XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ SAU KHA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 88)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4. XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ SAU KHA

THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 3.4.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành gắn với công

tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Khoáng sản, Đất đai, Bảo vệ môi trường, các Nghị định của Chính phủ, các Quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của UBND tỉnh đến các địa phương, các tổ chức hoạt động khoáng sản và tới tận người dân để nắm bắt và thực hiện.

Quy định cụ thể, rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản của các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt, làm rõ trách nhiệm về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, hình thức xử lý kỷ luật trong trường hợp để xảy ra tình trạng hoạt động khoáng sản trái phép mà không có các biện pháp xử lý. Nâng cao vai trò trách nhiệm của địa phương nơi có mỏ trong công tác cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và quản lý thuế. Có chế tài xử lý nghiêm đối với các cơ quan quản lý nhà nước nếu để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Tổ chức Hội nghị tập huấn pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật cho cán bộ trong ngành, cán bộ chính quyền cơ sở ở các địa phương và các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, website ... để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và người dân trong việc chấp hành pháp luật về khoáng sản.

khoáng sản

Tiến hành điều tra, thăm dò địa chất, đánh giá về trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên địa bàn nhằm xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý, tiết kiệm; phù hợp điều kiện thực tế và chiến lược phát triển khoáng sản của quốc gia và của tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định đề án thăm dò khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò.

Tranh thủ nguồn vốn Trung ương và sự giúp đỡ chuyên môn, trang bị kỹ thuật của các Liên đoàn địa chất để thực hiện điều tra, đánh giá triển vọng các loại khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, VLXD;

Bổ sung Ủy viên có trình độ chuyên môn về địa chất vào Hội đồng thẩm định đề án thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản để đảm bảo chất lượng; phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình triển khai công tác thăm dò của Chủ đầu tư.

Đầu tư kinh phí địa phương để thăm dò, đánh giá các loại tài nguyên khoáng sản thông thường;

Huy động nguồn kinh phí của Doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản.

3.4.3. Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, nâng cao chất lượng công

tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch khoáng sản

Tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện để triển khai cấp phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. Đồng thời, bổ sung các khu vực mới có tiềm năng khoáng sản và điều kiện khai thác không ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan, du lịch.

Xác định nhu cầu VLXD (đất, đá, cát, sỏi ...) từng địa phương cụ thể, từng giai đoạn cụ thể để triển khai cấp phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch.

3.4.4. Chấn chỉnh việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và tổ chức tốt việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản. đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy định Luật Khoáng sản, tăng cường đấu giá khoáng sản nhằm tăng thu ngân sách; đến năm 2020 chấm dứt tình trạng khai thác nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, giải quyết kịp thời hồ sơ sau cấp phép khai thác khoáng sản;

Rà soát, đánh giá cụ thể tổng công suất của các mỏ đã được cấp phép theo từng loại khoáng sản, nhu cầu sử dụng thực tế và dự báo nhu cầu trong giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo việc cấp phép hoạt động khoáng sản vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản (nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường), đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, tránh tình trạng cung vượt quá cầu hoặc ngược lại.

Chỉ cấp phép khai thác cho các đơn vị có năng lực về tài chính và thiết bị hiện đại, đảm bảo đầu tư khai thác với công suất lớn gắn với chế biến sâu. Đối với các khu vực mỏ cấp phép khai thác trước ngày Luật Khoáng sản năm 2010, chỉ cấp lại giấy phép cho các doanh nghiệp có đủ năng lực, đã thực hiện đầu tư chế biến sâu, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Không cấp lại hoặc gia hạn giấy phép khai thác cho các đơn vị không có năng lực khai thác, không đầu tư chế biến sâu, hoạt động không hiệu quả, không có hợp đồng thuê đất, quá trình hoạt động có các hành vi vi phạm, các khu vực mỏ không đảm bảo khoảng cách an toàn, ảnh hưởng môi trường, cảnh quan.

Đối với các khu vực mỏ nằm ngoài diện tích đã được UBND tỉnh khoanh định không đấu giá, việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản bắt buộc phải thông qua đấu giá, đảm bảo công khai, minh bạch.

Thực hiện kịp thời quy trình xử lý thủ tục hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, hồ sơ thuê đất, giá đất cho các đơn vị hoạt động khoáng sản thông qua bộ phận 1 cửa liên thông.

