Công tác tổ chức quản lý của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 62)

3. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn

3.3.4. Công tác tổ chức quản lý của dự án

Hoạt động giám sát và đánh giá nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý, đảm bảo cho việc thực hiện dự án đúng hướng, đạt mục tiêu đề ra. Việc giám sát đánh giá dựa trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, quy định tài chính, quy trình các hướng dẫn kỹ thuật của dự án. Hoạt động giám sát và đánh giá được thực hiện từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã và được thực hiện trên tất cả các hoạt động của dự án. Công tác giám sát đánh giá ngoài chức năng kiểm tra giám sát quá trình thực hiện của các cấp dự án, của người dân tham gia dự án, còn mang tính hỗ trợ với các bên liên quan. Việc giám sát đánh giá được tiến hành thường xuyên tại hiện trường đối với các công đoạn trong quá trình xây dựng rừng. Nội dung giám sát được xây dựng tỷ mỷ trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy trình và hướng dẫn kỹ thuật của dự án và Bộ ban hành.

- Kiểm tra nội bộ do BQLDA huyện thực hiện dưới sự giám sát của BQLDA tỉnh. - Phúc kiểm tra từ phía trong do BQLDA Trung ương tổ chức và được tiến hành: + BQLDA huyện thường xuyên giám sát quá trình ngoại nghiệp và nội nghiệp ở từng lô, từng hộ gia đình.

+ BQLDA tỉnh kiểm tra nội bộ.

+ BQLDA trung ương phúc kiểm 10% diện tích .

+ Đối với chất lượng rừng trồng và chăm sóc rừng, BQLDA huyện tiến hành nghiệm thu sau đó BQLDA tỉnh và BQLDA trung ương sẽ tiến hành phúc kiểm tra kết quả nghiệm thu đó. Qua nghiên cứu đánh giá có thể khẳng định rừng, chất lượng nghiệm thu của xã là phản ánh đúng thực tế, tức là các lô rừng trồng đều đạt tỷ lệ sống từ 90% trở lên đối với cây keo và từ 75% trở lên đối với cây bản địa, điều đó đã khẳng định được tầm quan trọng của công tác giám sát đánh giá đối với các hoạt động của dự án.

3.4. Đánh giá hiệu quả của dự án KfW6 tại huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định

3.4.1. Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế

3.4.1.1. Phân tích biến động cơ cấu đất đai trước và sau khi thực hiện dự án

Cơ cấu đất đai tổng thể vùng dự án đã được quy hoạch tuân theo định hướng phát triển tỉnh, huyện và xã, phân bổ cho từng ngành cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Dự án ngành KfW6 đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp và đã tạo nên sự biến động lớn về diện tích các loại đất trong nhóm đất lâm nghiệp. Chi tiết biến động đất đai của xã trước khi thực hiện dự án (2006) và sau khi thực hiện dự án (2014):

Theo số liệu điều tra và tổng hợp tại bảng 3.4 cho thấy: tổng diện tích đất tại khu vực dự án không có biến động trong thời kỳ thực hiện dự án. Diện tích đất lâm nghiệp chỉ có biến động nhẹ, nhưng diện tích đất có rừng che phủ tại khu vực dự án có

3.222,7 ha trước khi thực hiện dự án lên 3.905,9 ha, tăng 21,2%; diện tích đất có rừng che phủ tại xã Bình Nghi sau khi thực hiện dự án tăng 848,4 ha, tăng 63,8% so với trước đó; diện tích đất có rừng che phủ tại xã Tây Thuận sau khi thực hiện dự án tăng 253,5 ha, tăng 6,9% so với trước đó Ở xã Tây Phú và Tây Thuận phần lớn diện tích rừng tăng lên là nhờ diện tích rừng do dự án KfW6 đầu tư; còn ở xã Bình Nghi tăng do dự án KfW6 và dự án 661 đầu tư. Cùng với sự tăng lên của diện tích đất có rừng, diện tích đất trống giảm mạnh so với trước khi thực hiện dự án.

Như vậy dự án đã có những nỗ lực đáng kể trong việc hỗ trợ người dân biến một số diện tích lớn đất trống thành rừng, bảo vệ rừng tự nhiên hiện có và góp phần quy hoạch khoanh nuôi một số diện tích đất đồi núi chưa sử dụng thành rừng, góp phần cải thiện tình hình sử dụng đất của vùng dự án.

Cùng với sự tăng lên về diện tích của đất rừng, hàng loạt các ảnh hưởng tích cực khác từ rừng và các hoạt động trồng rừng sẽ làm thay đổi đời sống kinh tế xã hội và môi trường của người dân địa phương.

Diện tích đất có rừng tăng khiến độ che phủ của rừng tăng từ mức 50,9% lên 62,1%. Độ che phủ tăng góp phần bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai...

