Tiêu chí thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 71)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.4. Tiêu chí thảm thực vật

Dựa vào số lượng cây gỗ tái sinh kết hợp với ý kiến chuyên gia, cán bộ tại địa phương, chúng tôi tiến hành phân hạng mức tiềm năng của thảm thực vật đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp.

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của thảm thực vật đến tiềm năng sản xuất nông lâm nghiệp

TT Thảm thực vật (m) Mức tiềm năng Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1 Số lượng cây gỗ tái sinh có chiều

cao trên 1m trên 1000 cây/ha Tiềm năng cao 24250,66 32,25 2 Số lượng cây gỗ tái sinh có chiều

cao trên 1m trên 300-1000 cây/ha Tiềm năng trung bình 4928,34 6,55 3 Số lượng cây gỗ tái sinh có chiều

cao trên 1m trên dưới 300 cây/ha Tiềm năng thấp 13521,46 17,98

4 Đất trống Tiềm năng rất thấp 32492,04 43,21

Tổng 75192,5 100

Đất có tiềm năng cao chiếm diện tích cao nhất với 24250,66 ha chiếm 46,98%. Tiềm năng thấp và rất thấp chiếm tỷ lệ tương đối cao chiếm 43,47 % so với tổng diện tích thảm thực vật. Tiêu chí lớp phủ thực vật có thể tác động được thông qua các biện pháp khoanh nuôi, quản lý bảo vệ tốt thì sẽ làm tăng diện tích cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1m trên 1000 cây/ha và tăng diện tích tiềm năng cao. Ngược lại, nếu tác động lớp phủ thực vật theo chiều hướng xấu thì diện tích tiềm năng cao sẽ giảm xuống.

Hình 3.14. Bản đồ phân cấp tiêu chí lớp phủ thực vật tái sinh ảnh

Qua bản đồ trên cho thấy thảm thực vật có tiềm năng cao là những khu rừng giàu tập trung chủ yếu ở các xã ở phía Tây như xã Sơn Kỳ, Sơn Bao, và xã Sơn Linh, Sơn Nham ở phía Đông của huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tiềm năng sinh thái tự nhiên dựa trên cơ sở GIS phục vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)