Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 72)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.5.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

Dự án KfW6 được sự viện trợ của Chính phủ Cộng hòa Liên Bang Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức. Dự án được triển khai trong giai đoạn 2005 - 2014 tại 4 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định là một trong những điểm thuộc vùng dự án. Sau 10 năm thực hiện, bên cạnh những thành công to lớn mà dự án mang lại thì quá trình triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Việc tổng kết lại những tồn tại này sẽ rất ý nghĩa đối với việc triển khai các dự án tiếp theo do KfW tài trợ cũng như các dự án ODA khác của Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trên cơ sở các văn kiện dự án, phỏng vấn các đối tượng có liên quan như: Ban quản lý dự án cấp huyện, cấp xã cũng như người dân tham gia thực hiện dự án, đề tài đã sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm

3.5.1.1. Điểm mạnh

- Dự án nhận được sự quan tâm của chính quyền các cấp, các ngành từ Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp) đến địa phương (UBND tỉnh, huyện, xã tham gia dự án) và sự chỉ đạo sâu sát của Ban quản lý dự án Trung ương, Ban quản lý dự án tỉnh, Ban quản lý dự án huyện.

- Quy chế, chính sách của Dự án cụ thể rõ ràng. Người dân tự đánh giá tiềm năng, nhu cầu sử dụng đất trong công tác quy hoạch sử dụng đất và cùng nhau xây dựng quy ước, quy chế bảo vệ rừng trong thôn bản để thực hiện. Do vậy, họ tham gia tích cực trong việc lập kế hoạch phát triển rừng, đóng góp nhiều kinh nghiệm và kiến thức cũng như quan điểm của mình về tiềm năng kinh tế xã hội, giúp cho Ban quản lý dự án các cấp triển khai các hoạt động được tốt hơn.

- Hầu hết các hướng dẫn kỹ thuật của dự án đã được xây dựng và sửa đổi, bổ sung kịp thời cho Ban quản lý dự án các cấp áp dụng, triển khai thực hiện.

- Cán bộ Ban quản lý dự án KfW6 các cấp đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do dự án tổ chức và đã nắm được các bước công việc thực hiện, khi triển khai dự án.

- Dự án thực hiện trong giai đoạn Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích người dân đầu tư phát triển Lâm nghiệp thông qua nhiều Chương trình, Dự án trên khắp cả nước, người dân làm nghề rừng được tự chủ trong việc quyết định phương thức kinh doanh rừng theo hướng kinh tế thị trường.

- Dự án KfW6 thực hiện trong điều kiện các Dự án do Cộng hòa Liên bang Đức (KfW1; KfW3; KfW4) tài trợ tại Việt Nam được triển khai từ năm 1996. Chính vì vậy, đã kế thừa được những kinh nghiệm và phương pháp làm việc từ các dự án trước với việc triển khai các công việc của các dự án KfW.

3.5.1.2. Điểm yếu

- Diện tích tham gia Dự án thực hiện chủ yếu ở xã miền núi (xã Tây Phú và xã Tây Thuận) nơi có địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, người còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và đời sống. Sự phối kết hợp với các chương trình, dự án khác còn chưa đồng bộ. Gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nền kinh tế thị trường, dẫn đến lợi ích về kinh tế và chính sách hưởng lợi từ rừng chưa cao cho nên một số nơi chưa có động lực để khuyến khích người dân cũng như các thành phần kinh tế khác tham gia.

- Dự án thực hiện trên phạm vi rộng, địa hình khó khăn đòi hỏi sự đầu tư với nguồn vốn lớn, suất đầu tư cho việc trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ cao. Tuy nhiên, nguồn kinh phí của Dự án KfW6 do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ chỉ mang tính chất hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân, trong khi kinh phí đối ứng của

- Chính sách giao đất, khoán rừng từ những năm trước đây còn nhiều bất cập, không dựa trên quy hoạch tổng thể; Giao tràn lan trong điều kiện dân không có vốn đầu tư trồng rừng, khi thực hiện Dự án còn gặp nhiều khó khăn vì không còn quỹ đất để giao cho các hộ dân tham gia Dự án.

