Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 62 - 67)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.4.2. Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội

Hầu hết các dự án phát triển đều nhằm mục tiêu cải thiện các điều kiện xã hội cũng như đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập của xã hội nói chung. Tác động về mặt xã hội của dự án thường khó đánh giá và khó định lượng. Nhưng mục tiêu này nhằm giúp nhà quản lý dự báo được các hiệu ứng của các hoạt động dự án tới con người, từ đó có chính sách thích hợp đảm bảo hạn chế được mâu thuẩn giữa lợi ích kinh tế và sự ảnh hưởng đến tâm lý, phúc lợi của cộng đồng dân cư sẽ bị tác động do triển khai dự án.

3.4.2.1. Hiệu quả giải quyết công ăn việc làm (mức độ thu hút nguồn lao động thông

qua các hoạt động của dự án)

Hiệu quả giải quyết công ăn việc làm của dự án, thể hiện thông qua mức độ thu hút nguồn lao động vào các hoạt động của dự án là một chỉ tiêu phản ánh sự tác động đối với xã hội của nghề rừng. Sự tham gia của người dân với số lượng nhiều hay ít, thể hiện tính hợp lý hay nói cách khác là mức độ phù hợp của dự án đối với điều kiện kinh tế xã hội và tự nhiên của địa phương. Số hộ gia đình tham gia dự án được thể hiện theo bảng 4.9.

Bảng 3.9. Thống kê số hộ tham gia thực hiện dự án

Số hộ Tây Phú Bình Nghi Tây Thuận Cộng

Tổng số hộ 1.537 1.335 1.337 4.209

Hộ tham gia 397 417 186 1.000

Tỷ lệ (%) 25,8 31,2 13,9 23,8

Nguồn: BQLDA huyện Tây Sơn, năm 2015

Bình quân số hộ gia đình tham gia trong các xã là 1.000 hộ/4.209 hộ; đạt 23,8%, xã Bình Nghi là xã đạt tỷ lệ cao nhất 31,2%, và xã Tây Thuận có tỷ lệ đạt 13,9%. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề khách quan về ý thức mà do điều kiện tự nhiên của vùng thôn về đất đai. Xã Tây Thuận là xã có nhiều đất lâm nghiệp, xã Tây Phú là xã có số lượng dân cư đông nhất. Do vậy, sự chênh nhau về số hộ tham gia dự án giữa các xã là do điều kiện đất đai.

3.4.2.2. Mức độ tham gia các hoạt động của dự án

Về các hoạt động khác do Dự án tổ chức cũng được người dân tham gia một cách đầy đủ và nhiệt tình. Kết quả điều tra cơ bản tại xã và báo cáo của BQLDA huyện Tây Sơn về mức độ tham gia của người dân đối với các hoạt động của dự án, được thể hiện ở Bảng 3.10

Bảng 3.10. Thống kê số hộ tham gia các hoạt động của dự án

Số hộ Tây Phú Bình Nghi Tây Thuận Cộng

Tổng số hộ 1.537 1.335 1.337 4.209 Hộ tham gia 397 417 186 1.000 Họp giới thiệu dự án 450 460 200 1.110 Quy hoạch sử dụng đất 410 425 190 1.025 Tập huấn kĩ thuật 400 400 180 980 Tham quan, học tập 300 350 170 820

Theo báo cáo của BQLDA huyện Tây Sơn khi tổ chức các buổi họp thôn, mỗi hộ gia đình thường cử ít nhất một người tới dự. Kết quả ở biểu trên cho ta thấy tỷ lệ tham gia các hoạt động của dự án rất cao, đặc biệt đối với các buổi họp thảo luận về quy hoạch, có những gia đình đi hai người. Tuy nhiên việc thống kê chỉ tính một người, dự án còn khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động của dự án. Điều này khẳng định dự án đã rất chú trọng đén bình đẳng giới trong vùng dự án.

