Tình hình khai thác khoáng sản, quản lý khai thác khoáng sản và quản lý sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 39)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.2.2. Tình hình khai thác khoáng sản, quản lý khai thác khoáng sản và quản lý sử

sử dụng đất trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Khoáng sản Hà Tĩnh nằm rải rác ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, từ vùng ven biển đến vùng trung du miền núi, tập trung vào các nhóm: khoáng sản nhiên liệu bao gồm than đá chủ yếu tại huyện Hương Khê và than nâu Chợ Trúc (xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê). Nhóm kim loại chủ yếu Quặng sắt, có 10 điểm quặng sắt đã được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, gồm Thạch Khê, Hương Thụ, Hói Trươi, Hoà Duyệt, Hòn Bàn, Khe Lấp, Kỳ Liên, Mộc Bài, Văn Cù; Các điểm khoáng sản sắt - mangan Phú Lộc, Thượng Lộc (huyện Can Lộc), Núi Bạc xã Đức Lập (huyện Đức Thọ) và các biểu hiện khoáng sản sắt - mangan Đồng Kèn (xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà), Vũng Chùa (xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân), Hàm Sơn (xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà) đang được Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tổ chức đánh giá triển vọng.

Ngoài ra trong nhóm kim loại còn có thiếc khe Bún ở xã Sơn Kim, Hương Sơn đã được Liên đoàn Địa chất bắc Trung Bộ tìm kiếm tỷ lệ 1:10.000 (1995) trên diện tích 21 km2 và Titan (Ilmenite) tại các xã Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh và một số điểm quặng vàng. Nhóm khoáng chất công nghiệp gồm phosphorit, than bùn, kaolin, cát thuỷ tinh, thạch anh.

- Về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phong phú và đa dạng, quy mô khá lớn, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Trên địa bàn Hà Tĩnh đã điều tra khảo sát 121 khu vực mỏ khoáng sản làm VLXDTT kể cả đất san lấp có tổng diện tích 6.198 ha, tài nguyên khoảng 1.526.135 ngàn m3, trong đó có 31 khu vực đá xây dựng, 23 khu vực sét gạch ngói, 31 khu vực cát xây dựng và 36 khu vực đất san lấp (Bảng I.1). Hầu hết các điểm mỏ nằm lộ thiên, dễ nhận biết chất lượng và nhiều điểm mỏ phân bố gần các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, thuận tiện cho khai thác sử dụng

Bảng 1.3. Tổng hợp tiềm năng tài nguyên các mỏ khoáng sản làm VLXDTT

TT Tên khoáng sản Số điểm mỏ Diện tích

(ha) Tiềm năng (ngàn m3) 1 Đá xây dựng 31 3.330 1.238.640 2 Sét gạch ngói 23 441 10.125 3 Cát, sỏi xây dựng 31 464 22.920 4 Đất san lấp 36 1.963 254.450 Cộng 121 6.198 1.526.135

(Nguồn: Phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, năm 2017)

- Ngoài ra Hà Tĩnh còn có nguồn nước khoáng nóng Sơn Kim (Nậm Chốt) ở xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn được phát hiện trong điều tra địa chất tỷ lệ 1:200.000 (1979), Công ty Kinh doanh tổng hợp đầu tư Sản xuất Nhập khẩu khai thác (1994) và điều tra đánh giá (1995). Nguồn nước lộ thành nhiều mạch từ những khe nứt của đá granit bên bờ phải suối Nậm Chốt, trên độ dài gần 100 m từ chân cầu về phía hạ lưu, tại đây nước bốc hơi mù mịt.

Hình 1.1. Sơ đồ bản đồ quy hoạch sản xuất VLXD tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, năm 2017.

Theo số liệu thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và khảo sát thực tế, đến tháng 10/2017, trên địa bàn Hà Tĩnh đã cấp 208 giấy phép khai thác khoáng sản VLXDTT với tổng diện tích là 944 ha, trong đó hiện còn 111 giấy phép có hiệu lực.

