3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 52 km về phía Tây. Huyện có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã: Bình Thành, Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hoà, Bình Tân, Bình Thuận, Tây An, Tây Vinh, Tây Bình, Tây Xuân, Tây Phú, Tây Giang, Tây Thuận, Vĩnh An và Thị trấn Phú Phong. Diện tích tự nhiên là 69.296,00 ha, chiếm 8,71 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Huyện có toạ độ địa lý:
- Từ 13o45' đến 14o07' vĩ độ Bắc. - Từ 108o45' đến 109o03' kinh độ Đông. Huyện có giới cận như sau:
+ Phía Đông giáp huyện An Nhơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. + Phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định và giáp tỉnh Gia Lai. + Phái Nam giáp huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
+ Phía Bắc giáp huyện huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Trên địa bàn huyện có các tuyến giao thông quan trọng: Quốc lộ 19, các tuyến tỉnh lộ ĐT-636 (nay là Quốc lộ 19B), ĐT-637. Với những lợi thế như trên, huyện Tây Sơn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng về kinh tế trong những năm tới, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện có.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy, địa hình Tây Sơn tương đối phức tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối lớn nhỏ trong vùng. Phần lớn địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 500 m, nơi thấp nhất là mặt sông Côn độ cao khoảng 15m so với mặt biển và nơi cao nhất là đỉnh Hòn Nóc cao 902 m. Địa hình toàn huyện như là một thung lũng hở thấp dần từ Tây sang Đông. Huyện Tây Sơn có 3 dạng địa hình chính là địa hình đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng.
- Địa hình đồi núi: Dạng địa hình này có diện tích là 25.847 ha, phân bố dọc theo hướng phía Bắc sang phía Tây chạy xuống phía Nam thuộc các xã Bình Tân, Tây Thuận, Tây Giang, Bình Tường, Tây Phú, Vĩnh An. Độ cao phổ biến từ 400 - 800 m, độ dốc trên dưới 250. Địa bàn này tập trung phần lớn là rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn cho các hệ thống hồ, đập.
- Địa hình đồi gò thấp: Diện tích là 27.125 ha, là phần chuyển tiếp giữa trung du và đồng bằng. Dạng địa hình này phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, độ cao trung bình từ 100 - 400 m, độ dốc từ 10 - 200. Hầu hết diện tích này là đất trống đồi núi trọc, phần còn lại là diện tích đất nương rẫy và một số cây trồng lâu năm như điều, bạch đàn…
- Địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc khoảng 20 - 250. Hiện trạng chủ yếu là đất rừng.
- Địa hình đồng bằng: Diện tích 17.831 ha, phân bố dọc hai bên sông Côn, rộng dần theo hương Đông Nam, là địa bàn phân bố dân cư tập trung và sản xuất nông nghiệp chính của huyện.
3.1.1.3. Khí hậu
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm là 26,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,50C, tập trung vào các tháng mùa khô, nhất là từ tháng 3 - 6 nhiệt độ có lúc lên trên 400C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 230C. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình năm là 6,90C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đếm là 6,10C. Số giờ nắng bình quân là 2.407 giờ, cường độ bức xạ lớn. Tổng tích ôn hàng năm đạt 9.2000C.
Nhìn chung, nền nhiệt độ tương đối cao, nắng nóng quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển tốt. Khung nhiệt độ nằm trong khoảng 15 - 400C chưa vượt quá mức độ giới hạn về yêu cầu sinh thái của các loại cây, con hiện có trong vùng.
* Lượng mưa
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.750 mm/năm. Lương mưa phân bố theo 2 mùa rõ rệt
+ Mùa mưa kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc là tháng 1 năm sau và lượng mưa tập trung chủ yếu vào 2 tháng 10 và 11. Vùng có lượng mưa lớn nhất là thượng nguồn hồ Thuận Ninh. Những tháng mùa mưa lượng mưa đạt từ 1.200 - 1.500 mm, chiếm 75 - 80 % lượng mưa cả năm.
+ Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, lượng mưa đạt từ 400 - 700 mm, những tháng ít mưa nhất là tháng 3, 4 và 5.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mặt khác mùa khô kéo dài, đây là hạn chế rất lớn cho sự phát triển nông nghiệp.
* Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi - Độ ẩm trung bình năm là 81,4 %.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 1.000 mm, chiếm 60 - 70 % tổng lượng mưa hàng năm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 6, 7, và 8 trung bình từ 110 - 130 mm, là các tháng có gió mùa tây Nam mạnh nhất trong năm, nền nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Các tháng có lượng bốc hơi thấp từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trung bình lượng bốc hơi dưới 61 mm.
Tây Sơn là vùng tiểu khí hậu mang tính nhiệt đới khô nóng chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu cao nguyên, với đặc trưng gió mùa Tây Nam thổi vào giai đoạn từ tháng 3 đến cuối tháng 7 (đúng vào mùa khô hạn). Nên nhiệt độ không khí, nhiệt độ đất đều khá cao nhất là vào mùa khô. Lượng bốc hơi lớn. Do vậy yêu cầu lượng nước tưới cho cây trồng thường cao. Song, trong điều kiện đảm bảo được nguồn nước tưới, thì đặc trưng này cho phép cây trồng đạt năng suất cao.
* Gió - bão - Chế độ gió
Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Hướng gió thịnh hành cũng mang đặc trưng theo từng mùa.
+ Mùa đông: Hướng gió thịnh hành thổi theo hướng Tây Bắc đến Bắc.
+ Mùa hạ: Hướng gió thình hành trong nữa đầu mùa hạ là hướng Đông đến Đông Nam và nữa cuối mùa hạ là hướng Tây đến Tây Bắc.
Tốc độ gió bình quân năm là 2,1 m/s, trung bình tháng cao nhất là 2,7 - 2,8 m/s, trung bình tháng thấp nhất là 1,5 m/s.
- Bão: Xuất hiện chủ yếu ở các tháng 9, 10 và 11, trong đó khả năng xảy ra bão tập trung vào tháng 10 là lớn nhất. Tuy nhiên hiện tượng này diễn ra tương đối phức tạp và không theo quy luật qua các năm, có năm vào những tháng 5,6 đã có bão đổ bộ trực tiếp vào khu vực nhưng có năm hiện tượng này vẫn không xảy ra.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất
Căn cứ kết quả nghiên cứu đất huyện Tây Sơn theo phương pháp của FAO UNESCO của Hội Khoa học Đất Việt Nam năm 1996 và kết quả phúc tra bản đồ, tổng hợp diện tích các loại đất trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Phân viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Trung - tháng 6 năm 2003 cho thấy đất ở Tây Sơn có 5 nhóm đất chính mang các đặc điểm và tính chất sau:
* Nhóm đất cát (Arenososl - AR)
Diện tích là 472,00 ha, chiếm 0,67 % diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ven bờ sông Côn trải dài từ các xã Tây Giang qua Bình Tường, Phú Phong, Tây Xuân, Bình Thành, Bình Nghi. Chúng tạo thành các dãi rộng hẹp khác nhau. Các bãi cát, đụn cát có màu trắng hoặc vàng trắng. Hiện diện tích này rải rác được sử dụng trồng màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Mùa mưa địa bàn này thường ngập nước nên quá trình sản xuất diễn ra không ổn định. Ngoài ra một số nơi (Bình Tường, Phú Phong…) loại đất này được khai thác để làm vật liệu xây dựng.
* Nhóm đất phù sa - P (Fluvisols - FL)
Diện tích là 8.374,00 ha, chiếm 11,83 % diện tích tự nhiên, có độ dốc 0 – 30, tầng dày từ 80 - 100 cm. Nhóm đất này được hình thành từ những sản phẩm bồi đắp của sông Côn và các sông suối nhỏ. Phần lớn hệ thống sông suối ở đây bắt nguồn từ các vùng núi phía Tây chảy qua các vùng đồi núi cấu tạo bởi đá cát hoặc granit hoặc phù sa cổ. Vì vậy, đa phần diện tích đất phù sa trên địa bàn Tây Sơn (phù sa chua và phù sa đốm gỉ) có thành phần cơ giới nhẹ, chua, độ phì thấp. Tuy nhiên, đất phù sa ở đây có nhiều thuận lợi cho sản xuất bởi được phân bố trên địa hình bằng, gần nguồn nước, dễ tưới tiêu…
Những năm qua nhờ được canh tác một cách hợp lý nên độ phì của đất ngày càng tăng. Hiện nay, diện tích này hầu như đã được sử dụng một cách triệt để cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là canh tác lúa 2, 3 vụ và cây hoa màu tập trung tại các xã Tây Xuân, Tây Phú, Bình Tường, Bình Thành, Bình Hòa, Tây Bình, Tây An, Tây Vinh, Bình Nghi..
