Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1.Tình hình dân số, lao động

Huyện Sơn Hà có 13 xã và một thị trấn. Trên địa bàn có 5 dân tộc khác nhau sinh sống. Chiếm tỷ lệ lớn nhất là dân tộc H’re 80,25% với 57.697 người, tiếp đến là dân tộc

Kinh chiếm 18,37% với 13.207 người, Kdong chiếm 0,63% với 448 người, Kor chiếm 0.41% với 293 người, và các dân tộc khác chiếm 0.34%. [4]

Hình 3.2. Tỷ lệ dân tộc trên địa bàn huyện Sơn Hà

Dân số toàn huyện là 71353 người, mật độ dân số 95 người/km2.

Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở xã giáp huyện đồng bằng (8.549 người), và thị trấn Di Lăng (8.475 người).

Nguồn lao động tương đối nhiều, có thể đảm bảo để huyện phát huy tiềm năng lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế phát triển sản xuất nông lâm nghiệp tại địa phương. Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng, áp dụng những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sẽ có hướng tiến triển cho những năm tiếp theo.

Tuy nhiên trong quá trình điều tra chúng ta cần phải quan tâm và giải quyết đặc điểm lao động ở khu vực này là:

 Trình độ dân trí thấp, trình độ chuyên môn tay nghề ít được đào tạo.

 Chủ yếu là lao động nông, lâm, thủy sản (16.947 hộ), lao động trong các ngành phi nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với tổng số (2.957 hộ chiếm 14,86%)

Lao động làm việc phân theo ngành qua các năm (Bảng 3.1)

TỶ LỆ DÂN TỘC Kinh H're Kor Kdong Các dân tộc khác

Bảng 3.1. Lao động làm việc phân theo ngành qua các năm

ĐVT: Người

Năm

Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 33.608 34.435 35.253 35.630 35.934

- Nông, lâm nghiệp 33.587 34.413 35.231 35.607 35.934

- Thủy sản 21 22 22 23 24

Công nghiệp và xây dựng 1.067 1.108 1.130 1.088 1.186

-Công nghiệp 962 992 1.007 1.008 1.186 -Xây dựng 105 116 123 137 1.046 Dịch vụ 3.249 3.277 3.697 3.729 3.745 - Giáo dục 1.066 1.087 1.106 1.117 1.146 - Y tế 204 206 221 224 236 - Quản lý nhà nước 540 552 864 876 889

“Nguồn: Chi cục thống kê Sơn Hà, 2013” Lao động ở huyện Sơn Hà làm việc chủ yếu tập trung vào ngành Nông, lâm nghiệp, thủy sản. Số lượng người làm việc tăng dần qua mỗi năm từ năm 2009 đển năm 2013 tăng từ 33.608 người năm 2009 đến 35.934 người năm 2013. Các ngành Công nghiệp xây dựng và dịch vụ tuy số lượng người tăng đều qua mỗi năm tuy nhiên so với ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản thì còn thấp hơn nhiều.

Hình 3.3. Lao động làm việc phân theo ngành qua các năm

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000 2009 2010 2011 2012 2013 Dịch vụ

Công nghiệp, xây dựng Nông, lâm, thủy sản

37924 38820

3.1.2.2.Tình hình sản xuất của các ngành

Nông lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của người dân nơi đây. Phần lớn sản xuất nhỏ, năng suất và thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao.

Giá trị sản xuất của 3 ngành chủ yếu: nông, lâm, thủy sản

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất của 3 ngành qua các năm (triệu đồng)

ĐVT: Triệu đồng Năm Ngành 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 336.562,4 449.585,4 553.799,3 646.692,9 724.657,3 Nông nghiệp 310.395,0 414.332,8 510.710,5 553.601,0 514.566,2 Lâm nghiệp 25.038,6 33.583,2 40.649,2 89.824,3 205.373,0 Thủy sản 1.128,8 1.669,4 2.448,6 3.267,6 4.718,1 “Nguồn: Chi cục thống kê Sơn Hà, 2013” Giá trị sản xuất của 3 ngành tăng liên tục qua các năm trong đó hiệu quả kinh tế từ hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại cho huyện là lớn nhất, tiếp theo là lâm nghiệp và thấp nhất là thủy sản. Năm 2009 giá trị sản xuất của 3 ngành là 226.562,4 triệu đồng, lần lượt qua các năm sau giá trị này vẫn tiếp tục tăng cho đến năm 2013 là 724.657,3 triệu đồng

