3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
2.3.3. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin
2.3.3.1. Loại hình các thông tin về kinh tế - xã hội
Số liệu thu thập được tổng hợp theo các chủ đề, tổng hợp thành các dạng bảng theo không gian, thời gian và thể hiện trên các dạng biểu đồ, đồ thị phù hợp.
2.3.3.2. Các phương pháp phân tích và đánh giá
- Phương pháp so sánh: đánh giá những thay đổi của các điều kiện tại khu vực trước và sau khi dự án được thực hiện; đối với các bên tham gia dự án và không tham gia dự án để rút ra những kết luận về ảnh hưởng của các hoạt động đầu tư của dự án tới các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, đồng thời tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi này.
+ Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về kinh tế: đánh giá hiệu quả sử dụng đất; phát triển kinh tế toàn khu vực; biến đổi về kinh tế hộ gia đình (gồm thu nhập, cơ cấu thu nhập, mức sống…)
+ Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về xã hội: sự tham gia của người dân; sử dụng lao động của xã và hộ gia đình; nhận thức của người dân về quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; ứng dụng kiến thức bản địa kết hợp với kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất và đời sống; giảm thiểu bất bình đẳng giới, tỷ lệ hộ nghèo.
+ Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về môi trường: đánh giá khả năng phòng hộ của rừng qua đánh giá số lượng, chất lượng rừng; mức độ xói mòn và độ phì của đất; đảm bảo số lượng và chất lượng các nguồn nước; cải thiện về điều kiện khí hậu tại xã, tỷ lệ che phủ rừng.
- Phương pháp chuyên gia (phương pháp Delphy): Luận văn đã tiến hành tham vấn ý kiến trực tiếp với một số chuyên gia kinh tế, xã hội, môi trường có liên quan và tham vấn ý kiến đóng góp bằng phiếu tham vấn đối với các đối tượng hưởng lợi từ dự án.
- Dự báo xu thế diễn biến: Căn cứ vào những quy luật biến đổi và tình hình thực tế tại khu vực, kết hợp ý kiến chuyên gia có thể dự báo xu thế ảnh hưởng của dự án trong tương lai.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN