MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 36 - 37)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.3. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Qua tham khảo, tôi thấy rằng trước đây đã có một số tác giả nghiên cứu lĩnh

vực tài chính đất đai, như: Đề tài Luận án tiến sĩ kinh tế (2001) của tác giả Hồ Đông

Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện thuế thu vào đất đai ở Việt Nam” [23], mục đích của đề tài khẳng định cơ sở lý luận, xác định kết quả đạt được trong thực tế để đề ra các giải pháp hoàn thiện thuế thu vào đất đai trong thời kỳ sắp đến, với phương pháp duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, kết quả mà luận án đã đạt được là đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản của thuế thu vào đất đai, làm sáng tỏ vai

trò của thuế nói chung và thuế đất nói riêng, làm rõ các hình thức thuế thu vào đất đai hiện

nay ở Việt Nam, đưa ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện thuế đất ở Việt Nam. Một số đề tài khác nghiên cứu hệ thống chính sách tài chính nói chung dưới góc độ khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai cho mục đích công nghiệp hóa, hiện đại hóa

và phát triển kinh tế đất nước như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - BTC (2002) của

tác giả Bạch Thị Minh Huyền “Hệ thống thuế thống nhất đối với việc SDĐ ở Việt Nam - khả năng và điều kiện áp dụng” [26]. Luận văn nghiên cứu khoa học cấp Bộ - BTC (2003) của tác giả Phạm Đức Phong “Chính sách tài chính khai thác nguồn lực đất đai và bất động sản phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [29].

Luận án tiến sĩ Học viện tài chính (2010) của tác giả Chu Thị Thủy Chung

“Hoàn thiện Chính sách thu đối với đất đai ở Việt Nam” [21]. Luận án Tiến sỹ kinh tế

(2012) của tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà “Huy động nguồn lực tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam” [25]. Luận án đã trình bày cơ sở lý luận về huy động nguồn lực tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản, nghiên cứu thực

trạng huy động nguồn lực tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản ở Việt

Nam và các giải pháp tăng cường đến năm 2020, đề tài sử dụng phương pháp phân tích

thống kê, phương pháp điều tra khảo sát để đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc huy động nguồn

lực tài chính cho thị trường bất động sản ở Việt Nam.

Phần lớn các luận văn trên đề cập đến việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai, đến nay pháp luật về đất đai đã có nhiều thay đổi và vấn đề thực thi các chính sách tài chính đất đai, vấn đề thực hiện các khoản NVTC về đất đai của người SDĐ chưa

làm rõ những vướng mắc, khó khăn.

Đối với địa bàn thành phố Tuy Hòa, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu

trực tiếp về vấn đề đánh giá tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người sử

dụng đất mà chỉ mới có các báo cáo tổng hợp hàng năm của UBND thành phố, Chi cục

thuế thành phố về tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn, chưa đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử

dụng đất cũng như đề ra những giải pháp hợp lý nhằm tăng cường quản lý việc thực

hiện của người SDĐ để khai thác thu ngân sách từ đất đai trong thời gian tới phục vụ

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)