CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 45)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Ở Úc, việc phục hồi đất đai sau khai thác được thực hiện một cách chuyên nghiệp qua mối liên kết hợp đồng giữa đơn vị khai thác với đơn vị chuyên phục hồi vùng mỏ. Điển hình công ty Alcoa được coi là công ty đi đầu trong phục hồi vùng mỏ tại bang Tây Úc và bang Victoria. Tại Tây Úc, Alcoa đã phục hồi 430,2 ha đất sau khi khai thác trong năm 2005. Mục tiêu chủ yếu của chương trình phục hồi là gây dựng lại hệ sinh thái rừng bạch đàn vốn có ở đây trước khi khai thác mỏ. Một cấu thành cơ bản của mục tiêu này là phục hồi 100 % độ phong phú thực vật của rừng bạch đàn. Khu vực phục hồi lại được kiểm tra sau 15 tháng để so sánh với độ phong phú thực vật với các khu vực không có khai thác gần đó. Độ phong phú này thay đổi từng năm bởi điều

kiện của các mùa trong năm làm ảnh hưởng đến mức độ gieo hạt trong lớp đất bề mặt và tỷ lệ mọc mầm. Kiểm tra cho thấy đạt được 96 % độ phong phú thực vật trong khu vực khôi phục. Khôi phục hệ động vật là một yếu tố quan trọng khác trong phục hồi hệ sinh thái. Kiểm tra hệ động vật tại khu vực phục hồi cho thấy 100 % loài có vú, 90 % loài chim và 78% loài bò sát đã đến định cư tại khu vực này. Alcoa cũng làm gia tăng tính đa dạng động vật bằng cách hỗ trợ và tiến hành nghiên cứu trong khu vực này.

Một yếu tố quan trọng khác đã thành công trong chương trình phục hồi vùng đất mỏ của Úc là liên kết với kế hoạch khai thác. Công việc khôi phục được giám đốc sản xuất điều hành, và mục tiêu, là độ phong phú các hệ động thực vật được đưa vào mục tiêu sản xuất. Từ khi bắt đầu khai thác trong năm 1963, Alcoa đã khôi phục được 12.594 ha ở Tây Úc và thu dọn 15.222 ha khác. Trong năm 2005, Alcoa khôi phục 5,6 ha tại Anglesea. Kiểm tra sau 18 tháng khôi phục thấy độ phong phú thực vật cao hơn so với khu vực hoang không khai thác gần đấy. Chương trình khôi phục Anglesea trong năm 2006 tập trung vào khu vực đã được khôi phục lần đầu hơn 20 năm trước, lần này trồng loại cây vốn không có ở đây. Khu vực này đã được thu dọn sạch và được khôi phục bằng cách sử dụng những kỹ thuật khôi phục mới, bao gồm chuyển đổi trực tiếp lớp đất bề mặt để kích thích sự nẩy mầm trở lại của thực vật bản địa. Trong năm 2005, Chính quyền bang Victoria công nhận thành công của chương trình khôi phục mỏ Anglesea, trao phần thưởng Strzelecki cho thành công phát triển bền vững này. Phục hồi môi trường vùng Tây Úc được Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc và Hiệp hội quốc tế về Khôi phục sinh thái công nhận là một trong những chương trình khôi phục sinh thái tốt nhất trên thế giới.

Viện Bauxite Jamaica và Viện Inter - American về Hợp tác Nông nghiệp cùng hợp tác trong một dự án 5 năm phát triển nuôi dê thịt trị giá 3,3 triệu USD trên mảnh đất đã được khôi phục sau khi khai thác bauxit ở Mocho, Clarendon, Jamaica. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy ngành nông nghiệp được coi là một tiêu chí cho phát triển bền vững và đào tạo kỹ năng cần thiết để tạo ra nguồn thu nhập cho cư dân ở mỏ Nhôm ở Mocho, mỏ than Cerrejon, Canada. Theo nghiên cứu của Avílio A. Franco and Sergio M. De Faria (1996) [30], các loài cây họ đậu rhizobia hoặc bradyrhizobia

cung cấp khoảng 12 tấn hữu cơ khô và 190 kgN/ha/năm. Các thí nghiệm với các loài cây bản địa và cây họ đậu đã thành công trong việc cải tạo đất, khu vực khai thác mỏ lộ thiên và dư lượng axit từ khai thác bauxite mà không cần bổ sung các chất hữu cơ. Tuy nhiên, cần bổ sung phosphate, thạch cao, vi chất dinh dưỡng và kali [30].

Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành một dự án thử nghiệm đầu tiên trên thế giới là trồng cây để thu gom As độc hại trong đất. Theo Chen Toongbin thuộc Viện khoa học địa lý và Tài nguyên thì dự án trên được thực hiện tại ba địa điểm ở tỉnh Hồ Nam, Triết Giang và Quảng Đông. Mỗi địa điểm thử nghiệm có diện tích 1 ha được trồng 30 tấn hạt Pteris vittata L., một loại dương xỉ có thể hấp thu được 10% As từ đất trong vòng 1 năm. Các nhà khoa học Trung Quốc đã dần dần hoàn thiện kỹ thuật trồng cây dương xỉ (Pteris vittata L.) và cỏ vetiver để “hút” các nguyên tố kim loại nặng trong đất như thạch tín, đồng, kẽm… Với kỹ thuật này, họ hy vọng có thể giải quyết về cơ bản vấn đề ô nhiễm kim loại nặng ở vùng hạ du của Trung Quốc do quá trình khai khoáng gây nên (Shu W. S và cộng sự, 2002) [35].

