Xử lý kịp thời hành vi vi phạm thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 87)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.4.6. Xử lý kịp thời hành vi vi phạm thuế

Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện NVTC đất đai, lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra về tình hình sử dụng và thực hiện NVTC trong lĩnh vực đất đai; Trong

quá trình kiểm tra vừa chấn chỉnh lại tình hình SDĐ trên địa bàn, vừa xử lý các sai

phạm về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, vừa truy thu các khoản NVTC phải

nộp theo quy định hiện hành.

Đối với trường hợp người sử dụng đất không đến nhận thông báo thuế để thực

hiện NVTC, Chi cục thuế thành phố cần quy định rõ thời gian không đến nhận thông

báo sẽ có văn bản đôn đốc gửi người SDĐ. Nếu họ không có đơn xin gia hạn thời gian đến nhận thông báo thì trong vòng 30 ngày hoặc 60 ngày sẽ có văn bản hủy thông báo

thuế và trả lại hồ sơ cho Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai để trả lại cho người sử

dụng đất. Khi nào người sử dụng đất điều kiện về tài chính tiến hành nộp lại hồ sơ cấp

giấy và thực hiện NVTC theoquy định. Như vậy, sẽ hạn chế được tình trạng tồn đọng

“thông báo nộp tiền” và cơ quan thuế phải theo dõi việc thực hiện NVTC của người sử

dụng đất trong thời gian dài.

Cơ quan thuế hoàn chỉnh hệ thống phần mềm quản lý thuế các cấp nhất là cấp xã

để việc cập nhật thông tin người sử dụng đất được xuyên suốt, phục vụ tốt cho tra cứu

Ngoài những biện pháp nêu trên, cần chú ý đến việc xây dựng năng lực cán bộ địa phương bao gồm cung cấp kiến thức về định giá và tính các khoản NVTC đất đai, phát động các chiến dịch tuyên truyền giáo dục về pháp luật, bồi dưỡng những kỹ năng

kỹ thuật, kiến thức xã hội, tài chính, pháp luật và kinh tế.

3.4.7. Giải pháp về cải cách thủ tục hành chính

Hiện nay, các thủ tục hành chính còn tồn tại một số hiện tượng mang tính phổ

biến như: rườm ra, trùng chéo, cứng nhắc (hợp pháp nhưng chưa hợp lý, chưa phù hợp

thực tế); cách thức giải quyết thủ tục vẫn còn hiện tượng chậm trễ và vẫn còn qua nhiều khâu trung gian lòng vòng; trách nhiệm giải quyết thủ tục nhiều khi không rõ và vẫn còn hiện tượng tổ chức, công dân đi lại nhiều lần mà nhất là các thủ tục hành chính về đất đai, vì vậy cần phải có một số giải pháp về cải cách thủ tục hành chính

như sau:

- Các thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở pháp luật, nhằm thực

hiện luật. Thủ tục hành chính cũng chính là sự hướng dẫn một cách trình tự, cụ thể

việc thực hiện những điều quy định của pháp luật.

- Các cấp thẩm quyền khi ban hành quy định thủ tục hành chính cần có sự tham

vấn từ phía các cán bộ, công chức thực thi công vụ, các cán bộ, công chức làm việc ở

bộ phận "một cửa” và tổ chức và người dân. Vì khi Nhà nước ban hành thủ tục hành chính không chỉ để quản lý mà còn để thực hiện mục tiêu cao hơn là nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ xã hội. Vì vậy, sự tham vấn đó là hết sức cần thiết để phát huy

tính chủ động, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ cũng như để thực hiện Quy chế dân chủ, phát huy vai trò giám sát, đánh giá của người dân đối với công tác quản lý của Nhà nước.

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tiến tới xây dựng “ một cửa điện tử” giữa các cấp chính quyền trong vấn đề giải quyết

thủ tục hành chính nhanh gọn và hiệu quả.

Để có thể thực hiện được các giải pháp trên, ngoài việc ban hành thủ tục hành chính của cấp có thẩm quyền phải phù hợp với thực tiễn thì người thực thi công vụ

phải nhận thức được rằng thủ tục hành chính cũng chỉ là phương tiện, cách thức để

thực hiện sự quản lý và phục vụ dân được tốt hơn; do vậy, phương tiện, cách thức thực

hiện cần phải linh hoạt để nhằm mục đích thực hiện được mục tiêu quản lý và phục vụ

xã hội, phục vụ dân được nhiều nhất, tốt nhất. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được đánh giá, ghi nhận là ở việc Nhà nước thể hiện đúng được bản chất của nó và ở

mục tiêu đạt được chứ không phải ở hình thức. Đối với thành phố Tuy Hòa để thực

hiện được điều này đòi hỏi phải tập trung đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai, mà trọng tâm là việc tổ chức thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính đất đai; tập trung tháo gỡ vướng mắc trong việc bồithường,

hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ,

công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng

nhiễu, gây phiền hà cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính và doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn, có như vậy thì việc khai thác nguồn lực tài chính nói chung và nghĩa vụ tài chính từ đất đai trong thời gian tới sẽ đạt được những kết quả cao hơn trong thời gian qua.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện đề tài Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên”, rút ra

một số kết luận sau:

