3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.5. Đánh giá tiềm năng chung sản xuất đất nông lâm nghiệp tại huyện Sơn Hà
Toàn bộ 7 nhân tố/tiêu chí đặc trưng được nhóm thành 4 nhân tố chính dựa trên cơ sở mối quan hệ của chúng với phân tích tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp đất bao gồm i) nhân tố khí hậu (KH) : lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm; ii) Nhân tố đất (DAT) : loại đất và thành phần cơ giới; iii) nhân tố địa hình (DH): độ dốc và đai cao; iv) nhân tố thực bì che phủ (TB) : có thực vật và không có thực vật. Điểm tiềm cho mỗi chỉ tiêu của mỗi nhân tố được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu của sản xuất nông lâm nghiệp. Điểm tiềm năng sản xuất được lựa chọn có giá trị từ 1 (tiềm năng rất thấp) đến 4 (tiềm năng cao). Đánh giá tiềm năng chung cho sản xuất Nông nghiệp được xây dựng dựa trên cơ sở các lớp nhân tố được tích hợp từng bước trong GIS theo tỷ lệ chồng lớp theo phương trình đã được thành lập như sau:
SI = 25 % * KH + 35 % *DAT + 25 % *DH + 15 % *TB
Kết quả chồng các lớp dữ liệu ảnh hưởng là bản đồ đến tiềm năng sản xuất đất với các giá trị chỉ số tiềm năng khác nhau cho mỗi pixel. Thực chất các bản đồ này nó chưa thể hiện đặc trưng cho tiềm năng sản xuất đất . Để thiết lập bản đồ tiềm năng chung cho các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp, nghiên cứu đã tiến hành phân loại lại chỉ số tiềm năng (SI) thành 4 hạng tiềm năng: tiềm năng cao, tiềm năng trung bình, tiềm năng thấp và tiềm năng rất thấp tương ứng với ngưỡng giá trị ≥ 3,5 ; 2,5-3,5; 1,5-2,5 và < 1,5 (bảng 3.15)
Bảng 3.15. Mô tả về phân hạng tiềm năng chung cho các loại hình sản xuất nông lâm nghiệp tại huyện Sơn Hà.
Chỉ số tiềm năng SI Phân hạng tiềm năng Mô tả
≥3.5 Tiềm năng cao
Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện các biện pháp canh tác khác
2.5-3.5 Tiềm năng trung bình
Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất
1.5-3.5 Tiềm năng thấp
Đất có hạn chế đáng kể làm suy giảm mạnh năng suất và tăng chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế giảm sút đáng kể
<1.5 Tiềm năng rất thấp
Đất có hạn chế lớn trong điều kiện kỹ thuật và cho phí hiện tại sử dụng đất sẽ không có hiệu quả. Tuy nhiên, trong tương lai các điều kiện kỹ thuật, đầu tư thay đổi các kiểu sử dụng đất có thể thích hợp ở mức độ nào đó đối với cây trồng.
Sử dụng công cụ Field Calculator để tính toán diện tích, rồi sau đó sử dụng công cụ Summarize để thống kê diện tích cho từng cấp phân hạng năng suất tiềm năng. Diện tích và vị trí các phân hạng tiềm năng chung sản xuất nông lâm nghiệp trên toàn bộ huyện Sơn Hà được thể hiện ở bảng 3.16 và hình 3.15.
Bảng 3.16. Phân hạng tiềm năng sử dụng đất ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
TT Phân hạng tiềm năng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Tiềm năng cao 24391 32,44
2 Tiềm năng trung bình 11665,39 15,51
3 Tiềm năng thấp 14441,46 19,21
4 Tiềm năng rất thấp 939,79 1,25
5 Đất khác 23754,86 31.59
Tổng 75192,5 100.0
Qua bảng trên kết quả cho thấy, khu vực nghiên cứu có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tiềm năng cao chiếm tỷ lệ cao nhất (32,44%), tiềm năng rất thấp chiếm diện tích nhỏ nhất 939,79 ha (1,25%). Do đó, cần
đánh giá thích nghi đất đai cho từng loại hình sản xuất nông lâm nghiệp để từ đó đề xuất loài cây trồng cũng như định hướng sử dụng đất hợp lý cho toàn huyện.
Hình 3.15. Bản đồ phân hạng tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp
tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có các mức tiềm năng từ tiềm năng thấp đến tiềm năng cao. Tiềm năng rất thấp chiếm diện tích khá nhỏ trên bản đồ. Tiềm năng cao phân bố hầu hết ở các xã trong toàn huyện, gồm Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Linh, Sơn Giang, phân bố rải rác ở các xã Sơn Bao, TT Di Lăng, Sơn Hạ, Sơn Thành, Sơn Nham.