Một trong những mục tiêu của công tác hoàn thổ là lập lại thảm thực vật nhằm làm cho khu vực ổn định, bền vững và có thể ngăn ngừa, kiểm soát được xói mòn. Với những đặc trưng sinh lý và hình thái độc đáo, cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides L.) được sử dụng rất hiệu quả không chỉ để kiểm soát xói mòn mà còn là loài có khả năng chống chịu cao đối với những loại đất bị ô nhiễm kim loại nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, loài cỏ này có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, thậm chí cả trong điều kiện môi trường đất khắc nghiệt: rất chua, kiềm, hàm lượng Mn và Al di động cao. Vì vậy, cỏ vetiver đã được sử dụng rất thành công trong phục hồi và cải tạo đất vùng mỏ như: mỏ than, vàng, bentonit, bôxit ở Australia; mỏ vàng, kim cương, platin ở Nam Phi; mỏ đồng ở Chi Lê; mỏ chì ở Thái Lan, mỏ chì, kẽm, bôxit ở Trung Quốc v.v…( McGregor, R.J. and McRae, T. (2000) [31].

1.3.2. Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam

Theo Đặng Văn Minh (2014) [27], chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu biện pháp

phục hồi, cải tạo và sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên" cho thấy đối với vùng đất sau khai khoáng có địa hình phức tạp và dốc, hoặc vùng đất sau khai khoáng không được hoàn thổ, những vùng đất này không có khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là phủ xanh và cải tạo phục hồi đất bằng cây lâm nghiệp (cây keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm). Phương án thích hợp cho một số vùng có thể sử dụng để sản xuất nông nghiệp là triển khai mô hình nông-lâm kết hợp, sử dụng cây cải tạo đất họ đậu và cây lâm nghiệp trồng trên những vùng đất nghèo kiệt do khai khoáng để tăng che phủ đất và tăng độ phì đất.

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Cho đến nay, chúng ta đã xác định được hơn 5000 điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản có ích với quy mô trữ lượng khác nhau. Tiềm năng phát triển của ngành khai thác khoáng sản kim loại của Việt Nam là rất to lớn, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp có liên quan cũng như tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động đáng

kể ở các vùng có các hoạt động khai thác khoáng sản mà phần lớn nằm ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản những thách thức về vấn đề môi trường cũng trở nên nghiêm trọng và cấp bách hơn. Cùng với sự phát triển của ngành khai thác khoáng sản là sự gia tăng tất yếu của các tác động môi trường trong đó có vấn đề nổi cộm là làm hoang hóa và thoái hóa một diện tích lớn đất dân cư, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất hữu ích nói chung (Lưu Thế Anh, 2007) [36].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Đối tượng khảo sát, đánh giá:

- Các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét; - Cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp khai thác;

- Cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, người dân địa phương.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian:

Đề tài thực hiện tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi thời gian:

+ Đề tài được thực hiện từ tháng 6/2017 đến tháng 2/2018

+ Phạm vi thời gian số liệu: các số liệu được thu thập từ năm 2013 - 2016.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Thạch Hà.

- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà.

- Tình hình sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các sở, phòng, ban thuộc tỉnh Hà Tĩnh để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu.

Thu thập các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương về chính sách liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản và quản lý sử dụng đất sau khi khai thác khoáng sản.

Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin từ Internet để có số liệu về tình hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản đến đời sống kinh tế - xã hội, môi trường trong nước, của tỉnh Hà Tĩnh và của huyện Thạch Hà.

2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Chọn 06 xã có nhiều mỏ đá xây dựng, đất san lấp và đất sét đang hoạt động khai thác để điều tra, khảo sát thực địa. Đồng thời chọn một số mỏ đá xây dựng, đất san lấp, đất sét điển hình để đánh giá hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất khi khai thác khoáng sản, gồm: Nhóm mỏ khai thác đá xây dựng tại xã Thạch Hải, Thạch Bàn (02 mỏ đang khai thác), nhóm mỏ khai thác đất đồi tại xã Ngọc Sơn (01 mỏ đang khai thác, 01 mỏ đã kết thúc khai thác và 01 khu vực khai thác trái phép) và nhóm mỏ khai thác đất sét tại xã Phù Việt, Thạch Kênh, Thạch Điền (02 mỏ đang khai thác, 01 mỏ đã kết thúc khai thác).