3.4.2.3. Tác động của dự án đối với sự bình đẳng giới

Trong xã hội ngày nay, sự bình đẳng về giới ngày càng được quan tâm, nhất là tại các vùng nông thôn. Ở nông thôn, sự khác biệt về giới được thể hiện rõ nhất thông qua sự khác biệt vị trí của nam và nữ trong các quan hệ gia đình và xã hội. Sự tham gia xã hội được coi là đặc quyền của nam giới. Từ sự tham gia vào các quyết định trong gia đình đến các sinh hoạt họ tộc, đặc biệt là kế sách làm ăn, nam giới bao giờ cũng là những thành viên chính thức đại diện cho mọi thành viên trong gia đình. Nữ giới ít khi có tư cách tham gia vào các quan hệ xã hội, mặc dù trên thực tế vai trò của người phụ nữ luôn được nam giới thừa nhận là quan trọng đối với đời sống kinh tế gia đình.

Bảng 3.11. Mức độ tham gia của nữ giới đối với các công việc của dự án

TT Nội dung công việc

Mức độ tham gia theo giới (%)

Nam giới Nữ giới

1 Họp giới thiệu về dự án 70 30

2 Họp quy hoạch sử dụng đất 80 20

3 Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm

sóc rừng 60 40

4 Tham quan học tập 60 40

Nguồn: BQLDA huyện Tây Sơn, năm 2015

Phụ nữ cũng là lao động chính, họ cũng đảm đương các công việc lao động trong kế hoạch làm ăn của gia đình. Nhưng phần nào nói về tính quyết định hoặc tham gia bàn bạc về việc gì đó ngoài gia đình thì chưa hẳn được phép. Do vậy, đây còn là một hạn chế về sự bình đẳng giới. Một trong những tiêu chí hướng tới trong hoạt động của Dự án là góp phần nâng cao vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động sản xuất và đời sống. Kết quả tổng hợp số liệu ở biểu 3.11 cho thấy phụ nữ được tham gia vào hầu hết các hoạt động của Dự án, họp giới thiệu về Dự án số phụ nữ tham gia bình quân là 30 %; họp quy hoạch sử dụng đất số phụ nữ tham gia là 20%, tập huấn kỹ

thuật trồng và chăm sóc rừng số phụ nữ tham gia là 40%, tham quan học tập kinh nghiệm số phụ nữ là 40%. Ngoài ra, dự án còn khuyến khích phụ nữ đứng tên các sổ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, đặc biệt trong kế hoạch sản xuất cây con luôn ưu tiên cho người phụ nữ để lập vườn ươm.

Qua kết quả làm việc với BQL Dự án huyện Tây Sơn cho biết sự tham gia làm việc của phụ nữ trong các công việc đều tích cực hơn và chất lượng có phần cao hơn. Đây là hoạt động sản xuất thiết thực và có quy mô lớn, người phụ nữ đã có dịp nâng cao vai trò của mình trong hoạt động sản xuất và đời sống. Sự khẳng định này được chính phụ nữ và cộng đồng địa phương công nhận.

3.4.2.4. Nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật và nhận thức của người dân về công

tác phát triển rừng

Hầu hết người dân trong vùng trước khi triển khai dự án hiểu biết về kỹ thuật lâm nghiệp là rất hạn chế. Dự án thông qua nhiều hình thức để giúp người dân tham gia được nâng cao kiến thức về lâm nghiệp. Các hoạt động chủ yếu là tập huấn kỹ thuật, tham quan học tập kinh nghiệm nội huyện, cung cấp các tài liệu kỹ thuật miễn phí,... Qua kết quả điều tra tại hiện trường của dự án Đức KfW6 tại 3 xã Tây Phú, Bình Nghi và Tây Thuận kết quả tổng hợp thể hiện ở bảng 3.12.

