn những trường hợp

chuyển nhượng, chuyển mục đích SDĐ trong giai đoạn 2012-2017 sẽ tính thuế theo giá đất thời điểm hiện tại.

Kết quả điều tra 100 hộ gia đình cá nhân tại bảng 3.12 cho thấy, 100% các hộ dân đều phải thực hiện thuế nhà đất.

Bảng 3.12. Thực hiện thuế nhà đất (thuế SDĐPNN) củangười sử dụng đất

STT Nội dung Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Đã nộp 95 95,0

2 Đã nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền 5 5,0 3 Chưa nhận thông báo 0 0

Tổng cộng 100 100

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ và xử lý số liệu,2017)

Kết quả điều tra tại bảng 3.12 cho thấy, 95% hộ gia đình, các nhân đã thực hiện

việc đóng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đầy đủ và 5% hộ đã nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền. Đây là những hộ có khó khăn về kinh tế nên chậm nộp tiền để

nợ dây dưa kéo dài điều này cũng gây khó khăn cho cho cơ quan thuế đảm bảo số thu

theo dự toán giao.

Kết quả điều tra còn cho thấy, 100% cán bộ quản lý và người SDĐ có ý kiến cần

phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt luật và các văn bản liên quan đến

Luật thuế SDĐ phi nông nghiệp sâu rộng trong cán bộ và nhân dân vì đây là Luật thuế

3.3.3.2. Thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất (Thuế thu nhập cá nhân)

Trước ngày 01/01/2009, hộ gia đình, cá nhân có QSDĐ, khi chuyển quyền sử

dụng đất theo quy định của Pháp luật về đất đai thì phải đóng thuế chuyển QSDĐ. T

ngày 01/01/2009, thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ (thuế thu nhập cá nhân) có hiệu lực đã bãi bỏ Luật thuế chuyển quyền SDĐ ban hành ngày 22/6/1994 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 17/1999/QH10.

Hộ gia đình, cá nhân có quyền SDĐ khi chuyển quyền SDĐ theo quy định của

Pháp Luật về đất đai thì phải đóng Thuế chuyển quyền SDĐ (thuế thu nhập cá nhân).

Thuế chuyển quyền SDĐ là loại thuế thu trên cơ sở thu nhập của người có quyền SDĐ

khi thực hiện chuyển quyền sử dụng cho đối tượng khác.

Trên địa bàn hiện nay áp dụng thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2%. Trường hợp giá chuyển nhượng cao hơn giá đất của UBND tỉnh quy

định thì cơ quan thuế thu thuế theo giá trị hợp đồng, còn giá chuyển nhượng thấp hơn giá nhà nước quy định thì áp dụng theo giá nhà nước.

Bảng 3.13. Kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất tại thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2012- 2016

Năm Kết quả thực hiện (Triệu đồng) Dự toán giao (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2012 6.129 7.931 77,28 2013 7.063 9.464 74,63 2014 7.207 6.500 110,88 2015 11.873 7.850 151,25 2016 12.126 11.500 105,44

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Tuy Hòa, 2012 – 2016)

Qua bảng 3.13 cho thấy: Nguồn thu từ việc thực hiện nghĩa vụ thuế chuyển QSDĐ từ 2012 – 2016 diễn biến theo chiềuhướngtăng dần. Năm 2012, tỷ lệ thực hiện đạt 77,28% so với chỉ tiêu kế hoạch giao. Năm 2013, tỷ lệ thực hiện đạt 74,63% so với

chỉ tiêu, số thuế thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất năm 2014 đạt 110,88% kế

hoạch dự toán giao; năm 2015 tỷ lệ thực hiện đạt 151,25% so với dự toán giao và năm

Kết quả điều tra 100 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thể hiện ở bảng 3.14

Bảng 3.14. Thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ

STT Nội dung Số hộ

Tỷ lệ (%)

1 Đã nộp 58 89,23

2 Nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền 5 7,69 3 Chưa nhận thông báo thực hiện NVTC 2 3,08 Tổng cộng 65/100 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý,2017)

Qua kết quả điều tra tại bảng 3.14, có 65 hộ phải nộp thuế thu nhập cá nhân từ

chuyển QSDĐ (chiếm 65% tổng số hộ điều tra), trong đó có 02 hộ chưa đến nhận

thông báo thực hiện NVTC chiếm 3,08% số hộ nộp thuế, hộ đã nhận thông báo nhưng chưa nộp tiền chiếm 7,69% còn 58 hộ đã đóng thuếđúng hạn chiếm 89,23% số hộ nộp

thuế. Việc thực hiện NVTC của người SDĐ đối với khoản thuế này khá tốt so với các

khoản thuế khác vì người SDĐ có thu nhập từ việc chuyển quyền SDĐ.

