Đặc điểm cảnh quan tại huyện Sơn Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Đặc điểm cảnh quan tại huyện Sơn Hà

Sơn Hà là một huyện miền núi, có độ cao thấp dần từ Tây sang Đông ảnh hưởng đến sự phân bố thảm thực vật. Cảnh quan ở đây đa dạng và phong phú về chủng loại, góp phần tạo nên đa dạng sinh học.

3.2.2. Đánh giá tiềm năng lớp phủ thực vật tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

Lớp thực vật che phủ trên bề mặt một vùng phản ánh hiện trạng về tài nguyên thực vật và các nguồn tài nguyên sinh vật khác cùng tồn tại trong đó. Đặc điểm tự nhiên của một vùng có thể được thể hiện qua chính lớp thảm thực vật và chính lớp thảm thực vật phản ánh trở lại một phần nào đó tính chất đặc điểm tự nhiên của vùng đó do các mối quan hệ và tương tác của các yếu tố tự nhiên với lớp thảm thực vật.

Thảm thực vật rừng là một trong những nền tảng của môi trường và tài nguyên. Cùng với môi trường xung quanh, rừng tạo thành các vùng cư trú sinh thái và cả một hệ sinh thái cho các cá thể, các loài sinh vật khác nhau sinh. Do vậy, thảm thực vật rừng còn được coi là bộ mặt phản ánh tính đa dang sinh học cho một vùng, một địa phương.

Tại huyện Sơn Hà, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, các thông tin chính được ghi nhận trong khi khảo sát tập trung vào số tầng tán, loài chủ yếu ở các tầng và loài đặc sắc, độ che phủ chung của tán rừng.

Nghiên cứu đã kế thừa dữ liệu lớp thảm thực vật, đồng thời cập nhật kết hợp với ảnh vệ tinh kế thừa các số liệu thống kê đã có, bổ sung và cập nhật những thông tin cần thiết. Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân thông qua phỏng vấn người dân, cán bộ lãnh đạo các cấp, các cán bộ lâm nghiệp tại địa phương… và các điểm khảo sát để cho ra kết quả cuối cùng. Kết quả thống kê diện tích các thảm thực vật rừng ở huyện Sơn Hà và vị trí tương ứng của từng loại trên thực địa được được thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.7.

Bảng 3.7. Hiện trạng che phủ đất năm 2013 ở huyện Sơn Hà

TT Hiện trạng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Trảng cỏ 109,48 0,15 2 Trảng/thảm cây bụi 4444,28 5,91

3 Trảng cỏ và cây bụi có loài cây gỗ tái sinh 4360,79 5,80 4 Trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh >1000 cây/ha 223,35 0,30

5 Rừng non phục hồi 8781,15 11,68

6 Rừng giàu 2466,74 3,28

7 Rừng trung bình 4327,79 5,76

8 Rừng nghèo 3359,06 4,47

9 Đất cây nông nghiệp 13521,46 17,98

10 Rừng trồng 10020,91 13,33

11 Đất khác 23577,49 31,36

Tổng 75192,5 100

Huyện Sơn Hà được che phủ bởi phần lớn diện tích lâm nghiệp. Các nhóm trạng thái giữa trảng cỏ và loài cây bụi, cây gỗ tái sinh so với nhóm trạng thái rừng phục hồi và nhóm trạng thái rừng giàu, rừng nghèo, rừng trung bình không có sự chênh lệch nhiều. Cụ thể, nhóm trạng thái trảng cỏ và loài cây bụi, cây gỗ tái sinh có diện tích 8914,55 ha chiếm 11,86%, nhóm trạng thái rừng phục hồi có diện tích 9004,5 ha chiếm 11,98% và nhóm trạng thái rừng giàu, rừng nghèo, rừng trung bình có diện tích 10153,59 ha chiếm 13,51%. Diện tích rừng giàu (2466,74 ha) khá thấp chỉ chiếm 3,28% thấp hơn diện tích rừng nghèo 892,32 ha. Rừng trồng có diện tích tương đương với diện tích rừng tự nhiên (10020,91 ha) chiếm 13,33% so với tổng diện tích hiện trạng che phủ. Đất cây nông nghiệp phát triển tương đối chiếm 17,98%. Vấn đề đặt ra là làm sao giảm diện tích đất trống, trảng cỏ cây bụi, tăng diện tích đất trồng những loài

cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và cho giá trị kinh tế cao cho huyện. Đồng thời, duy trì diện tích rừng giàu nhằm đảm bảo sự đa dạng sinh học cho hệ sinh thái rừng.