* Nhóm đất Gley - Gl (Gleysosl - Gl)
Diện tích 661,00 ha, chiếm 0,93 % diện tích tự nhiên, nằm ở độ dốc từ 0 - 30; tầng dày 40 - 70 cm, tập trung chủ yếu ở xã Bình Hoà. Đặc trưng của đất Gley ở Tây Sơn là có hình thái phẩu diện không đồng nhất, tầng hữu cơ bán phân giải đến phân giải mạnh ở độ sâu 40 - 70 cm. Thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém. Đất có hàm lượng mùn, đạm tổng số từ trung bình đến khá. Hiện nay, đang được sử dụng trồng 2 - 3 vụ lúa cho năng suất cao và ổn định. Để sử dụng có hiệu quả hơn cần chú ý đến việc thoát nước, cày ải và có chế độ bón phân thích hợp cũng như đa dạng hoá cây trồng.
* Nhóm đất xám (Acrisosl - AC)
Diện tích 43.551 ha, chiếm 61,51 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ dốc từ 3 - 150, phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá cát, đá Macma Axit và trên trầm tích phù sa cổ. Thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ sét phân tán thấp, phần lớn dưới 5 % trong các tầng đất. Đất xám có nhược điểm là chua, nghèo dinh dưỡng, thường bị khô hạn nhưng rất có giá trị trong nông nghiệp, đặc biệt đối với Tây Sơn, do phần lớn diện tích nằm ở địa hình bằng, thoải, độ dốc dưới 150, đất thoáng khí, thoát nước, dễ canh tác và thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều cây trồng cạn (ngô, khoai, săn, lúa
cạn…) và các cây lâu năm như điều, cây ăn quả, dâu tằm, bông vải… Nhóm đất xám
trên địa bàn Tây Sơn bao gồm: Đất xám điển hình - Xh (Haplic Acrisols - Ach): Diện tích là 5.556 ha, chiếm 12,76 % diện tích đất xám; đất xám Feralit - Xf (Feralit Acrisols - Acf): Diện tích 27.900 ha, chiếm 64.06 % diện tích đất xám; đất xám Gley - Xg (Gleyic Acrisols - Acg): Diệntích 4.935 ha, chiếm 11,33 % diện tích đất xám; đất xám kết von - Xfe (Ferric Acrisols - Acfe): Diện tích 4.365 ha, chiếm 10,02 % diện tích đất xám; đất xám loang lổ - XL (Plinthin Acrisols - Acp): Diện tích 795 ha, chiếm 1,83 % diện tích đất xám.
* Đất tầng mỏng - E (Leptosols - Lp)
Diện tích 15.404 ha, chiếm 21,76 % diện tích đất tự nhiên, phần lớn diện tích đất này tập trung ở những vùng bị chia cắt, độ dốc trên 25 %, tầng dày 15 - 30 cm. Đặc điểm đất có tầng mỏng có phản ứng chua, nghèo mùn. Do độ dốc lớn, bị rữa trôi, xói mòn mạnh hàm lượng sét ở tầng đất mặt thường ít hơn hẳn so với các tầng đất sâu. Gần 50 % diện tích nhóm đất này có tầng đất mỏng nhưng nằm dưới tán rừng có độ che phủ trên 50 %, tầng đất dưới là đá mẹ hoặc đá lẫn đang phong hoá mạnh có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm kết hợp. Tuy vậy, trong quá trình khai thác sử dụng cần đầu tư cải tạo nhiều mới mang lại hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường.