Sản xuất nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo của huyện, nó đóng góp rất nhiều vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Các cây trồng chính: Cây lương thực; cây lấy củ, chất bột; cây rau, đậu, cây gia vị, hoa cây cảnh; cây công nghiệp và cây hang năm; cây công nghiệp lâu năm (dừa, tiêu, chè); cây lâu năm khác (cau quả, lá trầu…); cây ăn quả, sản phẩm phụ trồng trọt. Dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, HĐND, UBND, với sự hỗ trợ của các cán bộ, nhân dân các dân tộc trong huyện năm 2013 diện tích cây lương thực tiếp tục phát triển đúng hướng, đã khai thác được tiềm năng và lợi thế sản xuất lương thực miền núi, thực hiện thâm canh tăng vụ có hiệu quả, diện tích lúa cả năm có phần giảm song năng suất lúa vẫn không giảm và tăng nhẹ qua các năm, giảm mạnh diện tích lúa mùa cho đến thời điểm hiện tại lúa mùa không còn sản xuất ở huyện.

Diện tích lúa cả năm cho đến năm 2013 là 5640 ha giảm so với năm 2009 là 31,5 ha, năng suất lúa cả năm đạt 43 tạ/ha năm 2013, tăng 4,6 tạ/ha. [4]

 Lúa đông xuân: Tổng diện tích gieo cấy 2863,5 ha, năng suất bình quân đạt 42,6 tạ/ha, sản lượng đạt 12197,9 tấn. So với năm 2009 tăng 1037,4 tấn.

 Lúa hè thu: Tổng diện tích gieo cấy 2776,5 ha, năng suất bình quân đạt 43,5 tạ/ha, sản lượng đạt 12074,3 tấn. So với năm 2009 tăng 1483,7 tấn.

Cây ngô: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 159,9 ha, năng suất bình quân chung đạt 26,6 tạ/ha, sản lượng đạt 425 tấn. So với năm 2009 tăng 10,5 tấn.

Khoai lang: Tổng diện tích trồng cả năm 18,6 ha, năng suất bình quân chung đạt 38,1 tạ/ha, sản lượng đạt 70,8 tấn ổn định so với năm 2009 (70,7 tấn).

Cây sắn: Tổng diện tích trồng cả năm 5364,2 ha, năng suất bình quân chung đạt 151 tạ/ha, sản lượng đạt 81023,6 tấn. So với năm 2009 tăng 5127,7 tấn.

Cây mía: Tổng diện tích trồng cả năm 661,5 ha, năng suất bình quân chung đạt 495,2 tạ/ha, sản lượng đạt 32756,2 tấn. So với năm 2009 giảm 16242,3 tấn.

Cây vừng: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 8,2 ha, năng suất bình quân chung đạt 2,4 tạ/ha, sản lượng đạt 2 tấn. So với năm 2009 tăng 0,3 tấn.

Cây lạc: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 227,9 ha, năng suất bình quân chung đạt 17,5 tạ/ha, sản lượng đạt 399,1 tấn. So với năm 2009 giảm 96,3 tấn.

Đậu các loại: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 84,3 ha, năng suất bình quân chung đạt 7,6 tạ/ha, sản lượng đạt 64,1 tấn. So với năm 2009 giảm 9,3 tấn.

Rau các loại: Tổng diện tích gieo trồng cả năm 196,4 ha, năng suất bình quân chung đạt 73 tạ/ha, sản lượng đạt 1434,1 tấn. So với năm 2009 giảm 51,7 tấn.

Tổng hợp diện tích và năng suất các loại cây trồng nông nghiệp thể hiện ở bảng 3.3 (hình 3.4) và bảng 3.4 (hình 3.5)

Bảng 3.3. Diện tích các loài cây nông nghiệp

ĐVT: ha Loài cây 2009 2010 2011 2012 2013 Lúa 5.671,5 5.600,1 5.618,5 5.635,4 5.640,0 Ngô 180,2 165,5 168,4 169,6 159,9 Khoai lang 19,7 19,9 19,4 19,8 18,6 Sắn 5.076,0 5.052,0 5.382,0 5.477,0 5.364,2 Mía 1.078,0 1.047,0 1.033,0 1.024,0 661.5 Vừng 8,3 8,3 8,7 9,0 8,2 Lạc 295,3 279,7 273,0 265,8 227,9 Đậu các loại 102,8 88,3 84,4 86,3 84,3 Rau các loại 196,3 177,3 178,4 182,7 196,4

