Phương pháp đánh giá tác động của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

2.3.2. Phương pháp đánh giá tác động của dự án

2.3.2.1. Phương pháp đánh giá tác động dự án.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mô hình rừng dự án

Dự án KfW6 là dự án sử dụng kinh phí tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, do đặc thù chu kỳ kinh doanh (CKKD) cây lâm nghiệp thường dài nên phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế ở đây được tính theo phương pháp động với giả thiết là phải chịu lãi suất tín dụng theo quy định được áp dụng cho các chương trình và dự án khác. Cách làm này tuy làm giảm về hiệu quả kinh tế của dự án song lại phù hợp với thực tế sản xuất hiện nay khi phải vay vốn đầu tư và chịu lãi suất tiết kiệm, các chỉ tiêu kinh tế ở đâyđược tính toán gồm:

NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập ròng: (theo công thức của DK. Paul) ( ) ( )  = + = n 0 t t r 1 Ct - Bt NPV (2.1)

Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại thuần tuý.

Bt: Tổng các khoản thu nhập của năm thứ t. Ct: Tổng các khoản chi của năm thứ t. r: Tỷ lệ lãi suất.

t: thời gian (chỉ số năm t = 0 - n).

Nếu NPV > 0 kinh doanh đảm bảo có lãi, phương án được chấp nhận. Nếu NPV < 0 kinh doanh bị thua lỗ, phương án không được chấp nhận. Nếu NPV = 0 kinh doanh hoà vốn.

BCR: Tỷ lệ thu nhập/chi phí: (Theo công thức của J.E.Gunter), BCR là thương số của toàn bộ thu nhập so với chi phí sau khi chiết khấu đưa về hiện tại. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lãi thực tế của các mô hình.

BCR = BPV/CPV =  +  + = = n t t n t t r r Ct Bt 0 0 ) 1 ) 1 ( ( (2.2)

Trong đó: + BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng). + CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).

Chỉ tiêu này chính là hệ số sinh lãi thực tế nó phản ánh về mặt chất lượng đầu tư tức là cho ta biết được mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất. Nó cho phép ta so sánh và lựa chọn các phương án có qui mô và kết cấu đầu tư khác nhau, phương án nào có BCR lớn thì được lựa chọn BCR > 1 kinh doanh có lãi, BCR < 1 kinh doanh bị thua lỗ;

IRR(%): Tỷ lệ thu hồi nội bộ: là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời tối đa của một mô hình rừng trồng, nếu mô hình nào vay vốn với lãi suất IRR thì mô hình đó sẽ hoà vốn. nghĩa là NPV = 0 thì r = IRR.

Tiêu chuẩn đánh giá: IRR: IRR> r, mô hình có lãi; IRR = r, mô hình hoà vốn;

* Phân tích kinh tế hộ gia đình (HGĐ) của các hộ tham gia Dự án

Tính toán, phân tích, tổng hợp cho các nhóm hộ đã khảo sát theo phương pháp lấy giá trị số bình quân ở từng chỉ tiêu cụ thể để so sánh giá trị tuyệt đối và tỷ trọng (cơ cấu) tại các thời điểm trước và sau dự án như:

- Sự thay đổi cơ cấu thu nhập của các HGĐ: Làm rõ phần thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp và từ dự án;

- Sự thay đổi chi phí của HGĐ, trong đó đi sâu phân tích cơ cấu chi phí cho lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi... trước và sau dự án;

- Sự thay đổi về cơ cấu sử dụng đất sản xuất của các hộ gia đình tham gia dự án. - Sự thay đổi về phân loại kinh tế HGĐ.

* Phương pháp đánh giá tác động xã hội

Tác động xã hội được đánh giá chủ yếu vào phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ một số báo cáo kết quả dự án, thông qua các chỉ tiêu sau:

- Đánh giá mức độ chấp nhận của người dân được thể hiện qua số hộ gia đình tham gia các hoạt động dự án;

- Tác động của dự án đến việc thu hút lao động và cơ cấu sử dụng thời gian của các hộ tham gia dự án;

- Tác động của dự án đến việc nâng cao ý thức và vai trò của người dân trong việc chăm sóc, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng;

- Tác động của dự án về việc tạo công ăn việc làm phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân;

- Nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, về phát triển rừng bền vững; - Tác động lan tỏa của dự án.

* Phương pháp đánh giá các tác động của môi trường;

- Đánh giá sự thay đổi về diện tích rừng, độ che phủ rừng.

Kế thừa từ tổng hợp kết quả trồng rừng của dự án, số liệu hiện trạng rừng vào các thời điểm trước và sau khi thực hiện dự án.

- Đánh giá tác động của dự án đến khả năng chống xói mòn.

Kế thừa từ tổng hợp kết quả trồng rừng của dự án, số liệu hiện trạng khả năng chống xói mòn vào các thời điểm trước và sau khi thực hiện dự án.

Thông qua phỏng vấn các hộ dân, từ đó đánh giá chất lượng nguồn nước trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)