3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4.1. Các lớp bản đồ thành phần
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng việc lựa chọn sự thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp. Nghiên cứu đã lựa chọn các tiêu chí dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Yêu cầu về nhu cầu sinh thái của từng loại hình sử dụng đất.
- Phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. - Mang tính kiên quyết và bao trùm lên các nhân tố/ tiêu chí khác.
phụ đã được lựa chọn, bao gồm: Các lớp bản đồ thuộc tính đất (dạng đất, thành phần cơ giới và độ chua đất), địa hình (độ dốc, đai cao và hướng phơi địa hình) và các lớp bản đồ khí hậu (nhiệt độ và lượng mưa).
3.4.1.1. Nhân tố thuộc tính đất
Đất có vai trò chính trong sự hình thành và phát triển thực vật gồm ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp.
Dạng đất: Thể hiện đặc tính của từng loại đất khác nhau. Mỗi một loại đất phù hợp với loại cây trồng nhất định.
Hình 3.16. Bản đồ tiêu chí dạng đất
Thành phần cơ giới: Các hạt dinh dưỡng đất có kích thước khác nhau và cấu trúc đất là những hạt đất nằm ở các tầng đất khác nhau sẽ là những nhân tố quyết định đến tính chất vật lý của đất (hình 3.11).
Độ chua: Giá trị Ph thể hiện mức độ độ chua của đất. Mỗi loại đất có độ chua khác nhau, cần đề xuất loài cây trồng thích nghi với các khoảng pH của đất.
Hình 3.17. Bản đồ tiêu chí độ chua đất 3.4.1.2. Nhân tố địa hình
Độ cao (hình 3.12) Độ dốc (hình 3.13)
Hướng phơi địa hình: Ở các hướng phơi khác nhau sẽ thu nhận được nguồn năng lượng, lượng ánh sáng, nhiệt lượng,… khác nhau. Do đó, sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng và sản lượng rừng.
3.4.1.3. Nhân tố khí hậu
Lượng mưa trung bình hàng năm (hình 3.8) Nhiệt độ trung bình hàng năm (hình 3.9)