Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 49)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.2. Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam

Theo Đặng Văn Minh (2014) [27], chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu biện pháp

phục hồi, cải tạo và sử dụng đất sau khai thác khoáng sản tại tỉnh Thái Nguyên" cho thấy đối với vùng đất sau khai khoáng có địa hình phức tạp và dốc, hoặc vùng đất sau khai khoáng không được hoàn thổ, những vùng đất này không có khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là phủ xanh và cải tạo phục hồi đất bằng cây lâm nghiệp (cây keo tai tượng, keo lai, keo lá tràm). Phương án thích hợp cho một số vùng có thể sử dụng để sản xuất nông nghiệp là triển khai mô hình nông-lâm kết hợp, sử dụng cây cải tạo đất họ đậu và cây lâm nghiệp trồng trên những vùng đất nghèo kiệt do khai khoáng để tăng che phủ đất và tăng độ phì đất.

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng. Cho đến nay, chúng ta đã xác định được hơn 5000 điểm quặng với trên 60 loại khoáng sản có ích với quy mô trữ lượng khác nhau. Tiềm năng phát triển của ngành khai thác khoáng sản kim loại của Việt Nam là rất to lớn, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp có liên quan cũng như tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động đáng

kể ở các vùng có các hoạt động khai thác khoáng sản mà phần lớn nằm ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.

Tuy nhiên đi đôi với sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản những thách thức về vấn đề môi trường cũng trở nên nghiêm trọng và cấp bách hơn. Cùng với sự phát triển của ngành khai thác khoáng sản là sự gia tăng tất yếu của các tác động môi trường trong đó có vấn đề nổi cộm là làm hoang hóa và thoái hóa một diện tích lớn đất dân cư, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất hữu ích nói chung (Lưu Thế Anh, 2007) [36].

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 49)