Nhiều nhất là đá xây dựng có 132 giấy phép khai thác, tổng diện tích 557 ha; hiện tại còn 89 mỏ hoạt động, sản lượng 3,5 triệu m3/năm; 29 cơ sở đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng chiếm 22%; 43 cơ sở tạm dừng hoạt động do hết hạn giấy phép chiếm 33%. Khảo sát thực tế chỉ có 60 cơ sở sản xuất có báo cáo sản lượng khai thác hàng năm, chiếm 45%. Số giấy phép khai thác đất san lấp 58, diện tích 297 ha, hiện còn 11 mỏ đang khai thác, sản lượng ước đạt khoảng 2,6 triệu m3/năm; số giấy phép khai thác sét gạch ngói 11, diện tích 67 ha, còn 8 mỏ đang khai thác có sản lượng 266 ngàn m3/năm; cát xây dựng 07, diện tích 24 ha, còn 03 mỏ khai thác.

Số giấy phép khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường phân bố khá rải rác khắp các huyện, thị xã trong tỉnh, trong đó tập trung nhiều hơn ở các huyện: Kỳ Anh 66, Thạch Hà 24, Hồng Lĩnh 22, Nghi Xuân 22, Can Lộc 18, Cẩm Xuyên 15, Hương Sơn 14, Hương Khê 08, Lộc Hà 05, Vũ Quang 05 và Đức Thọ 09 giấy phép.

* Hiện trạng khai thác khoáng sản làm VLXDTT trên một số địa bàn như sau:

1. Vùng Hương Sơn – Vũ Quang – Đức Thọ: Trên địa bàn các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ đã cấp phép khai thác 12 điểm mỏ đá xây dựng (ĐXD), 2 điểm mỏ sét gạch ngói (SGN), 01 điểm mỏ đất san lấp (ĐSL) và 03 điểm mỏ cát xây dựng (CXD) với tổng diện tích là 33 ha, cụ thể như sau:

+ Đá xây dựng: Các điểm mỏ đã cấp phép ở điểm mỏ núi Cây Khế, núi Eo Đào, Thung Am (Hương Sơn), núi Long Cao (Hương Sơn, Vũ Quang) với tổng diện tích là 26,7ha, hiện tại đang có 05 mỏ đang khai thác sản lượng trung bình hàng năm đạt 202,2 ngàn m3; 07 mỏ ngừng hoạt động do giấy phép hết thời hạn, một số điểm mỏ đang làm thủ tục xin phép thăm dò.

+ Sét gạch ngói: Có 02 điểm mỏ ở xã Sơn Tây và Sơn Bình đã cấp cho 02 nhà máy gạch Tuynel song hiện nay đã ngừng hoạt động do hết giấy phép;

+ Cát xây dựng: Có 03 điểm mỏ cấp phép ở Vũ Quang và 01 điểm mỏ ở Đức Thọ với tổng diện tích cấp phép 9,3ha, sản lượng đạt khoảng 150 ngàn m3/năm; hiện các mỏ đã ngừng hoạt động do hết hạn giấy phép;

+ Đất san lấp: Có 11 điểm mỏ cấp phép, trong đó ở các huyện: Hương Sơn 02 điểm mỏ, Vũ Quang 03 điểm mỏ, Đức Thọ 06 điểm mỏ với tổng diện tích cấp phép là 37,2ha, sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt 405,3 ngàn m3, song hiện nay tạm dừng 10 điểm mỏ do đã hết hạn giấy phép.