Bảng 3.4. Diễn biến tài nguyên rừng trước và sau dự án

Đơn vị tính: ha

TT Danh mục Dự án tại Tây Sơn Tây Phú Bình Nghi Tây Thuận

Trước Sau Trước Sau Trước Sau Trước Sau

Tổng diện tích (I+II+III) 16.054,6 16.054,6 5.299,1 5.299,1 3.478,5 3.478,5 7.277,00 7.277,00 I Đất nông nghiệp 11.598,7 13.225,1 4.302,4 4.818,4 1.842,2 2.699,1 5.454,12 5.707,62

1 Đất sản xuất nông nghiệp 3.419,2 3.260,5 1.079,8 912,5 512,4 520,9 1.827,08 1.827,08

a Đất trồng cây hàng năm 3.009,9 2.424,3 990,6 396,4 458,5 467,1 1.560,79 1.560,79 b Đất trồng cây hàng năm khác 2.186,9 1.936,5 686,4 437,9 251,2 249,3 1.249,34 1.249,34

c Đất trồng cây lâu năm 409,3 398,3 89,2 78,2 53,8 53,8 266,29 266,29

2 Đất lâm nghiệp 8.179,5 9.964,7 3.222,7 3.905,9 1.329,8 2.178,2 3.627,04 3.880,54

a Đất rừng sản xuất 5.548,2 3.702,2 928,3 598,3 1.329,8 907,4 3.290,04 2.196,54 b Đất rừng phòng hộ 2.631,4 2.631,4 2.294,4 2.294,4 337,00 337,00

c Đất trồng rừng dự án KfW6 0,0 3.090,3 970,5 772,9 1.347,00

- Trồng rừng mới 0,0 298,3 161,0 117,3 20,00

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 0,0 1.915,9 445,2 655,6 815,00

- Quản lí rừng cộng đồng 0,0 876,2 364,2 512,00

d Đất dự án khác 0,0 540,8 42,8 498,0

II Đất phi nông nghiệp 1.325,2 1.325,2 368,5 368,5 254,9 254,9 701,80 701,80

1 Đất ở 138,2 138,2 42,5 42,5 47,4 47,4 48,40 48,40 2 Đất chuyên dùng 571,7 571,7 189,5 189,5 92,1 92,1 290,15 290,15 3 Đất phi nông nghiệp khác 615,2 615,2 136,5 136,5 115,5 115,5 363,25 363,25

III Đất chưa sử dụng 3.130,7 1.504,3 628,2 112,3 1.381,4 524,4 1.121,08 867,58

3.4.1.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của một ha rừng đầu tư từ dự án

Bảng 3.5. Các chỉ tiêu kinh doanh rừng trồng keo lá tràm năm 2006

Năm Ct Bt Bt -Ct 1/(1+0,05)^t NPV BPV CPV 1 2814 -2813,5 0,952 -2679,542 0,000 2679,542 2 718,4 -718,4 0,907 -651,605 0,000 651,605 3 310,0 -310,0 0,864 -267,790 0,000 267,790 4 300,0 -300,0 0,823 -246,811 0,000 246,811 5 300,0 -300,0 0,784 -235,058 0,000 235,058 6 300,0 -300,0 0,746 -223,865 0,000 223,865 10 48300,0 113500,0 65200,0 0,614 40027,144 69679,154 29652,010 Tổng 53041,9 113500,0 60458,1 12,462 35722,474 69679,154 33956,680

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế bao gồm: NPV, BCR, IRR. Trong đó:

+ NPV là giá trị hiện tại thực (giá trị lợi nhuận ròng hiện tại) + BCR là tỷ lệ thu nhập trên chi phí

+ IRR là thể hiện tỷ lệ thu hồi vốn nội tại.

Rừng trồng Dự án KfW6 là loại hình rừng trồng được đầu tư trọn gói, không hoàn lại, tiền công lao động được gửi vào tài khoản ở ngân hàng, được tính lãi suất bình quân là 0,05. Do vậy, để đánh giá hiệu quả đề tài đặt giả thiết là tất cả các khoản đầu tư đều vay vốn từ ngân hàng và cũng với lãi suất như trên để tính các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.

Rừng trồng của Dự án KfW6 chủ yếu trồng theo phương thức thuần loại. Mặt khác, do hình thức quản lý về tiền gửi trong 6 năm, đối với cây Keo lá tràm, đến năm thứ 10 thì đưa vào khai thác chính.

