Tổng kết một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 72 - 76)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.5.2. Tổng kết một số bài học kinh nghiệm

3.5.2.1. Trong hoạt động thiết lập rừng

- Trước khi tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất, đơn vị thực hiện dự án địa phương cần làm việc và thống nhất với phòng Tài nguyên môi trường rằng diện tích đất tham gia dự án là phù hợp với kế hoạch sử dụng đất tổng thể của địa phương. Thêm vào đó, UBND huyện và xã cũng cần được thông báo sớm về hoạt động này để tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác của lãnh đạo địa phương.

- Do tình hình sinh trưởng kém và tỉ lệ chết của cây bản địa trồng trên lập địa D2 là khá cao nên hướng dẫn kỹ thuật về công tác điều tra lập địa nên được điều chỉnh. Loại lập địa D2 là tốt hơn D1 về độ dày tầng đất, lớp mùn và độ phì nhiêu nhưng vẫn là đất nghèo và khô. Thường thì diện tích đất được xác định là D2 chỉ rộng khoảng 2.500 m² và lại nằm ngay cạnh diện tích D1 lớn hơn rất nhiều nên kiến nghị ghép 2 loại lập địa này thành một là D. Thêm nữa, bỏ đi loại lập địa D2 cũng sẽ giúp giảm đầu tư khi mà chi phí cho 1 ha trồng rừng trên lập địa này là lớn nhất trong hệ thống định mức (mật độ trồng dày nhất, cần phải bón phân).

- Cơ quan Tài nguyên môi trường và UBND xã là đơn vị trực tiếp thẩm định và tham mưu cho UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình và cộng đồng tham gia dự án. Đối với hoạt động đo đạc diện tích, bài học kinh nghiệm từ

Dự án KfW6 cho thấy công tác ngoại nghiệp không nên chỉ được thực hiện bởi đơn vị tư vấn độc lập mà cần có sự hỗ trợ hoặc tham gia của đại diện cơ quan quản lý đất địa phương, ở đây là phòng Tài nguyên môi trường huyện và cán bộ địa chính cấp xã để kết quả đo đạc dễ dàng được chấp nhận. Những dự án sắp tới cần quan tâm đến sự kết hợp và cách tiếp cận này.

- Thiệt hại do cháy rừng đã gây thiệt hại cho bà con và dự án. Điều này càng chứng tỏ sự cần thiết phải thiết lập một hệ thống đường băng cản lửa rộng từ 15 – 20m cho những diện tích rừng liền kề lớn hơn 50 ha không kể diện tích đó được trồng loại cây nào. Hướng dẫn kỹ thuật có liên quan cho những dự án thiết lập rừng sắp tới cần lưu ý yếu tố này. Các đơn vị tư vấn độc lập khi thiết kế trồng rừng cũng nên có cái nhìn tổng thể trên toàn diện tích thiết lập rừng của cả thôn. Một hệ thống đường băng cản lửa được thiết kế hợp lý sẽ có thể được dùng như mạng lưới đường vận xuất để bà con dễ dàng tiếp cận được với rừng và thực hiện các công tác như trồng rừng, trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ và khai thác gỗ sau này. Diện tích cần thiết để xây dựng đường băng cản lửa không nên được tính bao gồm trong lô rừng của hộ dân để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Để tăng cường công tác PCCCR, các cấp chính quyền cần quan tâm đến việc hạn chế hoặc cấm các hình thức phát đốt thực bì xung quanh khu vưc dự án vì hiện tượng này rất khó kiểm soát và dễ cháy lan sang các lô trồng rừng của dự án. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của bà con vẫn là biện pháp cần được quan tâm không chỉ bởi các cấp địa phương mà còn là nhiệm vụ thường xuyên của đội ngũ cán bộ dự án huyện và phổ cập viên cấp xã.

- Hướng dẫn trồng làm giàu rừng nên quan tâm nhiều hơn đến kỹ thuật trồng theo đám nơi có mật độ cây tái sinh ít và tán rừng thưa, tránh trồng theo hàng một cách máy móc thậm chí là trồng ngay dưới tán cây tái sinh, điều này sẽ giúp tạo ra hệ thực bì phong phú và đồng đều trên toàn diện tích.

