Xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 84)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.5.2. xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Trên cơ sở phân tích và thành lập bản đồ thảm thực vật, bản đồ tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp và bản đồ thích hợp đất cho từng loại hình sử dụng đất, tác giả đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng như sau:

Nguyên tắc lựa chọn lựa chọn loại hình sử dụng nông nghiệp

- Các cây trồng được lựa chọn thuộc 2 loại hình sử dụng nông nghiệp: cây hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

- Các loại cây này đã được trồng ở tỉnh Quảng Ngãi, có giá trị kinh tế cao, khả năng cải tạo, bảo vệ đất và bảo vệ môi trường tốt.

- Căn cứ vào hiện trạng, quy hoạch và tập quán sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi để lựa chọn các loại cây trồng cho phù hợp. Những cây trồng được chọn phải là những cây chủ lực hiện nay trong ngành nông nghiệp của tỉnh, có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Cây lúa

Đây là cây lương thực chính của huyện, tuy vậy vẫn còn nhiều diện tích lúa phát triển trên đất không thích hợp. Hơn nữa, do vấn đề năng suất và giá cả thị trường nên việc trồng lúa hiện nay không hiệu quả bằng các loại cây trồng khác. Vì vậy, diện tích đất lúa không nên mở rộng thêm, chỉ nên dừng lại ở mức 5640 ha để vừa đủ đảm bảo lương thực tại chỗ. Cần thúc đẩy việc chuyển diện tích lúa 1 vụ và những chân ruộng cao không thích hợp sang trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Với diện tích trồng lúa còn lại này, cần tiến hành thâm canh và đầu tư theo chiều sâu để tăng năng suất, sản lượng, cần chú trọng khâu chọn giống và bố trí mùa vụ hợp lý.

Đối với hoa màu và cây CNNN

+ Rau màu và khoai các loại: phát triển tương đối đồng đều ở khắp các xã trong huyện, chủ yếu là khu vực phía Đông và Đông Bắc. Hình thành những vùng chuyên canh rau sạch chất lượng cao ở các xã Sơn Hạ, Sơn Linh là các xã giáp ranh với đồng bằng, dễ dàng trong quá trình vận chuyển cung cấp cho các huyện lân cận như huyện Sơn Tịnh; đồng thời hình thành vùng rau sạch tại thị trấn Di Lăng vì mật độ dân số ở đây tương đối đông, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho người dân. Phân bổ hợp lý tỉ lệ giữa rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ…

+ Các loại cây: ngô, lạc, khoai lang, sắn… mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên nên cần phát triển và mở rộng diện tích. Tuy nhiên, phải chú ý khâu quy hoạch thành các vùng chuyên canh và đầu tư theo chiều sâu để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nữa. Cần chuyển đất trồng đậu các loại không hiệu quả sang trồng cây công nghiệp ngắn ngày khác. Riêng cây sắn, xét trên góc độ bền vững môi trường, đây là cây không nên khuyến khích vì dễ gây hôi thối trong quá trình vận chuyển, tuy thị trường tiêu thụ sắn đang được ưa chuộng song giá cả không ổn định, cần giảm diện tích. Cần có kế hoạch thay thế dần.

Để tạo cơ sở phát triển ngành chăn nuôi, cần dành diện tích đầu tư cho việc trồng cây thức ăn gia súc. Thực tế hiện nay chỉ ở khu vực nông trường, trang trại mới dành một phần đất trồng cỏ chăn nuôi, các hộ kinh tế gia đình chỉ mới phát triển tự phát, nhỏ lẻ. Cần nhân giống và sản xuất đại trà các giống cỏ voi, cỏ sữa, cỏ sả…(đã thích nghi qua thực tế). Nghiên cứu nhập nội các giống mới năng suất cao.

Đối với cây CNDN và cây ăn quả

Một số loại cây có giá trị kinh tế cao, thích hợp với vùng như: dừa, chè, cau quả, đào lộn hột (điều), cao su, hồ tiêu cần quy hoạch thành các vùng chuyên canh để có điều kiện đầu tư tốt hơn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá. Việc phát triển các loại cây trồng này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa có chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong thực tế nhóm cây trồng này còn rất yếu, phân tán, chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá. Việc đưa các cây CNDN và cây ăn quả mới vào trồng ở địa bàn huyện cần nghiên cứu kỹ điều kiện sinh thái. Cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả có giá trị theo định hướng.

Lâm nghiệp

Nguyên tắc lựa chọn lựa chọn loại hình sử dụng lâm nghiệp [8]

Đối với loài cây trồng rừng sản xuất:

- Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp.

- Có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng gây trồng. - Có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước.

- Nhanh đưa lại hiệu quả kinh tế. - Dễ gây trồng.

- Không ảnh hưởng đến môi trường

Đối với loài cây trồng rừng phòng hộ

Huyện Sơn Hà là một huyện miền núi nên rừng phòng hộ ở đây rừng phòng hộ đầu nguồn là chủ yếu. Nguyên tắc lựa chọn loại rừng phòng hộ đầu nguồn như sau:

+ Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đầu nguồn và dễ tạo thành rừng phòng hộ.

+ Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh. + Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với mục đích phòng hộ.

+ Có thể chịu đựng được điều kiện khô hạn, sống được nơi có độ dốc lớn, địa hình cao và phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc vùng núi đá.

+ Đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ.

+ Không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

+ Bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Ngăn chặn tuyệt đối việc phá rừng làm rẫy, chỉ khai thác rừng sản xuất khi đã đến tuổi.

+ Tích cực trồng rừng trên diện tích đồi núi trọc và cả những diện tích trồng các loại cây khác không hiệu quả. Đối với rừng trồng sản xuất nên chọn các loại cây như: keo tai tượng, keo lá tràm… vì các loại cây này có khả năng phát triển rất nhanh vừa làm tốt đất, hiệu quả môi trường cao. Cần khuyến cáo nông dân không nên trồng cây bạch đàn vì không có lợi cho môi trường về lâu dài.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)