Công tác quản lý, sử dụng đất của thành phố Tuy Hòa trong giai đoạn 2012 đến 2016 đạt được những thành quả nhất định. Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng quỹ đất đai, đảm bảo sử dụng hợp lý và hiệu quả, góp

phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai trên địa bàn trong thời gian qua vẫn còn một số vấn đề bất cập, hạn chế,

nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; vấn đề giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn chậm so với thời gian quy định; công tác cấp GCN lần đầu cho người sử

dụng đất chưa đạt kết quả theo lộ trình, kế hoạch Tỉnh đã giao. Bên cạnh đó, chính sách đất đai trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, bất cập chưa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, vì vậy đã làm giảm kết quả nguồn thu tài chính từ đất đai trên địa bàn thành phố.

Kết quả thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2012-2016 đạt được nhiều kết quả nổi bật, đóng một vai

trò hết sức quan trọng trong nguồn thu ngân sách của địa phương và không ngừng tăng lên qua các năm, chiếm tỷ trọng từ 28,45% đến 34,77% tổng thu ngân sách giai đoạn

2012-2016. Trong đó, tiền sử dụng đất có tỷ trọng lớn nhất, chiếm từ 34,77% đến

50,08% trong các khoản thu từ đất đai, việc tăng nguồn thu từ tiền sử dụng đất chủ yếu

dựa vào nguồn thu từ bán đấu giá quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra và đánh giá của cán bộ, người SDĐ chưa nắm rõ văn bản pháp luật, văn bản còn chồng chéo, NVTC vượt khả năng của một số hộ, tình trạng nộp chậm và chưa nhận thông báo nộp tiền vẫn còn,

gây không ít khó khăn trong công tác quản lý tài chính đất đai của cơ quan Nhà nước

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như việc xác định trong giai đoạn phát triển hiện nay,

thành phố vẫn xác định nguồn thu từ NVTC đất đai chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu

thu ngân sách của địa phương nhưng chính sách về khuyến khích người SDĐ thực

hiện tốt các nghĩa vụ của mình chưa phát huy hết hiệu quả, nhất là công tác quản lý sử

dụng đất, thủ tục hành chính về đất đai còn nhiều bất cập, việc cho ghi nợ không đúng đối tượng; người dân không am hiểu một sốquy định trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, việc tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất đã và đang là những rào

cản không nhỏ, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Để hoàn thiện công tác NVTC đất đai, một số giải pháp đã được đề xuất gồm:

Giữ vững tỉ lệ gia tăng dân số; đối với từng nghĩa vụ tài chính đất đai có các giải pháp

phù hợp để người SDĐ thực hiện tốt; thay đổi hình thức thực hiện NVTC đóng một

lần thành hàng năm hoặc nhiều đợt trong năm. Cần phổ biến và tuyên truyền các văn

bản pháp luật sâu rộng trong nhân dân và xử lý kịp thời những hành vi trốn thuế và cải

cách

2. KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện đề tài, kiến nghị : * UBND thành phố Tuy Hòa

- Công tác quản lý đất đai cần chặt chẽ, thống nhất, chính xác các thông tin vềđất đai để việc thực hiện tính thuế rõ ràng, đầy đủ và chính xác.

- Thành lập trung tâm tư vấn liên quan đến đất đai như cung cấp thông tin về quy

hoạch, các nghĩa vụ tài chính đất đai khi người dân làm các thủ tục cấp giấy chứng

nhận, chuyển nhượng, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đấtđể những vướng mắc, khó khăn của người SDĐ được giải đáp nhanh chóng và kịp thời.

- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành

chính liên quan đến lĩnh vực đất đai nên duy trì hiệu quả và đúng quy định theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ vì hiện nay người

dân vẫn còn đi lại nhiều để thực hiện nghĩa vụ tài chính chứ chưa tập trung tại bộ phận

tiếp nhận và trả kết quả cuả thành phố. Khuyến khích việc nhận thông tin và thực hiện

nghĩa vụ tài chính qua mạng (nếu các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu nộp qua mạng). Việc sử dụng một cửa điện tử sẽ góp phần hạn chế việc đi lại của người dân khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính và sẽ giảm áp lực cho các cán bộ thực hiện các quy

trình liên quan đến đất đai.

- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về tài chính đất đai đối với người

dân, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người SDĐ.

* Chi cục thuế thành phố

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ thuế trong công tác thực hiện NVTC đất đai bằng nhiều hình thức như mở lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các

cuộc hội nghị, hội thảo. Nên thực hiện việc liên thông trong ngành thuế xây dựng cơ

sở quản lý dữ liệu của ngành thuế để những thông tin về người sử dụng đất được quản

lý thông suốt từ cấp xã đến cấp Trung ương, từ địa phương này đến địa phương khác để khi truy xuất thông liên liên quan đến người SDĐ không có vấn đề man khai.

Do thời gian có hạn, số lượng mẫu phiếu điều tra chưa đại diện hết địa bàn nghiên cứu nên khó tránh khỏi những hạn chế, những giải pháp trong Luận văn này vẫn còn nhiều vấn đề thiếu sót. Do đó kiến nghị các nhà quản lý tiếp tục nghiên cứu và bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên để đảm bảo cho việc đề ra các giải pháp tối ưu hơn nữa góp phần quản lý đất đai, khai

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Tuy Hòa (2015), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Tuy Hòa tại Đại hội Đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015– 2020.

[2] Nguyễn Đình Bồng, Tôn Gia Huyên (2006), Quản lý đất đai và thị trường BĐS, NXB bản đồ, Hà Nội.

[3] Nguyễn Đình Bồng (2011), “Nhận diện những bất cập về cơ chế tài chính trong thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của pháp luật đất đai hiện hành Việt nam”. Bài viết cho Hội thảo “Tài chính đất đai, giá đất và cơ chế chính sách trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình kinh tế - chính trị Mác Lê Nin, NXB

Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.

[5] Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

[6] Chi cục thống kê thành phố Tuy Hòa, Niên giám thống kê các năm 2012; 2013;

2014; 2015; 2016.

[7] Chi cục thuế thành phố Tuy Hòa, báo cáo công tác thu thuế trên địa bàn thành phố các năm 2012; 2013; 2014; 2015; 2016.

[8] Chính phủ (1994), Nghị định 94 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế Nhà đất.

[9] Chính phủ (2004), Các Nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất Đai 2003, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..

[10] Chính phủ (2004), Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.

[11] Chính phủ (2005), Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

[12] Chính phủ (2010), Nghị định 120 về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 198/2004/NĐ-CP.

[13] Chính phủ (2011), Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ về Lệ phí trước bạ.

[14] Chính phủ (2011), Nghị định số 53/2011/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

[15] Chính phủ (2013), Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

[16] Chính phủ (2013), Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 25/3/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP.

[17] Chính phủ (2014), Nghị định 43 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013.

[18] Chính phủ (2014), Nghị định 45 quy định về thu tiền sử dụng đất.

[19] C.Mác-Ăngghen (1994), toàn tập, tập 24 – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[20] C.Mác-Ăngghen – Lê Nin (1979), Tuyển tập, tập 2 – NXB sự thật, Hà Nội

[21] Chu Thị Thủy Chung (2010), Hoàn thiện Chính sách thu đối với đất đai ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Học viện tài chính.

[22] Phạm Ngọc Dũng, Đinh Xuân Hạng (2011), Giáo trình tài chính- tiền tệ, NXB Tài chính, Hà nội

[23] Hồ Đông (2001), Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện thuế thu vào đất đai ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế.

[24] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia- sự thật, Hà Nội.

[25] Nguyễn Hồ Phi Hà (2012), Huy động nguồn lực tài chính nhằm phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế.

[26] Bạch Thị Minh Huyền (2002), Hệ thống thuế thống nhất đối với việc sử dụng đất ở Việt Nam- khả năng và điều kiện áp dụng, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

Bộ, BTC.

[27] Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia (1999), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác-Lê Nin, NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[28] Nguyễn Tấn Phát (2006), Chính sách đất đai ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới,

Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 1, khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TP.HCM.

[29] Phạm Đức Phong (2003), Chính sách tài chính khai thác nguồn lực đất đai và bất động sản phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn nghiên cứu khoa học cấp Bộ, BTC.

[30] Nguyễn Văn Phụng (2011), Hệ thống chính sách thu tài chính liên quan đến đất đai và thị trường bất động sản. Bài viết đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học “Động viên tài Chính từ đất đai để đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở”, Hà Nội,

[31] Quốc Hội (1993), Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp số 23-L/CTN ngày 10/7/1993 của Quốc Hội.

[32] Quốc hội (2003), Luật Đất đai số 13/2003/QH11, ngày 26/11/2003.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)