Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 94)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý nghiêm

nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản đã được cấp giấy phép và tổ chức kiểm tra đột xuất khi phát hiện đơn vị có dấu hiệu vi phạm. Các cuộc kiểm tra tập trung nội dung việc khai thác theo thiết kế khai thác mỏ được phê duyệt, kiểm tra sản lượng khai thác thực tế, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động, thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Tùy theo mức độ vi phạm, để xử lý thu hồi hoặc đình chỉ giấy phép hoạt động khoáng sản.

Các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động kiểm tra, ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

Thành lập Đoàn công tác liên ngành tăng cường các đợt kiểm tra khai thác khoáng sản trái phép, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện khai thác, vận chuyển cát trên sông nhằm giải tỏa, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin; kiên quyết thu hồi các phương tiện thuyền, phà hoạt động trên sông không đăng ký, đăng kiểm theo quy định, các phương tiện vượt tải trọng cho phép khi tham gia hoạt động vận tải khoáng sản; trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chuyển sang xử lý hình sự. Trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý. Kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân đứng đầu các địa phương để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và tổng kết công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp nguồn kinh phí từ ngân sách, bảo đảm kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Rà soát, bổ sung quy hoạch các khu vực khoáng sản làm VLXD, đề xuất thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đặc biệt cát xây dựng để cấp phép nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và huyện.

Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh khoáng sản. Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có các bãi kinh doanh VLXD đã được quy hoạch hoàn thành thủ tục hồ sơ để hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 91 - 94)