- Các hoạt động xen canh giữa 2 mảng Lâm - Nông vẫn đang được hộ dân thực hiện không chỉ trong vùng Dự án KfW6 mà cả ở Dự án KfW4, KfW7 nhưng lại không được giới thiệu đầy đủ trong các hướng dẫn kỹ thuật. Các dự án thiết lập rừng trong tương lai cần cung cấp cho hộ dân nhiều hơn những tài liệu phổ cập về nội dung này để tuyên truyền và hướng dẫn bà con cách tối đa hoá nguồn lợi từ rừng. Tương tự như vậy là việc giới thiệu và thiết lập thí điểm các mô hình Nông lâm kết hợp để giúp bà con tạo thu nhập trong ngắn và trung hạn đặc biệt là với nhóm hộ trồng rừng bằng cây bản địa chỉ có thể được hưởng lợi từ khai thác gỗ sau hơn 20 năm.

- Bắt đầu từ năm 2015, toàn bộ diện tích rừng dự án thiết lập sẽ được Ban QLDA trung ương bàn giao cho địa phương, theo đó trách nhiệm quản lý và bảo vệ từ đây sẽ thuộc về các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện. Ngày 12/08/2014, Thứ trưởng

dự án hoàn thành và các qui định trong công tác bàn giao và quản lý hậu dự án cho riêng Dự án KfW6 trong đó có dẫn giải đến 2 quyết định hiện đang được áp dụng trên toàn quốc: (i) Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg, do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 16/11/2010, qui định về quản lý đầu tư Lâm nghiệp và (ii) Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT do Bộ ban hành ngày 20/05/2011 hướng dẫn về khai thác gỗ và lâm sản phụ. Theo đó, các cơ quan quản lý lâm nghiệp địa phương cần đảm bảo tuân thủ các qui định này trong công tác bàn giao diện tích rừng dự án. Những diện tích Keo chỉ được cấp phép khai thác trắng với điều kiện chủ rừng phải cam kết trồng lại trong thời gian ngắn nhất để duy trì thường xuyên độ che phủ rừng, chống xói mòn đất và các tác hại khác đến môi trường sinh thái; những tập quán xử lý thực bì có hại đến môi trường như cắt và đốt không nên được chấp nhận. Tỉa thưa và trồng dưới tán để phát triển cấu trúc rừng không đồng nhất cũng sẽ là một biến pháp lâm sinh thay thế cần được quan tâm.

3.5.2.1. Trong hoạt động quản lý rừng cộng đồng

- Trách nhiệm chính trong công tác quản lý các mô hình rừng cộng đồng thuộc về nhóm nông dân chủ chốt, những người đã được dự án tập huấn đầy đủ và nhận phụ cấp hàng thàng từ khoản tiền dự án hỗ trợ. Tuy nhiên, việc đưa ra các quyết định về quản lý và hưởng lợi từ tài nguyên rừng cũng như cơ chế chia sẻ lợi ích cần được lấy ý kiến và thống nhất từ toàn thể cộng đồng thông qua các cuộc họp toàn thôn để tránh hiện tượng lợi ích của cộng đồng lại bị quyết định bởi một nhóm quyền lực trong thôn.

- Triển khai thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng đồng đã góp phần làm giảm gánh nặng công việc của các cơ quan chức năng địa phương khi mà cộng đồng đã và đang thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng một cách hiệu quả thông qua công tác tuần tra rừng thường xuyên. Thêm vào đó, các cuộc họp được tổ chức định kỳ hoặc phối hợp tuần tra rừng đã tạo nên sự hợp tác chặt chẽ và tin tưởng lần nhau giữa cộng đồng và chính quyền địa phương.

- Việc thành lập tổ bảo vệ rừng chuyên nghiệp đã phát huy hiệu quả rất tốt, bằng chứng là sự giảm đi đáng kể số lượng các vụ xâm hại rừng (ví dụ ở mô hình thôn Phú Mỹ, kể từ năm 2012 đến nay chưa phát hiện một vụ nào). Qui mô của diện tích rừng giao cho tổ bảo vệ cần tỉ lệ với tổng diện tích của mô hình để đảm bảo tính hiệu quả của công tác tuần tra bảo vệ rừng (nên chỉ khoảng 100ha).