- Trong những năm cuối dự án cán bộ Ban quản lý dự án các cấp đã bị cắt giảm, vốn đối ứng bố trí không đầy đủ và kịp thời của một số tỉnh đã gây khó khăn trong công tác triển khai các hoạt động của dự án nên công tác chỉ đạo các hoạt động ngoài hiện trường của dự án gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác đôn đốc hướng dẫn người dân chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Trong xây dựng, thiết kế dự án không có hạng mục kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Trong những năm vừa qua, trên địa bàn các tỉnh khu vực Miền trung thường xuyên xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan như: Bão lụt, nắng nóng và hạn hán kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất và kinh doanh lâm nghiệp. Năm 2011, tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định bị ảnh hưởng nặng nề của Bão số 9 và số 10 gây thiết hại cho nhiều diện tích rừng của dự án, trong đó có khu vực vùng dự án thuộc huyện Tây Sơn. Năm 2014, tình hình hạn hán và nắng nóng kéo dài trong 6 tháng đầu năm đã gây nên tình trạng cây trồng bị héo úa và chết cục bộ tại nhiều địa phương vùng Dự án KfW6. Ngoài ra tình hình khô hạn cũng là nguyên nhân dẫn đến cháy hàng chục hecta rừng tại vùng dự án.

3.5.1.3. Cơ hội

- Sau khi dự án kết thúc vào năm 2015, các hộ tham gia dự án tiếp tục có cơ hội nhận được sự hỗ trợ tiền chăm sóc, bảo vệ rừng từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh. Đặc biệt là 3 mô hình quản lý rừng cộng đồng sẽ được đầu tư kinh phí thêm 1 chu kì 5 năm nữa.

- Sự gia tăng về diện tích, chất lượng và độ che phủ của rừng tại vùng dự án sẽ là cơ hội để các hộ gia đình tham gia dự án nhận được tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Sự thành công của dự án sẽ tạo ra cơ hội cho địa phương cũng như các hộ đã tham gia dự án tiếp tục được tham gia các dự án ODA trong lâm nghiệp khác do KfW hoặc các tổ chức quốc tế khác tài trợ.

- Các hộ dân chưa được tham gia dự án sẽ có cơ hội hưởng lợi gián tiếp từ những thành quả của dự án như việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất, lựa chọn loài cây trồng rừng, nâng cao năng lực kỹ thuật cũng như hưởng lợi các giá trị từ dịch vụ môi trường rừng vùng dự án mang lại.

3.5.1.4. Thách thức

- Việc tiếp tục quản lý và phát triển 673,04 ha rừng trồng và 2.974,18 ha rừng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh vùng dự án là một thách thức rất lớn, bởi các nguyên nhân sau:

+ Phần lớn cây trồng của dự án là cây bản địa, chu kỳ kinh doanh dài nên nếu không có cơ chế hưởng lợi tốt người dân sẽ dễ chuyển đổi mục đích kinh doanh rừng.

+ Nguồn vốn tài trợ từ KfW6 đã hết, chuyển sang nguồn vốn đối ứng từ tỉnh. Tuy nhiên, việc cấp vốn đối ứng từ phía địa phương là khá chậm, nguồn vốn ít nên việc thực thi rất khó khăn.

+ Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định mấy năm gần đây thường xuyên bị khô hạn, dễ xảy ra cháy rừng nên rất cần có nguồn vốn hỗ trợ để thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy cũng như chăm sóc rừng.

+ Nhà tài trợ đã đồng ý tài trợ thêm 100.000 đồng /ha /năm trong vòng 3 năm tiếp theo đối với 364,23 ha rừng cộng đồng của thôn Phú Mỹ xã Tây Phú và 500,5 ha rừng cộng đồng thôn Tiên Thuận, Hòa Thuận xã Tây Thuận với điều kiện tỉnh cũng phải đối ứng 100.000 đồng/ ha/năm. Tuy nhiên, việc tìm nguồn ngân sách hỗ trợ từ tỉnh là không dễ dàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 69 - 72)