2. Vùng Nghi Xuân – Hồng Lĩnh – Can Lộc – Lộc Hà: Từ năm 2009 – 2015, tại vùng Nghi Xuân – Hồng Lĩnh - Can Lộc – Lộc Hà đã cấp 67 giấy phép, trong đó ĐXD 54 điểm mỏ, hiện còn 30 mỏ hoạt động, sản lượng khai thác đạt 1.400 ngàn m3/năm;

SGN 02 điểm mỏ, hiện còn 01 mỏ ở xã Cổ Đạm đang khai thác; ĐSL 11 điểm mỏ, hiện còn 01 mỏ khai thác, cụ thể như sau:

+ Đá xây dựng: Tại các khu vực mỏ ĐXD Lam Hồng, Xuân Liên, núi Hồng Lĩnh, núi Ông có 15 điểm mỏ được cấp phép với tổng diện tích là 63,2 ha, sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt 359,7 ngàn m3; hiện nay có 06 mỏ đã dừng hoạt động do hết hạn giấy phép. Tại khu vực Hồng Lĩnh đã có 27 mỏ được cấp phép HĐKS với tổng diện tích là 69,8ha, sản lượng khai thác ước đạt 993,8 ngàn m3/năm, hiện tại có 13 mỏ tạm dừng hoạt động do hết hạn giấy phép. Trên địa bàn huyện Can Lộc có 09 điểm mỏ được cấp phép với tổng diện tích là 20,0ha, sản lượng trung bình hàng năm đạt 191,2 ngàn m3; hiện tại đã có 04 mỏ ngừng hoạt động do hết hạn giấy phép. Tại Huyện Lộc Hà có 3 điểm mỏ cấp phép hoạt động với tổng diện tích là 13 ha, sản lượng trung bình hành năm đạt 83 ngàn m3; hiện có 01 điểm mỏ ngừng hoạt động.

+ Sét gạch ngói: Có 02 điểm mỏ ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân) và Thiên Lộc (Can Lộc) đã cấp cho 02 nhà máy gạch Tuynel song hiện nay 01 điểm mỏ ở Thiên Lộc tạm ngừng hoạt động do hết hạn giấy phép;

+ Đất san lấp: Có 11 điểm mỏ cấp phép, trong đó ở Nghi Xuân 06 điểm mỏ, Can Lộc 03 điểm mỏ, Lộc Hà 02 điểm mỏ có tổng diện tích 50,7ha, sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt 662,4 ngàn m3; hiện nay có 03 điểm mỏ đang hoạt động, còn lại tạm dừng hoạt động do đã hết hạn giấy phép;

3. Vùng Thạch Hà – Cẩm Xuyên: Trên địa bàn các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên từ năm 2009 – 2015 đã cấp 42 giấy phép HĐKS các loại, gồm: 02 mỏ Ilmenite ở Thạch Trị, Cẩm Hoà, 01 mỏ mangan ở Bắc Sơn, Thạch Xuân (hiện không còn hoạt động), ĐXD 08 điểm mỏ, hiện còn 05 mỏ đang hoạt động ở Thạch Bàn, Thạch Hải, Thạch Đỉnh (Thạch Hà) và Cẩm Hưng, Cẩm Lĩnh và Cẩm Trung (Cẩm Xuyên) với sản lượng khai thác hàng năm ước đạt 284,8 ngàn m3; SGN 03 điểm mỏ, hiện còn 02 mỏ đang khai thác ở Thạch Kênh và Phù Việt; CXD và san lấp 03 điểm mỏ, hiện còn 02 mỏ khai thác ở Thạch Vĩnh, Thạch Hải; ĐSL 25 điểm mỏ, hiện còn 10 mỏ đang khai thác ở xã Ngọc Sơn, Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà và xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên.

4. Vùng Hương Khê: Trên địa bàn huyện Hương Khê từ năm 2009 – 2015 đã cấp phép HĐKS VLXDTT gồm 08 điểm mỏ, trong đó ĐXD 03 điểm mỏ, sản lượng khai thác hàng năm ước đạt 115 ngàn m3; SGN 04 điểm mỏ; ĐSL 01 điểm mỏ với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 80 ngàn m3, hiện nay đã tạm dừng khai thác do hết hạn giấy phép.

5. Vùng Kỳ Anh: Trên địa bàn huyện Kỳ Anh từ năm 2009 – 2015 đã cấp 66 giấy phép HĐKS các loại, trong đó còn 50 giấy phép có hiệu lực.