Hình 3.7. Bản đồ hiện trạng lớp phủ thực vật tại huyện Sơn Hà

3.3.Đánh giá tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

Có rất nhiều các tiêu chí/nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất nông nghiệp. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của tại huyện Sơn Hà, nghiên cứu đã xác định được 4 tiêu chí chính mang tính chất chủ đạo để xây dựng bản đồ tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp tại huyện Sơn Hà, bao gồm: đất, địa hình, khí hậu, và trạng thái thực bì che phủ.

3.3.1. Tiêu chí khí hậu

Lượng mưa và nhiệt độ trung bình hàng năm là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của các loại hình sản xuất Nông lâm nghiệp nghiệp, quyết định đến tiềm năng sản xuất của đất vì mỗi loại cây trồng đều cần một điều kiện nhiệt độ và lượng mưa thích hợp, nên hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của từng loài cây trồng.

3.3.1.1.Lượng mưa

Lượng mưa là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tiềm năng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của các loại hình sản xuất Nông lâm nghiệp vì lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của thực vật, nó có ý nghĩa gián tiếp đối với

việc bổ sung lượng nước cho đất, qua đó ảnh hưởng đến sinh trưởng nhờ tác động vào đất. Tuy nhiên, cũng có khi mưa có tác động trực tiếp đến sinh trưởng thực vật như khi có mưa to, mưa rào, mưa đá... Khi mưa to nhiều gây ra lũ lụt và những thiệt hại khác nhau ở những địa hình khác nhau.

Căn cứ vào lượng mưa bình quân hàng năm và độ tập trung, lượng mưa được phân chia 3 cấp giá trị tương ứng với mức độ ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp như sau (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng mưa đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Lượng mưa (m) Đánh giá Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 >2000 Tiềm năng cao 48924,27 65,07

2 1500-2000 Tiềm năng trung bình 26232,51 34,88

3 <1500 Tiềm năng thấp 35,72 0,05

Tổng 75192,5 100

Từ kết quả bảng trên cho thấy lượng mưa ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp tương đối thuận lợi, không có mức tiềm năng rất thấp. Tiềm năng cao chiếm tỷ lệ lớn nhất với 65,07% (48924,27 ha). Tiềm năng trung bình có diện tích 26232,51 ha chiếm 34,88 ha. Trong khi đó tiềm năng thấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng số chỉ chiếm 0,05%.

Lượng mưa phân bố đều khắp bề mặt huyện Sơn Hà với mức tiềm năng từ thấp đến cao. Tiềm năng thấp chỉ chiếm một diện tích khá nhỏ, thuộc xã Sơn Thượng huyện Sơn Hà. Như vậy, nhân tố lượng mưa tại khu vực huyện Sơn Hà chủ yếu có lượng mưa khá cao, thích hợp nhiều loại cây nhiệt đới.

3.3.1.2.Nhiệt độ

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến quá trình tái sinh và dạng sống của thực vật. Nhiệt lượng trên bề mặt đất và sự phân phối trong năm có ý nghĩa nhất định đối với đời sống thực vật. Dựa trên dữ liệu nhiệt độ trung bình tại khu vực nghiên cứu kết hợp ý kiến chuyên gia, chúng tôi tiến hành chia nhiệt độ theo các mức sau (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Nhiệt độ trung bình

hàng năm (0C) Đánh giá Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

1 >24 Tiềm năng cao 7999.33 10,64

2 22-24 Tiềm năng trung bình 53593,47 71,27

3 20-22 Tiềm năng thấp 13599,70 18,09

Tổng 75192,5 100

Từ bảng kết quả trên, có thể thấy huyện Sơn Hà có ngưỡng nhiệt độ khá thích hợp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với tiềm năng từ trung bình đến tiềm năng cao chiếm 81,91%. Tiềm năng thấp chiếm tỷ lệ nhỏ hơn với 18,09% (13599,70 ha).

Qua bản đồ trên kết hợp kết hợp với bản đồ hành chính huyện Sơn Hà có thể xác định được các vùng có mức tiềm năng như thế nào. Đối với ngưỡng nhiệt độ có tiềm năng thấp tập trung ở xã Sơn Hạ, Sơn Nham và một phần của xã Sơn Thành. Vùng có tiềm năng cao tập trung ở các xã phía Nam của huyện gồm xã Sơn Kỳ, Sơn Ba.