Bảng 3.15. Thuận lợi trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập từ chuyểnQSDĐ

STT Nội dung Cán bộ Tỷ lệ (%) Hộ gia đình cá nhân Tỷ lệ (%)

1 Việc tính thuế dựa vào thu

nhập chịu thuế 5 50,0 42 42,0

2 Chính sách miễn thuế 3 30,0 53 53,0

3 Cả 2 thuận lợi trên 2 20,0 3 3,0 Tổng cộng 10 100,0 100 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý,2017)

Theo kết quả điều tra tại bảng 3.15 cho thấy 50% cán bộ và 42% người SDĐ đồng tình với quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân, việc tính thuế dựa vào thu nhập

chịu thuế (thu nhập thực tế mà người SDĐ có được khi chuyển nhượng QSDĐ) đã khắc phục được vấn đề trước đây: cá nhân có thu nhập từ chuyển quyền SDĐ phải nộp thuế

theo quy định của Luật thuế chuyển QSDĐ, việc tính thuế chủ yếu dựa trên giá trị đất

chuyển quyền, không tính đến thu nhập cao hay thấp.

30,0% cán bộ và 53,0% hộ gia đình cá nhân đồng tình về chính sách miễn thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho người SDĐ thực hiện nghĩa vụ của mình. Và đây là một điểm mới về miễn thuế trong Luật thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ, đó là thu nhập

từ chuyển nhượng nhà ở, quyền SDĐ ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền SDĐ ở tại Việt

Nam và chuyển nhượng SDĐ, nhận thừa kế, tặng cho giữa những người có mối quan

hệ hôn nhân, ruột thịt thì sẽ được miễn thuế.

Quá trình thực hiện NVTC đất đai, bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn thực tế khi thực hiện gặp phải, thể hiện qua bảng 3.15

Bảng 3.16. Khó khăn của cán bộ thực hiện thu thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ

STT Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng

thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng 4 40

2 Khó kiểm soát được tài sản nhà đất 1 10

3 Sử dụng mối quan hệ bắt cầu để trốn

thuế 2 20

4 Cả 3 khó khăn trên 3 30

Tổng cộng 10 100

(Nguồn: Kết quả điều tra và xử lý,2017)

Luật thuế thu nhập cá nhân từ chuyển quyền SDĐ có hiệu lực ngày 01/01/2009 là một luật thuế mới, có diện điều chỉnh rộng với thu nhập chịu thuế đa dạng do đó trong

quá trình triển khai công tác ít nhiều gặp một số vấn đề vướng mắc như xác định các

khoản thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế, các khoản giảm trừ. Thuế thu nhập cá

nhân từ chuyển quyền SDĐ được áp dụng với đối tượng là quyền SDĐ và tài sản gắn

liền với đất, giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển nhưng không được thấp hơn giá do UBND tỉnh quy định và cơ sở xác định thu nhập

tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. Trên thực tế, giá đất mua bán thường cao hơn giá đất do UBND tỉnh quy định rất nhiều nhưng vì lợi ích của cả người mua và người bán, họ thường thương lượng thỏa thuận ghi giá trên hợp đồng chuyển

nhượng thấp hơn hoặc bằng đơn giá của UBND tỉnh ban hành để nộp thuế ít hơn thực tế

số thuế phải nộp.

Qua điều tra tại bảng 3.16 cho thấy:

40,0% cán bộ đánh giá đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thất

thoát nguồn thu ngân sách.

10,0% cán bộ cho rằng tự khai là tài sản duy nhất, cơ quan chức năng chưa thể

kiểm soát được từng cá nhân có bao nhiêu nhà ở, đất ở vì hiện nay hệ thống cơ sở dữ

liệu quốc gia chưa hoàn thiện, hệ thống thông tin quản lý cá nhân của các cơ quan Nhà nước (trong đó có ngành thuế) chưa hoàn thiện, chưa thể kiểm soát được cá nhân có

bao nhiêu nhà ở, đất ở...Trong khi đó, người chuyển nhượng tự khai và chịu trách

nhiệm về tính trung thực về kê khai của mình nên không ít người khi chuyển nhượng

cố tình kê khai đó là nhà ở, đất ở duy nhất để được miễn thuế.

20,0% cán bộ được điều tra cho biết: Người SDĐ chuyển nhượng bắt cầu theo

khoản 1 điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân để tránh phải nộp thuế, làm thất thoát

nguồn thu NSNN. Việc xác định nhà đất duy nhất để được miễn thuế thu nhập cá nhân là điều rất khó khi chỉ dựa vào lời khai chủ quan của người SDĐ, gây khó khăn trong

việc quản lý tài chính đất đai.

Lợi dụng quy định miễn thuế cho các khoản thu nhập từ chuyển nhượng BĐS,

QSDĐ giữa vợ với chồng; cha mẹ với con cái; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha

vợ, mẹ vợ với con rể; anh em ruột với nhau... nhiều trường hợp đã đi đường vòng, sử

dụng mối quan hệ bắt cầu để trốn thuế.