+ Đá xây dựng: Đã cấp 55 điểm mỏ tổng diện tích 319 ha, có 45 giấy phép còn hạn, trong đó chỉ có 37 mỏ đang khai thác với sản lượng khai thác hàng năm ước đạt 1.550 ngàn m3 còn 08 mỏ đang xây dựng cơ sở hạ tầng và giải phóng mặt bằng hoặc không sản xuất vì lý do khác. Các mỏ cấp phép phân bố ở núi Voi (Kỳ bắc – Kỳ Phong), núi Thổ Ốc, núi Động Cỏ (Kỳ Xuân), núi Động Cấp (Kỳ Tiến) và tập trung khá liên tục ở mỏ núi Sim (Kỳ Thịnh), núi U Bò (Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Phương).

+ Sét gạch ngói: Chỉ có 01 mỏ được cấp phép hiện đang khai thác tại xã Kỳ Tân với diện tích 7,4 ha;

+ Đất san lấp: Đã có 10 điểm mỏ được cấp phép, riêng tại mỏ núi Sim (Kỳ Trinh) đã có 07 điểm mỏ cấp phép, còn lại 02 điểm mỏ ở Kỳ Hưng và 01 ở Kỳ Tân. Các điểm mỏ cấp phép khá tập tập trung với tổng diện tích là 115,6 ha; hiện còn 03 mỏ đang khai thác tập trung ở Kỳ Trinh và 01 mỏ ở Kỳ Bắc.

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của các tác giả dự án, còn khá nhiều vị trí khai thác khoáng sản làm VLXDTT quy mô nhỏ (thủ công) khác nằm rải rác trên địa bàn toàn tỉnh, tập trung chủ yếu cho cát sỏi lòng sông và đất san lấp.

Phương pháp và công nghệ khai thác các điểm mỏ đá xây dựng chủ yếu là thủ công bán cơ giới, sử dụng máy khoan ép hơi tạo lỗ nổ mìn phá đá, đá tự lăn xuống chân moong khai thác để phân loại. Tại đây, loại đá quá cỡ tiếp tục được bắn mìn phá nhỏ, loại đá hộc được vận chuyển đến nơi tiêu thụ, loại đá vỡ vụn được chuyển bằng máy xúc đến hệ thống nghiền sàng thành các sản phẩm đá trộn bê tông.

Khai thác sét chủ yếu dùng máy xúc bốc đổ lên xe tải, vận chuyển về nhà máy. Tại đây, sét được nhào nặn với nước, sau đó ép thành gạch mộc bằng máy, phơi khô và nung bằng lò thủ công hoặc lò tuynel.

Khai thác cát chủ yếu sử dụng thuyền hút ở lòng sông, bãi bồi hoặc máy xúc bốc đổ lên xe, tập kết thành bãi sau đó vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

* Hiện trạng chế biến, sử dụng

- Đá xây dựng: Hiện đang được khai thác tại 89 vị trí, sản lượng 3,5 triệu m3/năm. Sau khi khai thác, đá được tập kết về các xưởng sàng nghiền nằm ngay khu vực mỏ để chế biến thành các sản phẩm đá hộc, đá dăm 3x4cm, đá 1x2cm…, phục vụ trực tiếp các công trình xây dựng, giao thông…, trong tỉnh. Công suất các xưởng nghiền sàng từ 50–400.000 m3/năm. Công nghệ chế biến đá kiểu nghiền búa bằng thiết bị trong nước sản xuất, một số doanh nghiệp lớn nhập hệ thiết bị nghiền sàng đồng bộ của Mỹ, Nga…Một số cơ sở khai thác nhỏ lẻ, ở các huyện, chủ yếu khai thác tận thu, khai thác thủ công hoặc khoan nổ mìn lấy đá hộc.