Các khoản chi phí đầu tư trực tiếp, thu nhập được tính toán, tổng hợp. Kết quả cho thấy:

NPV = 35,722 triệu đồng BCR = BPV/CPV = 2,1 lần

Các chỉ tiêu trên phản ánh rằng, lợi nhuận ròng hiện tại thực là 35,722 triệu đồng, tỷ lệ thu nhập trên chi phí là 2,1 và tỷ lệ thu hồi vốn nội tại là 63%. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) thể hiện cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu về được từ 2,1 đồng giá trị thu nhập hiện tại.

Từ kết quả tính toán trên, bước đầu rút ra kết luận:

Đầu tư kinh doanh trồng rừng keo lá tràm thì các giá trị NPV > 0, BCR > 1 Và IRR > r. Vậy, kinh doanh rừng trồng theo Dự án KfW6 xét về mặt kinh tế là có lãi.

3.4.1.3. Nghiên cứu sự thay đổi về cơ cấu và biến động thu nhập của người dân trước và sau khi thực hiện dự án

Thu nhập của các hộ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình. Để nghiên cứu sự thay đổi về cơ cấu, biến động thu nhập của người dân trong vùng dự án trước và sau khi thực hiện dự án, đề tài đã tiến hành điều tra 90 hộ gia đình trong vùng dự án tại 3 xã Tây Phú, Bình Nghi và Tây Thuận, thu nhập của các hộ được điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp xác định tổng các nguồn thu của từng hộ trước và sau khi tham gia Dự án.

Từ kết quả điều tra cơ bản, căn cứ vào tổng thu nhập hàng năm của các hộ. Cơ cấu thu nhập bình quân của từng nhóm hộ được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau dự án

Dự án Tổng Thu nhập (triệu đồng) Trước dự án Tổng Sau dự án NN CN Khác NN CN LN Khác Tham gia 24,4 9,1 7,6 7,7 39,1 13,6 13,5 1,1 10,9 % 100,0 37,3 31,1 31,6 100,0 34,8 34,5 2,8 27,9 Không tham gia 22,7 10,0 4,9 7,8 28,6 13,2 7,4 8 % 100 44,1 21,6 34,4 100 46,2 25,9 0 28

0,0 5,0 10,0 15,0 NN CN Khác LN NN CN LN Khác Trước dự án Sau dự án S ti ền Tham gia Không tham gia

Biểu đồ 3.1. So sánh thu nhập của các hộ trước và sau khi tham gia dự án

- Trước khi tham gia dự án, tổng thu nhập của nhóm hộ được lựa chọn tham gia dự án trung bình đạt 24,4 triệu đồng/hộ/năm là cao hơn hẳn so với 22,7 triệu đồng/hộ/năm của nhóm hộ không tham gia triển khai dự án. Hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm chủ yếu trong cơ cấu thu nhập của các hộ chiếm tới 37,3%; hoạt động sản xuất chăn nuôi chiếm 31,1%; hoạt động thu nhập khác (làm thuê) chiếm 31,6% trong khi thu nhập từ lâm nghiệp là hầu như không có.

- Tuy nhiên, sau khi tham gia dự án 10 năm (2005 - 2015) cơ cấu thu nhập của các hộ có tham gia dự án đã có sự dịch chuyển đáng kể. So với trước khi tham gia dự án, thu nhập của nhóm hộ này đã tăng lên từ 24,4 triệu đồng/hộ/năm tăng lên 39,1 triệu đồng/hộ/năm, tăng 14,7 triệu đồng/hộ/năm, tương đương tăng 37,6% tổng thu nhập của hộ. So với các hộ không tham gia dự án thì thu nhập của nhóm hộ có tham gia cũng cao hơn bình quân là 10,5 triệu đồng/hộ/năm. Sự tăng thu nhập của nhóm hộ tham gia dự án chủ yếu từ hoạt động chăn nuôi đạt 13,5 triệu đồng/hộ/năm và sản xuất lâm nghiệp đạt 1,1 triệu đồng/hộ/năm cao hơn so với các hộ không tham gia dự án.

Mặc dù khoản tiền hỗ trợ từ Tài khoản tiền gửi là rất ít, khi mà khoản hỗ trợ trung bình cho mỗi hộ gia đình là khoảng 6,6 triệu đồng/ha và được rút trong 6 năm nên trung bình mỗi năm, hộ gia đình chỉ rút được 1100.000 đồng. Tuy nhiên, lợi ích kinh tế do dự án tạo ra là không thể định lượng bằng những con số đó. Những thu nhập thêm từ việc làm mới liên quan đến dự án đã góp phần tích cực cải thiện sinh kế cho các xã dự án. Bên cạnh những công lao động trồng rừng, chăm sóc rừng, sản xuất cây con và công bảo vệ ở các mô hình quản lý RCĐ. Nhiều vườn ươm phân tán dự án hỗ trợ thiết lập được quản lý và vận hành bởi nông dân. Được dự án tập huấn, sau thời gian sản xuất cây giống cho dự án, các hộ dân này đã mạnh dạn mở rộng cơ sở để sản xuất và cung cấp cây con cho nhu cầu trồng rừng của địa phương từ đó tăng cường

và tăng thu nhập từ việc bán gỗ hoặc lâm sản phụ đến nay vẫn đang ở giai đoạn tiềm năng, tuy nhiên chỉ sau khi nhận bàn giao rừng từ dự án, việc hưởng lợi từ rừng của bà con sẽ tăng đáng kể.