Như vậy, tiêu chí nhiệt độ từ mức độ tiềm năng thấp đến cao, tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

3.3.2. Tiêu chí đất

Đất (thổ nhưỡng: soil) và đất đai (land): Đất là lớp phủ bề mặt trên Trái đất được phong hoá từ đá mẹ, còn đất đai bao gồm các điều kiện môi trường vật lý khác mà trong đó đất chỉ là một thành phần. Các yếu tố môi trường vật lý khác thường là các nhân tố:địa hình, độ dốc, độ cao, nhân tố khí hậu, v.v [18]

3.3.2.1.Loại đất

Dựa vào loại đất theo phương pháp đã kế thừa [8] và kết hợp ý kiến chuyên gia cho điều kiện cụ thể ở địa phương. Lớp dữ liệu loại đất được chia thành 4 cấp như sau: (bảng 3.10, hình 3.10).

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của loại đất đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Loại đất Đánh giá Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

1 Acf-fe2, Flc Tiềm năng cao 34413,99 45,77

2 Fld, Acfa Tiềm năng trung bình 35434,23 47,12 3 Ach, Acf-l1, Acf-l2 Tiềm năng thấp 2826,01 3,76 4 Lpd-h, Lpd-u Tiềm năng rất thấp 2518,27 3,35

Tổng 75192,5 100

Nhóm đất có tiềm năng cao nhất là nhóm đất xám feralit kết von (Acf-fe2), và nhóm đất phù sa (Flc) có diện tích 34413,99 ha, chiếm 45,77%; nhóm đất có tiềm năng trung bình là nhóm đất phù sa chua (Fld) và nhóm đất feralit điển hình (Acfa) có diện tích 35434,23 ha chiếm 47,12%; nhóm đất có tiềm năng thấp là nhóm đất xám bạc màu (Ach), và nhóm đất xám feralit đá lẫn nông hoặc sâu(Acf-l1, Acf-l2) có diện tích 2826,01 ha chiếm 3,76%; nhóm đất có tiềm năng rất thấp là nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (Lpd-h, Lpd-u) có diện tích 2518,27 chiếm 3,35%.

Hình 3.10. Bản đồ phân cấp tiêu chí loại đất ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất NLN

Qua bản đồ trên cho thấy vùng tiềm năng cao và vùng có tiềm năng trung bình xen kẽ với nhau và phân bố trải đều trên toàn diện tích huyện Sơn Hà.

3.3.2.2. Thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới đất liên quan đến tính chất vật lý của đất, tính chất hóa học cũng như sinh học của đất như: độ chặt, độ xốp, cấu trúc đất, độ thấm, khả năng giữ nước của đất, sự phát triển của một số sinh vật và vi sinh vật đất, các quá trình hóa học xảy ra trong đất, vv… nên tiêu chí thành phần cơ giới là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp. Lớp dữ liệu thành phần cơ giới đất được chia ra làm 4 cấp khác nhau tương ứng với ảnh hưởng của nó đến tiểm năng sản xuất nông lâm nghiệp. Kết quả thống kê diện tích cho mỗi cấp được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thành phần cơ giới đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Thành phần cơ giới Mức tiềm năng Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1 Trung bình (thịt nhẹ-thịt TB) Tiềm năng cao 40602,7 54 2 Hơi nặng (sét nhẹ-sét TB) Tiềm năng trung bình 2209,28 2,94

3 Nhẹ (cát pha) Tiềm năng thấp 30617,73 40,72

4 Rất nặng hoặc rất nhẹ (sét nặng,

cát rời) Tiềm năng rất thấp 1762,79 2,34

Tổng 75192,5 100

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy đất có tiềm năng cao có diện tích lớn nhất (40602,7 ha), chiếm 54% tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất có tiềm năng trung bình và tiềm năng rất thấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ chiếm 5,28% so với tổng số.

Hình 3.11. Phân cấp tiêu chí thành phần cơ giới ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất NLN

Qua bản đồ trên dễ dàng nhận thấy thành phần cơ giới đất có tiềm năng cao phân bố tương đối rộng rãi từ khu vực phía Bắc xuống phía Nam của huyện Sơn Hà, Đây là vùng đất có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nông lâm nghiệp, chủ yếu tập trung ở các xã Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Thành, Sơn Giang. Trong khi đó thành phần cơ giới có tiềm năng rất thấp chiếm diện tích khá nhỏ chỉ một phần ở các xã Sơn Nham, Sơn Thượng.

3.3.3. Tiêu chí địa hình

Địa hình ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Ở những độ cao khác nhau thích hợp cho từng loại cây trồng khác nhau. Trên những địa hình dốc cần có những loại hình sản xuất phù hợp.

