Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 76 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.6.1. Giải pháp về chính sách

Cần tăng cường sự điều phối, phối hợp giữa các cơ quan chịu trách nhiệm về ngành lâm nghiệp, cũng như phối hợp giữa các cấp chính quyền Trung ương, tỉnh, huyện, cơ sở, tiếp tục phân cấp trong triển khai, thực hiện các chính sách. Điều này có nghĩa là, ngoài những nội dung khác, phải tiếp tục tăng cường xây dựng năng lực cho các cán bộ nhà nước và đại diện xã hội dân sự ở cấp huyện và thôn bản nhằm xây dựng một cơ chế khuyến lâm có hiệu quả.

Giải pháp triển khai đồng bộ ở các cấp cho phép cung cấp thông tin liên tục từ cơ sở đến cấp cao nhất và nhiều kết quả khác. Nhờ vậy mà các cấp hoạch định chính sách có thể đưa ra được quyết định dựa trên thực tế và những kinh nghiệm ở cấp địa phương. Các hoạt động của dự án đã góp phần tăng cường thông tin, liên lạc giữa các cấp hoạch định chính sách và những thực thi chính sách, cũng như giữa các cấp quản lý ngành, giảm mâu thuẫn, tranh chấp về những vấn đề đất đai giữa người dân địa phương và cơ quan nhà nước.

Thúc đẩy sự điều phối và hợp tác giữa các ngành: Vì phát triển rừng có liên quan chặt chẽ với việc phát triển các ngành kinh tế khác, nên cần phải thúc đẩy sự điều phối và hợp tác giữa các ngành: như ngành công nghiệp chế biến gỗ, ngành xuất khẩu gỗ, ngành sản xuất giấy… Một khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa các ngành này, thì hiệu quả mà phát triển rừng đem lại rất lớn, với tỷ trọng đóng góp vào GDP ngày càng tăng, nâng cao kim ngạch xuất khẩu lâm sản và tạo những cơ hội mới để phát triển rừng nguyên liệu công nghiệp.

Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ các cấp: Xây dựng năng lực có vai trò quan trọng đối với sự thành công dài hạn của công tác trồng rừng. Theo quan sát, hiện nay ở cấp thực địa còn thiếu các cán bộ được đào tạo đầy đủ. Cần có cơ chế đồng quản lý hiệu quả giữa các đối tác ở cấp trung ương và cấp tỉnh, với cơ cấu thực hiện được phân cấp, giúp tăng cường sự hỗ trợ và tính làm chủ ở các cấp huyện,

cộng đồng và thôn bản. Những khuyến nghị sau đây được đưa ra nhằm xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp:

- UBND tỉnh xác định rõ và phân bổ đất dành riêng cho dự án trồng rừng tương ứng nhằm giảm nguy cơ lấn chiếm;

- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, quy chế, hướng dẫn, như về phân chia lợi ích; - Phân cấp quy trình quản lý, chẳng hạn, phương thức khai thác rừng tự nhiên; - Tăng cường điều phối và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước liên quan đến lâm nghiệp;

- Lên ngân sách quản lý rừng theo cơ chế phân cấp và tại cộng đồng trong các chương trình, chính sách của trung ương và của tỉnh;

- Xử lý các vi phạm lâm nghiệp bằng biện pháp phạt lao động công ích thay vì phạt tiền;

- Tăng cường tập huấn nông dân về nông - lâm nghiệp, thành lập lâm trường, tiêu thụ sản phẩm từ rừng và các kỹ thuật bảo tồn rừng;

- Tập huấn cho nông dân về quy hoạch rừng và bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng; - Hợp tác chặt chẽ với Sở nông nghiệp tăng cường công tác khuyến lâm, nông - lâm, mở rộng tới cấp thôn bản;

- Nâng cao nhận thức và cung cấp thông tin về quản lý RCĐ, tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý rừng cộng đồng bền vững và có phân chia lợi ích rõ ràng.

Chú trọng liên kết giữa đầu tư nhà nước và tư nhân trong lâm nghiệp: Tài chính nhà nước cho ngành lâm nghiệp đang giảm dần, nhưng khu vực tư nhân đã tỏ ra quan tâm hơn đến việc dàn trải các rủi ro đầu tư bằng cách mở rộng danh mục đầu tư sang đầu tư phát triển rừng. Điều quan trọng là phải tìm ra các phương cách để khu vực tư nhân không chỉ tham gia phát triển trồng rừng, mà còn tham gia quản lý bền vững và bảo tồn rừng tự nhiên. Để làm được điều này, cần phải tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân, cải thiện môi trường đầu tư, và đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Ngoài ra, còn phải áp dụng các cách tiếp cận mang tính sáng tạo và đổi mới để kết nối đầu tư nhà nước và tư nhân trong ngành lâm nghiệp, đồng thời xây dựng các chiến lược tài chính lâm nghiệp quốc gia nhằm sử dụng đồng bộ các cơ chế tài chính nhà nước và tư nhân cho lâm nghiệp. Cụ thể như sau:

- Phân bổ đất và cơ chế về thời hạn khai thác đất rừng (khuyến khích khai thác quy mô nhỏ) là những thách thức đối với phát triển lâm trường quy mô lớn. Cần xây dựng các chiến lược mới và sửa đổi để giải quyết vấn đề này và bảo đảm để người sử

Chính phủ có chính sách hỗ trợ sự phát triển của tư nhân: Các doanh nghiệp lâm nghiệp tư nhân khó có thể cạnh tranh về đất đai và tài nguyên rừng với Doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước (DNLNNN). Thông qua quá trình cổ phần hóa DNLNNN sẽ góp phần giảm sự mất cân đối này. Để thu hút đầu tư tư nhân, ngành lâm nghiệp cần khuyến khích áp dụng phương thức phát triển thượng và hạ nguồn. Thay vì chỉ chú trọng vào trồng rừng, đầu tư vào chế biến và vận chuyển vật liệu thô cũng cần được coi như một bộ phận của phương thức “chuỗi cung ứng toàn diện”.

Người nông dân không có nhiều cơ hội để đảm bảo tín dụng cho đầu tư. Các nhà đầu tư lớn cần tạo điều kiện để nông dân và người sản xuất nhỏ tham gia vào doanh nghiệp để giảm rủi ro chung.

Ngoài ra, nên xem xét một số biện pháp đề xuất dưới đây để thu hút và hỗ trợ đầu tư tư nhân ngày càng nhiều và ngày càng hiệu quả hơn:

- Đảm bảo một môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định;

- Giảm thủ tục hành chính quan liêu khi thiết lập và vận hành một doanh nghiệp; - Cung cấp các cơ chế khuyến khích, ưu đãi, ví dụ cắt giảm thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 76 - 78)