Bảng 3.4. Năng suất các loài cây nông nghiệp ĐVT: tạ/ha Loài cây 2009 2010 2011 2012 2013 Lúa 38,4 40,1 39,8 41,8150 43,0 Ngô 23,0 23,9 24,8 26,0 26,6 Khoai lang 35,9 36,1 36,2 37,2 38,1 Sắn 149,5 149,5 149,6 150,0 151,0 Mía 454,5 457,4 479,2 481,5 495,2 Vừng 2,0 2,0 2,1 2,2 2,4 Lạc 16,8 17,1 17,2 17,2 17,5 Đậu các loại 7,2 7,4 7,4 7,7 7,6 Rau các loại 75,7 73,5 75,2 82,7 73,0

“Nguồn: Chi cục thống kê Sơn Hà, 2013”

Hình 3.4. Diện tích các loài cây nông nghiệp

Lúa Ngô Khoai langSắn MíaVừng Lạc Đậu các loại Rau các loại 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2009 2010 2011 2012 2013 Lúa Ngô Khoai lang Sắn Mía Vừng Lạc Đậu các loại Rau các loại

Hình 3.5. Năng suất các loài cây nông nghiệp

Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu là các hộ gia đình với quy mô nhỏ, giống địa phương, gia súc như trâu, bò, lợn, dê và gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng để cung cấp thực phẩm cho gia đình và trong vùng. Chưa có một quy mô nào chăn nuôi theo hướng kinh doanh. Thực tế hiện nay, do nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên sản xuất nhỏ chỉ tập trung ở các hộ gia đình sẽ không cung cấp đủ cho thị trường. Vì vậy, huyện đã có một số chủ trương phát triển chăn nuôi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật ở tất cả các khâu, từ công tác giống đến cải tiến chuồng trại, nuôi dưỡng và phòng bệnh. Cụ thể, dự án “Hỗ trợ cải tạo giống và cải tiến kỹ thuật chăn nuôi trâu cho đồng bào dân tộc H’rê ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi”, thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015 bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế cho toàn huyện.

LúaNgô Khoai langSắn MíaVừng Lạc Đậu các loại Rau các loại 0 100 200 300 400 500 2009 2010 2011 2012 2013 Lúa Ngô Khoai lang Sắn Mía Vừng Lạc Đậu các loại Rau các loại

Diễn biến tình hình gia súc, gia cầm được thể hiện ở bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5. Diễn biến tình hình gia súc, gia cầm ở huyện Sơn Hà

Đơn vị tính 2009 2010 2011 2012 2013 Trâu Con 11.827 12.498 12.706 12.807 12.681 Con 24.183 25.536 26.358 27.864 25.307 Lợn Con 34.427 36.144 36.582 40.026 36.852 Con 443 421 427 434 362 Nghìn con 128 133,89 136,93 142,9 142,29 Vịt Nghìn con 12,12 12,82 12,83 12,9 8,38 Ngan, ngỗng Nghìn con 4,31 4,56 4,85 5 4,52 “Nguồn: Chi cục thống kê Sơn Hà, 2013” Qua bảng trên cho thấy, tình hình nuôi trâu ở huyện Sơn Hà luôn có sự chuyển biến qua các năm nhưng không mạnh. Năm 2009, trâu ở huyện Sơn Hà là 11.827 con, năm 2010 giảm còn 12.498 con, sau đó bắt đầu tăng nhẹ đến năm 2011 (12706 con), năm 2012 đạt 12.807 con nhưng giảm ở năm 2013 còn 12681 con.

Tình hình nuôi bò ở huyện Sơn Hà, có chuyển biến tương tự như nuôi trâu, năm 2009 có 24.183 con tăng đến năm 2010 là 25.536 con, năm 2011 số lượng bò giảm còn 26.538 con, sau đó lại tăng ở năm 2012 là 27.864 con và cho đến năm 2013 giảm còn 25.307 con.

Tình hình nuôi lợn ở huyện Sơn Hà cũng bất ổn định. Năm 2009 số lượng lợn có 34.427 con, tăng qua các năm 2010, 2011 và 2012 là 36.144 con, 36.582 con, và 40.026 con nhưng sau đó giảm còn 36.852 con vào năm 2013.

Số lượng dê trên địa bàn huyện Sơn Hà giảm nhẹ qua các năm từ năm 2009 đến năm 2013. Cụ thể là, năm 2009 số lượng dê là 443 con, năm 2010 giảm 22 con còn 421 con, số lượng dê toàn huyện năm 2011 tăng 6 con, cho đến năm 2013 giảm còn 362 con.

Tổng số đàn gà tăng nhẹ qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012. Năm 2009 tổng số đàn gà là 128 nghìn con tăng dần qua các năm đến năm 2012 là 142,9 nghìn con, sau đó giảm một lượng không đáng kể ở năm 2013 cồn 142,29 nghìn con.