3.3.3.1.Độ cao

Độ cao của địa hình có ảnh hưởng lớn đến tính chất vật lý đất. Ở các đai cao của địa hình dưới tác động mạnh của gió nên có xói mòn và phong hóa đất, độ ẩm thường thấp hơn so với mức trung bình lãnh thổ. Ở vùng thung lũng thì ngược lại, vì ít bị tác động nên quá trình tích lũy nhanh và ít bị xói mòn, độ ẩm cao hơn so với mức trung bình của vùng đó. Độ cao còn ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái khác nhau như lượng mưa, nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, gió,...

Lớp bản đồ cấp độ cao ở huyện Sơn Hà được thiết lập trên phần mềm ArcView dưới sự hỗ trợ của các phần mềm phân tích không gian (3D Analyst và Spatial Analyst) thông qua mô hình TIN. Dựa vào điều kiện cụ thể ở địa phương và kết hợp ý kiến chuyên gia, lớp độ cao chia thành 4 cấp giá trị tương ứng với mức độ ảnh hưởng đến năng suất tiềm năng sản xuất Nông nghiệp khác nhau (Bảng 3.12 và hình 3.12).

Bảng 3.12.Ảnh hưởng của độ cao đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Độ cao (m) Đánh giá Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 <300 Tiềm năng cao 45308,39 60,26

2 300-500 Tiềm năng trung bình 17032,26 22,65

3 500-1000 Tiềm năng thấp 10596,12 14,09

4 >=1000 Tiềm năng rất thấp 2255,73 3,00

Tổng 75192,5 100

Phần lớn diện tích huyện Sơn Hà có độ cao có tiềm năng cao để sản xuất nông lâm nghiệp với diện tích 45308,39 ha, chiếm 60,26% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao có tiềm năng trung bình có diện tích 17032,26 ha chiếm 22,65%. Diện tích còn lại ở những khu vực có độ cao từ 500 m trở lên chiếm tỷ lệ 17,09%.

Hình 3.12. Bản đồ phân cấp tiêu chí độ cao ảnh hưởng đến sản xuất NLN

Đối với tiêu chí độ cao, mức tiềm năng cao chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết ở các xã của huyện Sơn Hà, gồm Sơn Hạ, Sơn Bao, Sơn Thành, TT Di Lăng, Sơn Giang, Sơn Trung, Sơn Thượng, Sơn Cao, Sơn Hải, Sơn Thủy, Sơn Ba. Tiềm năng rất thấp chiếm diện tích nhỏ nhất ở một phần của xã Sơn Kỳ và xã Sơn Nham. Như vậy, huyện Sơn Hà có độ cao khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất NLN.

3.3.3.2.Độ dốc

Độ dốc cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định tiềm năng sản xuất Nông lâm nghiệp vì độ dốc càng lớn thì diện tích bề mặt trên 1 ha càng lớn. Thực tế cho thấy độ dốc ảnh hưởng đến quá trình rửa trôi xói mòn đất, thực vật mọc tốt ở những nơi có độ dốc vừa phải. Phần lớn số lượng cây rừng và sản lượng rừng trên 1 ha đều cao hơn những nơi bằng phẳng. Độ dốc không chỉ ảnh hưởng đến việc bố trí cây trồng nông lâm nghiệp mà còn ảnh hưởng đến mức chi phí đầu tư cho sản xuất, ảnh hưởng tới biện pháp làm đất và phương thức trồng. Bởi vậy, nhân tố độ dốc quyết định đến năng suất tiềm năng của các loài cây trồng nông nghiệp. Dựa vào sự phân chia độ dốc địa hình thường được sử dụng trong thực tiễn sản xuất lâm nghiệp. Lớp bản đồ cấp độ dốc ở huyện Sơn Hà cũng được xây dựng từ thông qua mô hình số độ cao (TIN). Kết quả thống kê diện tích cho mỗi cấp độ dốc ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất đất nông lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của độ dốc đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Độ dốc (0

) Mức tiềm năng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 >35 Tiềm năng rất thấp 15616,44 20,77

2 25-35 Tiềm năng thấp 3808,09 5,06

3 15-25 Tiềm năng trung bình 4216,41 5,61

4 <15 Tiềm năng cao 51551,56 68,56

Tổng 75192,5 100

Qua kết quả bảng 3.12 cho thấy cấp độ dốc nhỏ hơn 150 có diện tích lớn nhất với (51551,56 ha) chiếm 68,56% tổng diện tích tự nhiên. Đây là cấp độ dốc thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)