30,0% cán bộ đánh giá với những khó khăn trên làm ảnh hưởng đến việc quản lý

và thực thu khoản nghĩa vụ này.

Tóm lại: Thuế thu nhập từ chuyển quyền SDĐ là một luật thuế mới, có diện điều

chỉnh rộng với thu nhập chịu thuế đa dạng, tuy nhiên việc thực thi còn có những khó khăn và kẻ hở để đối tượng SDĐ trốn thuế. Vì vậy, cần quản lý chặt chẽ hơn việc

chuyển nhượng, việc kê khai tài sản cá nhân của đối tượng SDĐ, phối hợp đồng bộ với các cơ quan liên quan trong việc kiểm kê tài sản nhà đất của người SDĐ minh bạch, công khai để thực hiện NVTC và hệ thống quản lí thông tin thuế cá nhân phải được

hoàn thiện ở 3 cấp.

3.3.3.3. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê đất

Hiện nay, những hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước khi thuê đất

của Nhà nước đều phải nộp tiền thuê đất theo qui định của Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và được hướng

dẫn bằng Thông tư 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của BTC hướng dẫn thực hiện

Thành phố Tuy Hòa có lợi thếlà trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh, có

nhiều điều kiện phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ đã thu hút nhiều nguồn đầu tư khác nhau và thuê đất để sản xuất kinh doanh. Việc thực hiện nghiã vụ trả tiền thuê đất được thể hiện tại bảng 3.17:

Bảng 3.17. Kết quả thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê đất tại thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2012- 2016

Năm Kết quả thực hiện (Triệu đồng) Dự toán giao (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2012 700 622 112,54 2013 800 1.107 72,27 2014 1.680 1.000 168,00 2015 3.169 2.800 131,18 2016 25.233 3.400 742,15

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Tuy Hòa, 2012 – 2016)

Qua bảng 3.17 cho thấy: Tiền thuê đất thực hiện năm 2012 là 700 triệuđồng, đạt

112,54% so với chỉ tiêu tỉnh giao. Với thuận lợi tiền thuê đất được trả hàng năm và đơn giá thuê đất được ổn định 5 năm, kết quả trong giai đoạn 2012 - 2016 nhu cầu thuê

đất tại thành phố Tuy Hòa luôn có xu thế tăng.Đến năm 2016, tiền nghĩa vụ thuê đất tăng cao với số thu 25.233 triệu đồng đạt 742,15% kế hoạch dự toán giao. Nguyên nhân là trong năm 2016, UBND thành phố Tuy Hòa kí lại hợp đồng thuê cho hộ gia đình, cá nhân và nhiều trường hợpđóng tiền thuê đất vào ngân sách thành phố một lần

cho cả thời gian thuê đất nên làm tăng nguồn nghĩa vụ này trong nguồn thu ngân sách

của thành phố. Tuy nhiên, tình trạng nợ tiền thuê đất vẫn còn do tác động của tăng giá thuê đất. Năm 2012, khi thực hiện chính sách cho thuê theo giá thị trường với sự điều

chỉnh theo hệ số K (hệ số điều chỉnh giá đất) do UBND tỉnh quy định làm cho giá thuê

đất tăng cao. Qua kết quả khảo sát, tăng giá thuê đất đã tạo ra tâm lý bất an đối với các

hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có nhu cầu thuê đất để mở rộng quy mô sản xuất kinh

3.3.3.4. Thực hiện nghĩa vụ đối với tiền sử dụng đất

Tiền SDĐ đóng vai trò khá quan trọng trong tổng thu NSNN về đất đai, đây là khoản NVTC mà người SDĐ phải nộp cho Nhà nước khi Nhà nước cho phép SDĐ dưới hình thức giao đất có thu tiền SDĐ.

Bảng 3.18. Kết quả thực hiện nghĩa vụ tiền sử dụng đất tại thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2012 - 2016

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Kết quả thực hiện

(triệu đồng) 39.922 31.607 53.009 67.378 60.057

Nguồn thu đất đai 82.996 77.490 105.841 148.006 161.281 Tỷ lệ (%) 48,10 40,79 50,08 45,52 37,24

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Tuy Hòa, 2012- 2016)

Nguồn thu ngân sách từ việc thực hiện nghĩa vụ tiền sử dụng đất là nguồn thu

không ổn định. Trong giai đoạn 2012 – 2016, số thu tiền sử dụng đất luôn tăng và đạt

cao nhất năm 2016 với 60.057 triệu đồng. So sánh tỉ lệ thực hiện tiền sử dụng đất

trong nguồn tài chính đất luôn biến động, cao nhất là năm 2014 chiếm tỉ lệ 50,08% và thấp nhất là năm 2016 chiếm tỉ lệ 37,24%. Nguyên nhân của sự biến động tiền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 69 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)