Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường, sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.3. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường, sinh thái

3.4.3.1. Thiết lập rừng trồng, rừng KNTS bền vững

Việc thiết lập rừng trồng, rừng KNTS đặc biệt là rừng trồng hỗn loài là một mục tiêu quan trọng của dự án, có tác động tổng hợp đến các nhân tố khác bao gồm cả tác động về kinh tế - xã hội và môi trường của vùng tham gia dự án. Ngoài ra nó còn tác động đến cả những người không trực tiếp tham gia dự án, thể hiện ở những dịch vụ ăn theo và cơ hội có thêm việc làm, thu nhập khi những hộ trực tiếp tham gia dự án phải dành thời gian để tham gia các hoạt động của dự án.

Thông qua quá trình khảo sát, đề tài nhận thấy, tại vùng dự án, rừng đã được thiết lập. Không những rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên thuộc dự án, mà cả những vùng lân cận do được cùng bảo vệ nên đã hình thành những lâm phần rừng, tạo được hoàn cảnh rừng. Nhờ điều kiện lập địa khá, rừng của dự án tại khu vực nghiên cứu sinh trưởng tốt. Rừng keo lá tràm sau 8 năm trồng, 80% số cây có đường kính ngang ngực đạt 12cm, có thể khai thác được sau khi dự án kết thúc. Rừng keo lai sau 7 năm trồng, 80% số cây có đường kính ngang ngực đạt 13cm, có thể khai thác được sau khi dự án kết thúc Các loài cây Sao đen, lim xanh cũng sinh trưởng tốt.

3.4.3.2. Ổn định sinh thái

Sự đa dạng hóa cấu trúc cảnh quan và đa dạng sinh học là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tác động của dự án đến sự ổn định sinh thái. Các chỉ số được sử dụng để đánh giá cho tiêu chí này bao gồm:

- Tăng độ che phủ của rừng:

Độ che phủ của rừng là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự biến đổi cấu trúc cảnh quan và sự thay đổi môi trường sinh thái, sự gia tăng độ che phủ của rừng cũng góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học của khu vực. Một trong những kết quả quan trọng của dự án là tăng diện tích rừng cho khu vực thông qua các hoạt động trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng. Để xác định được những thay đổi về độ che phủ, chúng tôi dựa vào số liệu thông kê, kiểm kê đã được công bố của của vùng dự án trước và sau khi thực hiện dự án. Kết quả thống kê ở biểu diễn biến diện tích rừng trước và sau dự án cho thấy, độ che phủ tại vùng dự án đã tăng từ 50,9% trước khi thực hiện dự án lên 62,1% trong năm 2014. Điều này cho thấy những tác động có lợi của dự án đến môi trường sinh thái trong khu vực nghiên cứu và khả năng làm tăng tính đa dạng sinh học trong tương lai.

- Tác động của dự án đến khả năng chống xói mòn đất: Với đặc điểm của vùng khí hậu mưa nắng phân mùa, lượng mưa tập trung cục bộ, dễ gây ra xói mòn, sạt lở, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của vùng dự án. Độ che phủ bề mặt là một trong

khoáng trong đất. Nếu đất có thảm thực vật che phủ thì hiện tượng xói mòn được giảm bớt so với nơi đất trống, những kiểu thảm thực bì khác nhau thì mức độ xói mòn và rửa trôi không giống nhau, thảm tươi và vật rơi rụng có vai trò rất lớn trong việc hạn chế xói mòn đất. Mỗi một nơi xét về mặt thổ nhưỡng, đất đai khác nhau thì mức độ xói mòn cũng khác nhau và địa hình cũng là một trong những yếu tố làm cho sự xói mòn diễn ra phức tạp.

3.4.3.3. Tác động về môi trường đất

Đánh giá tác động của dự án tới môi trường đất trên địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở vấn đề chống xói mòn và bảo vệ đất. Tác động của các diện tích trồng rừng mới cũng như khoanh nuôi tái sinh của dự án KfW6 đóng vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc từ đó giảm thiểu mức độ xói mòn và bảo vệ đất vùng dự án tốt hơn. Theo đánh giá chung của người dân về tác động này của dự án KfW6, kết quả cho thấy tỷ lệ người đánh giá giảm 66,7%, tỷ lệ người trả lời vẫn thế 22,2%. Tuy nhiên vẫn có 11,1% cho rằng xói mòn mạnh hơn, lý do có thể là những hộ ở xa khu vực rừng dự án nên tác động về chống xói mòn và bảo vệ đất không rõ nét. Chủ yếu các hộ có câu trả lời kém hơn là những hộ ngoài dự án. Nhìn chung tác động của dự án đối với chống xói mòn đất và xa mạc hoá đã mang hướng tích cực.

Tỉ lệ % 11,1 22,2 66,7 0,0 Tăng Vẫn thế Giảm Giảm mạnh

Biểu đồ 3.4. So sánh tỉ lệ đánh giá mức độ xói mòn

Vấn đề xói mòn đất được thể hiện qua hiện tượng bồi lấp đất trên diện tích dất canh tác của các hộ dân địa phương. Khi lượng đất đá bồi lấp giảm qua các trận mưa lớn điều đó chứng tỏ hiện tượng xói mòn đất giảm và đất được bảo vệ tốt hơn.

3.4.3.4. Tác động về môi trường nước

Tác động của dự án đối với môi trường nước được xét ở 2 lĩnh vực gồm số lượng và chất lượng nguồn nước vùng dự án.

sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân đã được đảm bảo hơn so với trước đây.

Trồng rừng đóng góp có hiệu quả trong việc làm tăng mực nước chỉ một vài năm sau khi được thiết lập, dựa trên các chứng cứ mà hai nhóm hộ gia đình đưa ra. Cả hai nhóm khẳng định mực nước ở các giếng nước hoặc dòng suối bên trong lưu vực sông thuộc khu vực trồng rừng của dự án đều gia tăng, có 16,7% số người cho rằng mực nước nhiều hơn và 77,8% nói không thay đổi.

Một số người dân được phỏng vấn cho biết sự cải thiện về lượng nước trải đều trong năm còn cho phép họ có thể thu hoạch thêm một vụ hoa màu. Nhiệt độ không khí trong mùa nóng đã giảm so với trước. Vì chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài, nên tầm quan trọng của chất lượng nước không được thể hiện rõ ràng như mực nước.

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh tỉ lệ mực nước sông suối

Tỉ lệ % 77,8 5,6 16,7 Giữ nguyên Cạn đi Nhiều hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 67 - 69)