Tổng số đàn vịt tại huyện Sơn Hà vào năm 2009 là 12,12 nghìn con, tăng đến năm 2012 là 12,9 nghìn con, sau đó lại giảm chỉ còn 8,38 nghìn con vào năm 2013.

Tổng số đàn ngan, ngỗng tại huyện Sơn Hà vào năm 2009 là 4,31 nghìn con tăng dần đến năm 2012 là 5 nghìn con, sau đó giảm còn 4,52 nghìn con vào năm 2013.

Có thể thấy rằng, tình hình chăn nuôi ở huyện Sơn Hà có những biến đổi thất thường. Hầu hết số lượng gia súc, gia cầm năm 2013 giảm so với những năm trước.

Hình 3.6. Diễn biến tình hình gia súc gia cầm ở huyện Sơn Hà qua các năm

Sản xuất lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp hiện nay là 46.249,6 ha chiếm 61,51% diện tích tự nhiên toàn huyện. Ngoài diện tích rừng tự nhiên đã được khoán bảo vệ, chăm sóc hàng năm. Công tác trồng rừng và bảo vệ rừng được quan tâm trong những năm gần đây. Diện tích rừng trồng chủ yếu các cây keo, bạch đàn, … Keo hiện nay chiếm diện tích khá lớn thông qua các chương trình của nhà nước như 327, 661.

Thủy sản

Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của huyện quá nhỏ bé, sản lượng và giá trị sản phẩm không đáng kể, chủ yếu chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nội vùng. Sản lượng thủy sản được thống kê ở bảng 3.6 sau.

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2009 2010 2011 2012 2013 Ngang, ngỗng Vịt Gà Dê Lợn Bò Trâu

Bảng 3.6. Sản lượng thủy sản ở huyện Sơn Hà qua các năm 2009 2010 2011 2012 2013 Sản lượng thủy sản (tấn) 30,2 31,0 40,0 42,9 43,7 A.Sản lượng khai thác (tấn) 17,8 18,2 23,7 24,6 25,1 - Cá 17,8 18,2 23,7 24,6 25,1 - Thủy sản khác - - - - - B. Sản lượng nuôi trồng (tấn) 12,4 12,8 16,3 18,3 18,6 - Cá 12,4 12,8 16,3 18,3 18,6 - Thủy sản khác - - - - -

C. Diện tích nuôi trồng (ha) 8,2 9,5 12,5 14,7 14,7

Trong đó: nuôi cá 8,2 9,5 12,5 14,7 14,7

“Nguồn: Chi cục thống kê Sơn Hà, 2013” Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Xây dựng

Trong những năm qua, ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Xây dựng đã có sự phát triển đáng kể. Hầu hết các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đều nhỏ bé và tập trung ở các thị trấn, trung tâm huyện lỵ và các trung tâm cụm xã. Tuy nhiên, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của vùng. Sản phẩm công nghiệp cá thể chủ yếu là: Đá xây dựng các loại, cát sỏi các loại, gạch nung, ngói, gạch lát nền, xay xát, cồn tinh chế, bánh kẹo các loại, rượu trắng, tinh bột mỳ, điện sản xuất, quần áo, giày dép, sản phẩm đồ gỗ gia dụng.

Thương mại - Dịch vụ và Du lịch

Những sản phẩm hàng hóa của vùng trao đổi với bên ngoài chủ yếu là gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ, cây mía, và một số lâm sản khác. Còn các sản phẩm nhập vào trong vùng là nguyên vật liệu xây dựng, nhiên liệu, phân bón, lương thực và đồ dùng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ tính đến năm 2013 là 1509 cơ sở tăng 527 cơ sở so với năm 2009. [4]

Về dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá, ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Các hoạt động dịch vụ vận tải, ngân hàng phát triển, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, vận tải trong vùng chủ yếu là đường bộ, phương tiện chính là xe ô tô và chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong vùng.

Du lịch trên địa bàn chưa được đầu tư phát triển, cơ sở hạ tầng còn quá khó khăn, khâu dịch vụ chưa phát triển.

Thực trạng về xã hội và an ninh quốc phòng

Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho đồng bào dân tộc trong vùng từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường. Các chương trình y tế đều đạt kế hoạch đề ra, góp phần hạ thấp tỷ lệ các bệnh như sốt rét, bướu cổ...Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trong vùng còn cao. Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu.

Việc xây dựng đời sống văn hóa, nhất là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và các chính sách phát triển văn hóa của nhà nước trong vùng tiếp tục được chú trọng thực hiện.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được các cấp, các ngành quan tâm, hiện nay tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)