- Kinh nghiệm thu được cho thấy để tăng cường pháp luật trong công tác bảo vệ rừng một cách hiệu quả cần có sự tham gia chủ động và tích cực của cộng đồng thôn trong công tác tuần tra, bảo vệ và không thể chỉ được đảm bảo bởi trách nhiệm của riêng đơn vị quản lý nhà nước, trong khi việc áp dụng các hình phạt đối với những người vi phạm lại chỉ do chính quyền cấp xã quyết định vì thôn bản không được thừa nhận là đơn vị hành chính tại Việt Nam. Vì mỗi bên đều không thể tự mình thực hiện

nhiệm vụ này hiệu quả nên đội ngũ cán bộ Kiểm lâm cần phải tham gia các khoá tập huấn về quản lý rừng cộng đồng trong tương lai để tăng cường năng lực cho các đơn vị quản lý nhà nước và hệ thống khuyến lâm.

- Nếu kết quả điều tra tài nguyên lần 1 là căn cứ để cấp sổ đỏ cho cộng đồng thôn đối với diện tích được giao thì kết quả điều tra lần 2 sẽ cung cấp dữ liệu cho công tác xây dựng kế hoạch bảo vệ và quản lý rừng 5 năm chu kỳ tiếp theo và nó được thực hiện nếu cộng đồng quan tâm đến hoạt động khai thác hưởng lợi.

- Việc xây dựng mô hình rừng mong muốn ở các huyện với nhiều cấp kính là rất khoa học nhưng khá phức tạp. Với những chương trình quản lý rừng cộng đồng trong tương lai mô hình này chỉ cần giới hạn ở 3 loại cấp kính được gán số hiệu nhận biết trên một huyện (rừng nghèo với trữ lượng ít hơn 100 m³/ha, rừng trung bình với trữ lượng từ 100 - 200 m³/ha, và rừng giàu với trữ lượng lớn hơn 200 m³/ha). Đơn giản hoá khái niệm mô hình rừng mong muốn sẽ giúp cộng đồng tăng khả năng tính toán hạn ngạch khai thác bền vững mỗi năm.

- Mặc dù Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT mới của Bộ đã trang bị các lựa chọn pháp lý cho cộng đồng trong việc thiết kế khai thác thay vì phải mất nhiều chi phí thuê tư vấn bên ngoài nhưng sự hỗ trợ từ các đơn vị chức năng vẫn là hết sức cần thiết để giúp cộng đồng xây dựng và hoàn thiện kế hoạch khai thác này cũng như kế hoạch hoạt động 5 năm của mô hình. Do bị giới hạn về trình độ chuyên môn trong sử dụng cấu trúc rừng mong muốn, đối tượng tham gia vào hoạt động tăng cường năng lực trong những dự án có hợp phần quản lý rừng cộng đồng sắp tới không nên chỉ giới hạn ở nhóm cán bộ dự án và cộng đồng dân cư mà cần phải bao gồm cả đội ngũ cán bộ của các đơn vị chức năng có liên quan của địa phương.

- Hướng dẫn sử dụng và quản lý quỹ phát triển rừng thôn bản thông qua hệ thống tài khoản tiền gửi là rất hiệu quả và thành công. Nhờ hoạt động nâng cao năng lực của dự án, công tác quản lý quỹ được thực hiện rất rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, việc này vẫn cần nhận được sự trợ giúp của kế toán của Ban QLDA cấp huyện.

- Cơ chế rút tiền từ tài khoản tiền gửi của cộng đồng bắt buộc phải thực hiện theo quí đã bộc lộ một số vấn đề khi dẫn đến một lượng tiền dôi dư vì không chi hết, khoản tiền này sau đó đã được hầu hết các cộng đồng gửi vào một tài khoản mới được mở tại một ngân hàng khác. Để tránh hiện tượng này xảy ra, trong tương lai qui định về rút tiền cần được xây dựng dựa trên nhucầu chi tiêu thực tế chứ không nên rút định kỳ với một khoản cố định.

- Liên quan đến tính bền vững của mô hình sau khi dự án đóng kết thúc, theo định mức chi đang áp dụng, phụ cấp trả cho Ban quản lý rừng thôn và đội bảo vệ rừng

động bền vững nếu các lô rừng có trữ lượng trung bình và giàu (trạng thái rừng là IIIa2 và cao hơn), mô hình thôn Phú Mỹ có thể khai thác trữ lượng rừng tăng hàng năm để bổ sung vào qũi hoạt động nhằm duy trì mô hình một cách bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 72 - 76)