Bảng 2.1. Các mỏ đá xây dựng điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng

STT Đơn vịđược cấp phép Địa điểm khai thác Thời gian khai thác Thời gian kết thúc I Mỏđang khai thác 1 Công ty CPKT – CB đá Thạch Hải xã Thạch Hải 7/2016 7/2021 2 Công ty CPXD 1 Hà Tĩnh xã Thạch Bàn 02/2014 02/2019

(Nguồn: Phòng Khoáng sản – SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, 2017)

Bảng 2.2. Các mỏ đất đồi điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng

STT Đơn vịđược cấp phép Địa điểm khai thác Thời gian khai thác Thời gian kết thúc I Mỏđã kết thúc khai thác

1 Công ty TNHH Tuấn Dũng xã Ngọc Sơn 01/2012 01/2015

1 Công ty CPXD và TM Vinaco xã Ngọc Sơn 01/2015 01/2020

III Khu vực khai thác trái phép tại xóm Bắc Sơn, xã Ngọc Sơn

(Nguồn: Phòng Khoáng sản – SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, 2017)

Bảng 2.3. Các mỏ đất sét điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng

STT Đơn vịđược cấp phép Địa điểm khai thác Thời gian khai thác Thời gian kết thúc I Mỏđã kết thúc khai thác

1 Công ty CP Việt Hà - Hà Tĩnh xã Thạch Điền 9/2009 9/2014

II Mỏđang khai thác

1 Công ty TNHH Thuận Hoàng xã Phù Việt 7/2011 7/2023

2 Công ty CP Kinh doanh vật

liệu và Xây dựng Hà Tĩnh xã Thạch Kênh 4/2015 4/2030

(Nguồn: Phòng Khoáng sản – SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, 2017)

b. Phương pháp phỏng vấn nhóm hộ dân

Tiến hành điều tra dân cư sở tại về hiện trạng sử dụng đất, các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khai thác khoáng sản đến đời sống nhân dân. Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu, trong đó mỗi xã có 10 phiếu. Những hộ dân đại diện được lựa chọn tham gia trả lời bảng hỏi là những hộ gần khu vực nghiên cứu, trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản.

Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, quan sát và phỏng vấn nhằm xác định rõ hiện trạng khai thác, hiện trạng sử dụng đất và các tác động môi trường đất, cụ thể:

- Khảo sát hiện trạng phân bố và khai thác thực tế các mỏ, điểm khoáng sản (đang khai thác hoặc đã đóng cửa mỏ) trên địa bàn;

- Khảo sát tình trạng phục hồi đất sau khai thác khoáng sản: Hoàn thổ, không hoàn thổ, tỷ lệ thực hiện hoàn thổ đất đai. Tỷ lệ hoàn thổ được đánh giá từ 0% (không hoàn thổ lại đất như hiện trạng ban đầu) đến 100% (hoàn thổ lại mặt bằng như lúc ban đầu).

- Khảo sát về các hiện tượng, tai biến địa chất, sinh thái tài nguyên đất, nước, rừng…Đánh giá thực bì trên đất sau khai thác khoáng sản. Hiện trạng thảm thực vật

của khu vực khai thác được đánh giá dựa vào tỷ lệ thảm thực vật được che phủ trên tổng diện tích khai thác và được đánh giá trên thang điểm 100 (0: bị cào sạch trắng, không còn thảm thực vật và 100 điểm là còn nguyên thảm thực vật). Tỷ lệ xử lý rác thải được đánh giá dựa trên tỷ lệ rác được thu gom và xử lý sau khi khai thác và tổng lượng rác thải phát sinh do khai thác khoáng sản tạo nên.

- Khảo sát công tác quản lý, các giải pháp bảo vệ môi trường mà các mỏ áp dụng; tình hình đổ thải,…

2.4.2. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia nhằm đưa ra những đánh giá chung về tình hình phát triển nông nghiệp cũng như tình hình sử dụng đất hiện nay.

2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh và xử lý số liệu

Đây là phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được, qua đó thiết lập các bảng biểu, biểu đồ để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu. Các số liệu trung bình được xử lý bằng phần mềm EXCEL. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu và biểu đồ.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH

HÀ TĨNH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thạch Hà là một huyện duyên hải, nằm về 2 phía của thành phố Hà Tĩnh; có tọa độ địa lý từ 18010’03’’ đến 18029’ vĩ độ bắc và 105038’ đến 106002’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà - Phía Tây giáp huyện Hương Khê

- Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên - Phía Đông Nam giáp Biển Đông.

Hình 3.1. Vị trí huyện Thạch Hà trong tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Thạch Hà có 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn và 30 xã (Ngọc Sơn, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Kênh, Thạch Sơn, Thạch Liên, Thạch Đỉnh, Phù Việt, Thạch Khê, Thạch Long, Việt Xuyên, Thạch Tiến, Thạch Thanh, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Ngọc, Tượng Sơn, Thạch Văn, Thạch Vĩnh, Thạch Thắng, Thạch Lưu, Thạch Đài, Bắc Sơn, Thạch Hội, Thạch Tân, Thạch Lâm, Thạch Xuân, Thạch Hương, Nam Hương, Thạch Điền).

Huyện Thạch Hà có diện tích tự nhiên là 35.391,50 ha; được tách làm hai phần nằm về hai phía Đông và Tây của thành phố Hà Tĩnh (phần phía Đông có 10 xã, phần phía Tây có 20 xã và thị trấn của huyện), dân số trung bình năm 2010 là 134.368

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 45)