Đánh giá sự thích hợp đất cho từng loại hình sử dụng đất tại huyện Sơn Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 78)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.2. Đánh giá sự thích hợp đất cho từng loại hình sử dụng đất tại huyện Sơn Hà

Đánh giá sự thích hợp sản xuất cho các loại hình sử dụng đất cơ sở phân tích các lớp dữ liệu nhân tố thuộc tính đất (dạng đất, thành phần cơ giới và độ chua), địa hình (độ dốc và đai cao) và khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm) ảnh hưởng đến sự thích hợp sản xuất đất nông lâm nghiệp. Lớp bản đồ đai cao, độ dốc và hướng phơi của địa hình được xây dựng từ mô hình số độ cao (DEM) thông qua mô hình TIN bằng phần mềm 3D Analyst và Spatial Analyst. Các lớp dữ liệu về thuộc tính đất được thiết lập từ bản đồ đất kết hợp với ô mẫu điều tra đất trên thực địa và các lớp dữ liệu về khí hậu thiết lập từ bản đồ bản đồ khí hậu kết hợp với số liệu ghi nhận từ trạm khí tượng thủy văn trong vòng 10 năm gần đây. Các lớp dữ liệu nhân tố sau khi đã được phân hạng phù hợp, điểm tương ứng với sự thích nghi đất sản xuất Nông lâm nghiệp của từng chỉ tiêu và xác định trọng số của các nhân tố. Điểm thích nghi đất cho từng loại hình sản xuất Nông lâm nghiệp được lựa chọn theo phương pháp của Saaty có giá trị từ 2 (không phù hợp) đến 8 (phù hợp cao). Để xác định trọng số cho từng nhân tố / tiêu chí chính và phụ , nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP : Theo phương pháp này thì mỗi một nhân tố lựa chọn được so sánh cặp đôi với các nhân tố khác để xác định trọng số của mỗi nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất cho mỗi loại hình sử dụng, tổng trọng số của các nhân tố có giá trị bằng 1, nhân tố có có giá trị trọng số lớn hơn sẽ giữ vai trò quyết định cao hơn (bảng 3.17)

Bảng 3.17. Trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến sự thích hợp đất

sản xuất nông lâm nghiệp

TT Nhân tố chính Trọng số nhân tố chính (W1) Nhân tố phụ Trọng số nhân tố phụ (W2) Trọng số chung (Wj=W1xW2) 1 Thuộc tính đất 0,5631 Dạng đất 0,5980 0,3367 Thành phần cơ giới 0,2280 0,1284 Độ chua đất 0,1740 0,0980 2 Địa hình 0,2675 Độ cao 0,4060 0,1086 Độ dốc 0,3210 0,0859 Hướng dốc 0,2730 0,0730

3 Khí hậu 0,1694 Lượng mưa trung bình 0,6250 0,1059 Nhiệt độ trung bình 0,3750 0,0635

Kết quả đánh giá mức độ chấp thuận cho thấy chỉ số “xung khắc” đạt được khoảng 0,29 %. Với giá trị này có thể khẳng định kết quả xác định các trọng số cả các nhân tố lựa chọn đảm bảo độ tin cậy, có thể ứng dụng để đánh giá sự thích hợp cho các loại hình lựa chọn. Sau khi trọng số các nhân tố được chấp nhận, các lớp dữ liệu nhân tố được tích hợp từng bước trong phần mềm ArView GIS 3.3 trên dữ liệu raster theo phương trình:

SI = 0,3367 *A+ 0,1284*B + 0,0980*C+ 0,1086*D + 0,0859* E + 0,0730*G + 0,1059*F+ 0,0635*H

Trong đó: SI: Chỉ số thích hợp cho loại hình sử dụng đất nông lâm nghiệp

A: Dạng đất B:Thành phần cơ giới C:Độ chua đất D: Độ cao

E: Độ dốc G: Hướng dốc F:Lượng mưa H: Nhiệt độ Đánh giá giá sự thích hợp được thực hiện độc lập cho từng dạng sử dụng đất để xây dựng các bản đồ phù hợp tương ứng cho các dạng sử dụng đất lựa chọn. Để xây dựng phân hạng phù hợp cho loại hình sản xuất, nghiên cứu đã tiến hành phân loại lại chỉ số vùng thích hợp phân bố (SI) thành 4 phân hạng phù hợp, ngưỡng giá trị để phân cấp bản đồ thích hợp cho từng dạng sử dụng đất được lấy ở giá trị giữa ở từng mức độ điểm thích hợp tương ứng với: i) phù hợp cao ( ≥ 7), ii) phù hợp (5-7), iii) phù hợp thấp (3- 5) và iv) không phù hợp (< 3). Diện tích và vị trí các phân hạng phù hợp cho 3 loại hình sử dụng đất lựa chọn trên toàn bộ huyện Sơn hà được thể hiện ở bảng 3.18 và hình 3.19, 3.20, 3.21và 3.22.

Bảng 3.18. Tổng hợp diện tích phân cấp phù hợp theo các loại hình sử dụng đất

Phân hạng phù hợp Ngưỡng giá trị phù hợp Sản xuất nông nghiệp Sản xuất

lâm nghiệp Sản xuất nông lâm kết hợp

ha % ha % ha % Phù hợp cao ≥7 14495 19.28 34730.47 46.19 5567.59 7.40 Phù hợp 5-7 48869.45 64.99 19362.46 25.75 47192.10 62.76 Phù hợp thấp 3-5 9530 12.67 18946.01 25.20 11567.31 15.38 Không phù hợp <3 2298.05 3.06 2153.56 2.86 10865.5 14.45 Tổng 75192.5 100 75192.5 100 75192.5 100

Qua bảng kết quả trên cho thấy diện tích khu vực thích hợp cao (S1) cho loại hình sản xuất nông nghiệp khoảng 14495 ha (19.28%) chủ yếu tập trung ở các xã Sơn Thành, Sơn Giang, Sơn Hạ, Sơn Hải, Sơn Ba, Sơn Thủy và phân bố rải rác ở các xã Sơn Cao, Sơn Bao, Sơn Trung, Sơn Linh, thị trấn Di Lăng. Các khu vực thích hợp trung bình (S2) có diện tích 48869.45 ha chiếm 64.99%, thích hợp kém (S3) có diện tích khoảng 9530 ha chiếm 12.67%, còn những khu vực không thích hợp (N) có diện tích khoảng 2298.05 ha chiếm 3.06%.

Diện tích khu vực thích hợp cao (S1) cho loại hình sản xuất lâm nghiệp khoảng 34730.47 ha (46.19%) chiếm diện tích khá lớn trong toàn huyện, phân bố hầu hết ở tất cả các xã trong huyện. Các khu vực thích hợp trung bình (S2) có diện tích 19362.46 ha chiếm 25.75%, thích hợp kém (S3) có diện tích khoảng 18946.01 ha chiếm 25.20%, còn những khu vực không thích hợp (N) có diện tích khoảng 2153.56 ha chiếm 2.86% ở những khu vực có loại đất xói mòn trơ sỏi đá.

Diện tích khu vực thích hợp cao (S1) cho loại hình sản xuất nông lâm nghiệp khoảng 5567.59 ha (7.40%) chủ yếu tập trung ở các xã Sơn Kỳ, Sơn Bao, Sơn Linh, thị trấn Di Lăng, Sơn Thành, Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Thượng. Các khu vực thích hợp trung bình (S2) có diện tích 47192.10 ha chiếm 62.76%, thích hợp kém (S3) có diện tích khoảng 11567.31 ha chiếm 15.38%, còn những khu vực không thích hợp (N) có diện tích khoảng 10865.5 ha chiếm 14.45%.

Hình 3.19: Bản đồ đánh giá phân hạng phù hợp cho loại hình sản xuất nông nghiệp

Hình 3.20: Bản đồ đánh giá phân hạng phù hợp cho loại hình sản xuất lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)