Số người tham gia các hoạt động phổ cập của dự án tương đối lớn. Đặc biệt đối với tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thì 100% số hộ của dự án được tham gia. Để tạo điều kiện cho các hộ gia đình tham gia dự án học hỏi kinh nghiệm và nhận thức được mục đích, ý nghĩa của dự án, dự án KfW6 đã có chương trình cho tất cả các hộ gia đình tham gia dự án được đi tham quan học tập các mô hình trồng rừng trong huyện, trong đó tỷ lệ nữ giới được tham gia dao động từ 25 đến 40%. Cụ thể được thể hiện trong bảng 3.12

Bảng 3.12. Mức độ tham gia của nữ giới đối với các hoạt động của dự án

TT Hoạt động phổ cập

Tham gia DA Số hộ

tham gia Nam Nữ % nữ

tham gia

1 Tập huấn kỹ thuật trồng rừng,

KNTS, chăm sóc, bảo vệ rừng 1.000 600 400 40

2 Tập huấn PCCC rừng 200 150 50 25

- Bên cạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, việc xây dựng các mô hình quản lý rừng cộng đồng đã giúp cho người dân đoàn kết hơn trong việc cùng nhau xây dựng và quản lý diện tích rừng tự nhiên. Các tổ chức quản lý rừng ở cấp xã đã được củng cố với sự thiết lập rất thành công Ban thực thi dự án xã tại các xã dự án. Thêm vào đó, các nhóm nông dân làm nghề rừng cũng đã được thành lập tại các thôn ngay từ giai đoạn triển khai công tác QHSDĐ đã giúp tăng cường tính cộng đồng tại các thôn dự án. Sự hợp tác giữa người dân và chính quyền địa phương đã được cải thiện đáng kể từ khi có dự án thông qua các hoạt động trao đổi thông tin về tiến độ thực hiện dự án. Từ phương pháp tiếp cận lập kế hoạch có sự tham gia, các hộ dân đến nay đã tự tin hơn nhiều khi đề xuất các ý kiến cũng như nêu ra những khó khăn để cùng các cấp khắc phục. Những tác động chính sau:

- Việc thành lập các tổ bảo vệ rừng vừa tăng cường các hoạt động bảo vệ rừng một cách rất hiệu quả vừa nâng cao trách nhiệm của cộng đồng và được chính quyền địa phương đánh giá là một trong những tác động lớn nhất của hợp phần này. Sự tham gia tích cực và mạnh mẽ của cồng đồng là một tác nhân quan trọng tạo nên tính hiệu quả trong công tác tuần tra bảo vệ rừng, yếu tố mà các đơn vị bảo vệ rừng của nhà nước sẽ không thể đạt được nếu thực hiện một mình. Bảo vệ rừng hiệu quả hiển nhiên sẽ dẫn đến tăng trữ lượng rừng và giảm hiện tượng săn bắt trộm trên rừng.

- Từ thực tế cộng đồng dân cư thôn chia sẻ trách nhiệm bảo vệ rừng một cách hiệu quả với các đơn vị chức năng địa phương, khối lượng công việc của các đơn vị này đã giảm đi đáng kể từ khi dự án thiết lập các mô hình quản lý RCĐ. Các cuộc họp giao ban về hạng mục này được tổ chức thường xuyên cũng như cùng nhau tổ chức tuần tra rừng đã giúp xây dựng được mối quan hệ rất tốt và tin tưởng lẫn nhau giữa cộng đồng và chính quyền địa phương.

- Dự án KfW6 là dự án đầu tiên ở Việt Nam xây dựng và thử nghiệm thành công hoạt động điều tra rừng có sự tham của người dân theo thông tư 38/2007/TT- BNN. Hoạt động khai thác thử nghiệm được thực hiện năm 2011 ở mô hình thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú cũng đánh dấu lần đầu tiên cộng đồng được phép thực hiện sơ chế gỗ khai thác ngay trên hiện trường rừng và bán sản phẩm ra thị trường theo hình thức đấu giá rộng rãi. Những ví dụ nêu trên chứng minh việc dự án đã góp phần đáng kể để phát triển phương pháp luận về quản lý RCĐ vừa thực tế vừa khả thi cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

- Báo cáo đánh giá cuối cùng hợp phần quản lý RCĐ đã chỉ ra việc chính quyền các cấp địa phương và cộng đồng cam kết mạnh mẽ sẽ tiếp tục hỗ trợ và thực hiện quản lý các mô hình RCĐ sau khi dự án kết thúc. Sự thay đổi về quan điểm này được đánh giá là rất lớn nếu so sánh với thái độ hoài nghi của địa phương kể từ khi dự án bắt đầu giới thiệu hợp phần này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 62 - 67)