Tài nguyên nước
* Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt trên địa bàn Tây Sơn khá phong phú, gồm hệ thống các sông suối, hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ. Đặc biệt hệ thống sông Kôn (là sông lớn nhất tỉnh Bình Định) chảy qua huyện chiều dài 32 km, diện tích lưu vực khoảng 2.980 km2; lưu lượng dòng chảy bình quân khoảng 62,1 m3/s (đo tại trạm Cây Muồng), với các chi lưu như sông Phú Phong, sông Đồng Sim, sông Đá Hàn, suối Đồng Tre,…
Do đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh nên mạng lưới sông suối ở Tây Sơn khá dày đặc. Hầu hết các sông suối trong vùng có lòng hẹp và dốc (trừ đoạn sông Côn chảy qua huyện dài 32 km là đoạn trung lưu, lòng sông rộng) nên mùa mưa, mực nước dâng lên nhanh dễ gây lũ lụt. Vào mùa khô các sông suối điều kiệt nước nên gây ra hạn hán. Trên địa bàn huyện có các hồ chứa nước khá lớn như đập dâng Văn Phong, hồ Thuận Ninh, hồ Thủ Thiện, hồ Hòn Gà… là nguồn nước mặt quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân nhất là mùa khô hạn. Tổng năng lực tưới theo thiết kế của các hồ nước trên địa bàn huyện là 4.400 ha.
Với sự dồi dào của nguồn tài nguyên này là một trong những thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
* Nguồn nước ngầm
Nguồn nước ngầm ở Tây Sơn tương đối dồi dào, tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên độ sâu mực nước ngầm thay đổi theo mùa và có sự chênh lệch khá lớn. Theo kết quả điều tra quan sát ở một số giếng đào của các hộ dân thì độ sâu có nước trung bình vào mùa mưa khoảng 5 - 8 m và mùa khô khoảng từ 15 - 20 m, chất lượng nước ngầm tương đối tốt. Việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên này ở Tây Sơn còn khiêm tốn, qui mô còn quá nhỏ, chỉ phục vụ cho sinh hoạt là chính, sử dụng cho công nghiệp và nông nghiệp chưa đáng kể.
Tài nguyên rừng
* Thực vật rừng
Theo số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2010 cho thấy, tổng diện tích đất lâm nghiệp của Tây Sơn là 34.369,66 ha, chiếm 49,60 % diện tích tự nhiên, trong đó:
Đất rừng sản xuất là 15.609,06 ha, chiếm 22,52 % diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên sản xuất là 3.592,09 ha; đất có rừng trồng sản xuất là 5.351,64 ha; đất rừng trồng sản xuất là 4.700,26 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 1.965,07 ha.
Đất có rừng phòng hộ là 18.760,60 ha, chiếm 27,07 % diện tích tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên phòng hộ 16.323,77 ha; đất có rừng trồng phòng hộ 2.208,00 ha; đất
Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng tại quyết định số 227/QĐ - UBND tỉnh Bình Định về việc Phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Bình Định năm 2010 như sau:
+ Đất có rừng 28.346,99 ha: - Rừng tự nhiên 20.298,40 ha - Rừng trồng 8.048,59 ha
+ Đất chưa có rừng: 8.446,10 ha: - Không tái sinh 1.830,80 ha - Tái sinh 2.289,50 ha
- Núi đá không có rừng 484,30 ha. - Đất khác trong lâm nghiệp 3.841,50 ha
Rừng tự nhiên ở Tây Sơn là rừng nhiệt đới, lá rộng, có nhiều loại gỗ quý hiếm như trắc, hương, gụ,… các loại lâm sản khác như dầu, mây,… có trữ lượng khá lớn. Ngoài ra còn một số loại dược liệu quý như quế, sa nhân, đẳng sâm,…
* Động vật rừng
Mặc dầu chưa có những điều tra cụ thể, nhưng theo kết quả một số tài liệu về điều tra tài nguyên rừng ở Bình Định cho thấy động vật rừng ở Tây Sơn tương đối đa dạng như heo rừng, nai, chồn, cheo, khỉ, thỏ,…
Thời gian gần đây, nhờ chính sách tuyên truyền, vận động, giáo dục của chính quyền địa phương cùng với việc đưa các dự án về phát triển rừng nên tốc độ tàn phá