Tiêu chí đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 67)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. Tiêu chí đất

Đất (thổ nhưỡng: soil) và đất đai (land): Đất là lớp phủ bề mặt trên Trái đất được phong hoá từ đá mẹ, còn đất đai bao gồm các điều kiện môi trường vật lý khác mà trong đó đất chỉ là một thành phần. Các yếu tố môi trường vật lý khác thường là các nhân tố:địa hình, độ dốc, độ cao, nhân tố khí hậu, v.v [18]

3.3.2.1.Loại đất

Dựa vào loại đất theo phương pháp đã kế thừa [8] và kết hợp ý kiến chuyên gia cho điều kiện cụ thể ở địa phương. Lớp dữ liệu loại đất được chia thành 4 cấp như sau: (bảng 3.10, hình 3.10).

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của loại đất đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Loại đất Đánh giá Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

1 Acf-fe2, Flc Tiềm năng cao 34413,99 45,77

2 Fld, Acfa Tiềm năng trung bình 35434,23 47,12 3 Ach, Acf-l1, Acf-l2 Tiềm năng thấp 2826,01 3,76 4 Lpd-h, Lpd-u Tiềm năng rất thấp 2518,27 3,35

Tổng 75192,5 100

Nhóm đất có tiềm năng cao nhất là nhóm đất xám feralit kết von (Acf-fe2), và nhóm đất phù sa (Flc) có diện tích 34413,99 ha, chiếm 45,77%; nhóm đất có tiềm năng trung bình là nhóm đất phù sa chua (Fld) và nhóm đất feralit điển hình (Acfa) có diện tích 35434,23 ha chiếm 47,12%; nhóm đất có tiềm năng thấp là nhóm đất xám bạc màu (Ach), và nhóm đất xám feralit đá lẫn nông hoặc sâu(Acf-l1, Acf-l2) có diện tích 2826,01 ha chiếm 3,76%; nhóm đất có tiềm năng rất thấp là nhóm đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá (Lpd-h, Lpd-u) có diện tích 2518,27 chiếm 3,35%.

Hình 3.10. Bản đồ phân cấp tiêu chí loại đất ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất NLN

Qua bản đồ trên cho thấy vùng tiềm năng cao và vùng có tiềm năng trung bình xen kẽ với nhau và phân bố trải đều trên toàn diện tích huyện Sơn Hà.

3.3.2.2. Thành phần cơ giới

Thành phần cơ giới đất liên quan đến tính chất vật lý của đất, tính chất hóa học cũng như sinh học của đất như: độ chặt, độ xốp, cấu trúc đất, độ thấm, khả năng giữ nước của đất, sự phát triển của một số sinh vật và vi sinh vật đất, các quá trình hóa học xảy ra trong đất, vv… nên tiêu chí thành phần cơ giới là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp. Lớp dữ liệu thành phần cơ giới đất được chia ra làm 4 cấp khác nhau tương ứng với ảnh hưởng của nó đến tiểm năng sản xuất nông lâm nghiệp. Kết quả thống kê diện tích cho mỗi cấp được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thành phần cơ giới đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Thành phần cơ giới Mức tiềm năng Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1 Trung bình (thịt nhẹ-thịt TB) Tiềm năng cao 40602,7 54 2 Hơi nặng (sét nhẹ-sét TB) Tiềm năng trung bình 2209,28 2,94

3 Nhẹ (cát pha) Tiềm năng thấp 30617,73 40,72

4 Rất nặng hoặc rất nhẹ (sét nặng,

cát rời) Tiềm năng rất thấp 1762,79 2,34

Tổng 75192,5 100

Từ kết quả ở bảng trên cho thấy đất có tiềm năng cao có diện tích lớn nhất (40602,7 ha), chiếm 54% tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất có tiềm năng trung bình và tiềm năng rất thấp chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ chiếm 5,28% so với tổng số.

Hình 3.11. Phân cấp tiêu chí thành phần cơ giới ảnh hưởng đến tiềm năng sản xuất NLN

Qua bản đồ trên dễ dàng nhận thấy thành phần cơ giới đất có tiềm năng cao phân bố tương đối rộng rãi từ khu vực phía Bắc xuống phía Nam của huyện Sơn Hà, Đây là vùng đất có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nông lâm nghiệp, chủ yếu tập trung ở các xã Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Thành, Sơn Giang. Trong khi đó thành phần cơ giới có tiềm năng rất thấp chiếm diện tích khá nhỏ chỉ một phần ở các xã Sơn Nham, Sơn Thượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)