3.4.1.4. Nghiên cứu về chi phí của người dân trước và sau khi thực hiện dự án

Thông qua việc điều tra tổng chi phí trong năm của các hộ gia đình để xác định cơ cấu các khoản chi bình quân của từng nhóm hộ ở thời điểm trước và sau dự án, làm cơ sở đánh giá tác động của dự án đến cơ cấu kinh tế của các hộ. Kết quả phân tích chi phí cơ cấu chi phí trong các nhóm hộ trước khi có dự án và hiện tại được tổng hợp trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Cơ cấu chi phí của các nhóm hộ điều tra trước và sau dự án

Dự án Tổng Chi phí (triệu đồng) Trước dự án Tổng Sau dự án LT TP SX Khác LT TP SX Khác Tham gia 21,7 13,4 7,6 0,7 34,2 20,7 12,8 0,7 % 100,0 61,8 35,0 3,2 100,0 60,5 37,4 2,0 Không tham gia 19,7 12,4 6,3 1 25,4 15,6 8,5 1,3 % 100 62,9 32,0 5,1 100 61,4 33,5 5,1 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 LT TP SX Khác LN LT TP SX Khác Trước dự án Sau dự án S ti ền Tham gia Không tham gia

Kết quả tính toán chi phí bình quân/người/năm và cơ cấu chi phí của các nhóm ở thời điểm trước và sau dự án được tổng hợp trong bảng 3.7 và biểu đồ 3.2 cho thấy nhờ thu nhập tăng nên chi phí sau dự án của cả 2 nhóm hộ đều tăng so với trước dự án. Cơ cấu các khoản chi đã có sự thay đổi lớn, chi phí cho sinh hoạt tăng so với tổng chi phí. Chính sự biến đổi về cơ cấu thu nhập đã góp phần xác định được tác động của dự án đến cơ cấu kinh tế hộ.

Đối với các hộ tham gia dự án chi phí tăng từ 21,7 triệu đồng lên 34,2 triệu đồng. Trong đó chi phí về lương thực thực phẩm là tăng nhiều nhất từ 13,4 triệu đồng lên 20,7 triệu đồng.

Đối với các hộ không tham gia dự án chi phí tăng từ 19,7 triệu đồng lên 25,4 triệu đồng. Trong đó chi phí về lương thực thực phẩm là tăng nhiều nhất từ 12,4 triệu đồng lên 15,6 triệu đồng.

3.4.1.5. Nghiên cứu tác động của dự án trong việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất

Kết quả điều tra, phỏng vấn về cơ cấu sử dụng đất của nhóm hộ tham gia và nhón hộ không tham gia trước và sau dự án được thể hiện trong bảng 3.8

Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất của các hộ gia đình

TT Loại hình sử

dụng đất

Các hộ tham gia dự án KfW6 (ha/hộ)

Các hộ không tham gia (ha/hộ)

Trước dự án Sau dự án Trước dự án Sau dự án

1 Đất thổ cư 0,02 0,021 0,019 0,02 2 Đất nông nghiệp 0,416 0,404 0,415 0,415 3 Đất lâm nghiệp 1,963 0,131 0,447 4 Đất khác 1,087 0,015 0,316 0 0,51 1,52 2,5 Trước dự án Sau dự án Trước dự án Sau dự án Các hộ tham gia dự Các hộ không tham

D iệ n t íc h ( h a) 1 Đất thổ cư 2 Đất nông nghiệp 3 Đất lâm nghiệp 4 Đất khác

Kết quả tại bảng 3.8 cho thấy trong giai đoạn 2005 - 2014:

- Đối với nhóm các hộ tham gia dự án KfW6, sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất diễn ra rõ nhất giữa đất lâm nghiệp và đất khác. Nếu như trước khi tham gia dự án, diện tích đất khác (chủ yếu là nương rẫy đã thoái hóa) trung bình của 1 hộ gia đình là 1,087 ha thì sau khi nhận được sự hỗ trợ đầu tư của dự án, toàn bộ diện tích này đã được chuyển đổi mục đích sang đất lâm nghiệp trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Không chỉ có vậy, dự án còn phối hợp với chính quyền địa phương xúc tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện dự án kfw6 trên địa bàn huyện tây sơn, tỉnh bình định (Trang 54 - 62)