Sâu, sông Rác…). Tổng sản lượng khai thác trong năm 2012 đạt 1,2 – 1,5 triệu m3. Phương pháp khai thác chủ yếu là thủ công, thuyền hút, sàng tách cát, sỏi; vận chuyển bằng thuyền và dùng băng tải đưa lên các bãi tập kết để tiêu thụ. Cát, sỏi sau khi khai thác được sử dụng trực tiếp trong xây dựng, số ít qua sàng phân loại và rửa sạch bụi sét.

- Sét gạch ngói: Sản lượng khai thác trong năm 2015 đạt hơn 1,1 triệu m3. 90% lượng sét khai thác được sản xuất gạch nung, 10% sản xuất ngói. Trên địa bàn tỉnh hiện có 22 xí nghiệp sản xuất gạch nung bằng công nghệ lò tuynel với tổng công suất thiết kế là 340 triệu viên/năm, năng lực sản xuất thực tế đạt 451 triệu viên/năm. Hiện nay nguồn nguyên liệu của các nhà máy gạch tuynel chủ yếu là sét đồi hoặc nguồn sét từ cải tạo đầm hồ, ao…

Nhìn chung, các dây chuyền sản xuất gạch, ngói tại các nhà máy tuynel khá hiện đại, sản phẩm chất lượng tốt, tiêu thụ rộng rãi trong, ngoài tỉnh và cả thị trường Lào. Sản phẩm gạch lò thủ công chất lượng hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng dân dụng của nhân dân.

- Đất san lấp: Đã khai thác tại 58 vị trí (đã cấp mỏ) và nhiều vị trí quy mô nhỏ khác, phục vụ nhu cầu san lấp tạo mặt bằng cho các khu công nghiệp, đô thị và xây dựng đường giao thông, hiện chỉ còn 11 cơ sở đang hoạt động, còn lại đã tạm dừng do hết hạn giấy phép. Theo số liệu thống kê sản lượng khai thác hành năm ước đạt hơn 250 – 260 ngàn m3.

Tất cả các khoáng sản làm VLXDTT đang khai thác đều được gia công, chế biến thành sản phẩm và sử dụng trên địa bàn tỉnh. Theo tính toán chung và kết quả khảo sát thực tế, tỷ lệ sản phẩm VLXD (thành phẩm) thu được sau khi gia công, chế biến đạt 75 – 85% tài nguyên ban đầu.

1.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới

Ở Úc, việc phục hồi đất đai sau khai thác được thực hiện một cách chuyên nghiệp qua mối liên kết hợp đồng giữa đơn vị khai thác với đơn vị chuyên phục hồi vùng mỏ. Điển hình công ty Alcoa được coi là công ty đi đầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bang Victoria. Tại Tây Úc, Alcoa đã phục hồi 430,2 ha đất sau khi khai thác trong năm 2005. Mục tiêu chủ yếu của chương trình phục hồi là gây dựng lại hệ sinh thái rừng bạch đàn vốn có ở đây trước khi khai thác mỏ. Một cấu thành cơ bản của mục tiêu này là phục hồi 100 % độ phong phú thực vật của rừng bạch đàn. Khu vực phục hồi lại được kiểm tra sau 15 tháng để so sánh với độ phong phú thực vật với các khu vực không có khai thác gần đó. Độ phong phú này thay đổi từng năm bởi điều

kiện của các mùa trong năm làm ảnh hưởng đến mức độ gieo hạt trong lớp đất bề mặt và tỷ lệ mọc mầm. Kiểm tra cho thấy đạt được 96 % độ phong phú thực vật trong khu vực khôi phục. Khôi phục hệ động vật là một yếu tố quan trọng khác trong phục hồi hệ sinh thái. Kiểm tra hệ động vật tại khu vực phục hồi cho thấy 100 % loài có vú, 90 % loài chim và 78% loài bò sát đã đến định cư tại khu vực này. Alcoa cũng làm gia tăng tính đa dạng động vật bằng cách hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu trong khu vực này.

Một yếu tố quan trọng khác đã thành công trong chương trình phục hồi vùng đất mỏ của Úc là liên kết với kế hoạch khai thác. Công việc khôi phục được giám đốc sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 39)