Tiêu chí địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 70)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.3. Tiêu chí địa hình

Địa hình ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Ở những độ cao khác nhau thích hợp cho từng loại cây trồng khác nhau. Trên những địa hình dốc cần có những loại hình sản xuất phù hợp.

3.3.3.1.Độ cao

Độ cao của địa hình có ảnh hưởng lớn đến tính chất vật lý đất. Ở các đai cao của địa hình dưới tác động mạnh của gió nên có xói mòn và phong hóa đất, độ ẩm thường thấp hơn so với mức trung bình lãnh thổ. Ở vùng thung lũng thì ngược lại, vì ít bị tác động nên quá trình tích lũy nhanh và ít bị xói mòn, độ ẩm cao hơn so với mức trung bình của vùng đó. Độ cao còn ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái khác nhau như lượng mưa, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, gió,...

Lớp bản đồ cấp độ cao ở huyện Sơn Hà được thiết lập trên phần mềm ArcView dưới sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích không gian (3D Analyst và Spatial Analyst) thông qua mô hình TIN. Dựa vào điều kiện cụ thể ở địa phương và kết hợp ý kiến chuyên gia, lớp độ cao chia thành 4 cấp giá trị tương ứng với mức độ ảnh hưởng đến năng suất tiềm năng sản xuất Nông nghiệp khác nhau (Bảng 3.12 và hình 3.12).

Bảng 3.12.Ảnh hưởng của độ cao đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Độ cao (m) Đánh giá Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 <300 Tiềm năng cao 45308,39 60,26

2 300-500 Tiềm năng trung bình 17032,26 22,65

3 500-1000 Tiềm năng thấp 10596,12 14,09

4 >=1000 Tiềm năng rất thấp 2255,73 3,00

Tổng 75192,5 100

Phần lớn diện tích huyện Sơn Hà có độ cao có tiềm năng cao để sản xuất nông lâm nghiệp với diện tích 45308,39 ha, chiếm 60,26% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao có tiềm năng trung bình có diện tích 17032,26 ha chiếm 22,65%. Diện tích còn lại ở những khu vực có độ cao từ 500 m trở lên chiếm tỷ lệ 17,09%.

Hình 3.12. Bản đồ phân cấp tiêu chí độ cao ảnh hưởng đến sản xuất NLN

Đối với tiêu chí độ cao, mức tiềm năng cao chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết ở các xã của huyện Sơn Hà, gồm Sơn Hạ, Sơn Bao, Sơn Thành, TT Di Lăng, Sơn Giang, Sơn Trung, Sơn Thượng, Sơn Cao, Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Ba. Tiềm năng rất thấp chiếm diện tích nhỏ nhất ở một phần của xã Sơn Kỳ và xã Sơn Nham. Như vậy, huyện Sơn Hà có độ cao khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất NLN.

3.3.3.2.Độ dốc

Độ dốc cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định tiềm năng sản xuất Nông lâm nghiệp vì độ dốc càng lớn thì diện tích bề mặt trên 1 ha càng lớn. Thực tế cho thấy độ dốc ảnh hưởng đến quá trình rửa trôi xói mòn đất, thực vật mọc tốt ở những nơi có độ dốc vừa phải. Phần lớn số lượng cây rừng và sản lượng rừng trên 1 ha đều cao hơn những nơi bằng phẳng. Độ dốc không chỉ ảnh hưởng đến việc bố trí cây trồng nông lâm nghiệp mà còn ảnh hưởng đến mức chi phí đầu tư cho sản xuất, ảnh hưởng tới biện pháp làm đất và phương thức trồng. Bởi vậy, nhân tố độ dốc quyết định đến năng suất tiềm năng của các loài cây trồng nông nghiệp. Dựa vào sự phân chia độ dốc địa hình thường được sử dụng trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp. Lớp bản đồ cấp độ dốc ở huyện Sơn Hà cũng được xây dựng từ thông qua mô hình số độ cao (TIN). Kết quả thống kê diện tích cho mỗi cấp độ dốc ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất đất nông lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của độ dốc đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Độ dốc (0

) Mức tiềm năng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 >35 Tiềm năng rất thấp 15616,44 20,77

2 25-35 Tiềm năng thấp 3808,09 5,06

3 15-25 Tiềm năng trung bình 4216,41 5,61

4 <15 Tiềm năng cao 51551,56 68,56

Tổng 75192,5 100

Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy cấp độ dốc nhỏ hơn 150 có diện tích lớn nhất với (51551,56 ha) chiếm 68,56% tổng diện tích tự nhiên. Đây là cấp độ dốc thích hợp nhất cho quy hoạch phát triển cây Nông nghiệp ngắn ngày. Tiềm năng rất thấp ở những nơi có độ dốc lớn hơn 350 chiếm tỷ lệ 20,77%. Còn lại, tiềm năng thấp có diện tích 3808,09 ha chiếm 5,06%, tiềm năng trung bình có diện tích 4217,41 ha chiếm 5,61%.

Hình 3.13. Bản đồ phân cấp tiêu chí độ dốc ảnh hưởng đến sản xuât NLN

Tương tự như độ cao, độ dốc có vùng tiềm năng cao phân bố hầu hết ở các xã của huyện Sơn Hà. Những nơi có độ cao lớn thường có độ dốc lớn và mức tiềm năng cũng thấp so với những nơi có độ dốc nhỏ. Như vậy, độ dốc huyện Sơn Hà khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)