* Về tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Trước ngày 30/12 hàng năm, UBND thực hiện rà soát, dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản VLXD và các khoáng sản khác trên địa bàn để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch đấu giá năm sau;

Xây dựng Kế hoạch đấu giá quyền khai thác các mỏ, phải có lấy ý kiến cộng đồng người dân, làm rõ nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất, khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng trên diện tích mỏ. Tính toán, xác định nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Nguồn kinh phí này được trích từ Dự toán ngân sách của tỉnh và phí đấu giá thu của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá.

3.4.5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các tổ chức vị phạm môi trường trong khai thác khoáng sản; nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ về môi trường. Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Quyết định số 18/2013/QĐ -TTg ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo,

phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Đối với các mỏ đã hết hạn khai thác, yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành Đề án đóng cửa mỏ để trình UBND huyện xem xét và trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện các hạng mục, công trình nhằm cải tạo phục hồi môi trường, đảm bảo an toàn khu vực mỏ sau khi kết thúc khai thác; nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, bàn giao đất cho địa phương quản lý.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường của các đơn vị hoạt động khoáng sản, có thể kết hợp lồng ghép với kế hoạch kiểm tra liên ngành nhằm hạn chế nhiều đoàn kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý; yêu cầu các đơn vị hoạt động khoáng sản trước khi tiến hành khai thác phải ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo đúng quy định, trường hợp đơn vị chưa thực hiện ký quỹ yêu cầu dừng hoạt động khai thác.

Rà soát các mỏ đã hết hạn giấy phép khai thác và đã dừng khai thác nhưng chưa thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện; đề xuất phương án giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể. Không tiếp tục cấp phép khai thác mỏ cho các tổ chức đã có mỏ ở khu vực khác nay đã hết hạn nhưng không chấp hành việc đóng cửa mỏ.

Kiểm tra, rà soát cụ thể các mỏ có đề án (hoặc dự án) cải tạo phục hồi môi trường được UBND huyện phê duyệt (chủ yếu là các mỏ sét, đất san lấp, cát xây dựng) với số tiền ký quỹ ít, các đơn vị không chấp hành việc đóng cửa mỏ. Trường hợp chưa bàn giao, sử dụng, nếu chủ giấy phép không thực hiện thì đề xuất, tổ chức, cá nhân thay thế thực hiện việc đóng cửa mỏ. Chi phí thực hiện đóng cửa mỏ được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của đơn vị trước và do địa phương tự bố trí. Đối với các khu vực để xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép, có phương án để hoàn trả môi trường.

3.4.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản và xử lý

nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản đã được cấp giấy phép và tổ chức kiểm tra đột xuất khi phát hiện đơn vị có dấu hiệu vi phạm. Các cuộc kiểm tra tập trung nội dung việc khai thác theo thiết kế khai thác mỏ được phê duyệt, kiểm tra sản lượng khai thác thực tế, việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động, thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. Tùy theo mức độ vi phạm, để xử lý thu hồi hoặc đình chỉ giấy phép hoạt động khoáng sản.

Các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động kiểm tra, ngăn chặn kịp thời tình trạng khai thác khoáng sản trái phép. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn.

Thành lập Đoàn công tác liên ngành tăng cường các đợt kiểm tra khai thác khoáng sản trái phép, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện khai thác, vận chuyển cát trên sông nhằm giải tỏa, ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc được báo tin; kiên quyết thu hồi các phương tiện thuyền, phà hoạt động trên sông không đăng ký, đăng kiểm theo quy định, các phương tiện vượt tải trọng cho phép khi tham gia hoạt động vận tải khoáng sản; trường hợp vi phạm nghiêm trọng, chuyển sang xử lý hình sự. Trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để chỉ đạo xử lý. Kiên quyết xử lý nghiêm tập thể, cá nhân đứng đầu các địa phương để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép

Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và tổng kết công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp nguồn kinh phí từ ngân sách, bảo đảm kinh phí cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Rà soát, bổ sung quy hoạch các khu vực khoáng sản làm VLXD, đề xuất thực hiện việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản, đặc biệt cát xây dựng để cấp phép nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và huyện.

Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về điều kiện, năng lực của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh khoáng sản. Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có các bãi kinh doanh VLXD đã được quy hoạch hoàn thành thủ tục hồ sơ để hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Huyện Thạch Hà có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong việc phát triển ngành khai thác khoáng sản. Trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng 36,5% và có nhiều tiềm năng phát triển như nguồn nguyên liệu dồi dào, lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dân số.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã được thực hiện đầy đủ. Đặc biệt là công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản, cấp phép hoạt động khoáng sản, công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về khoáng sản, công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Huyện đã phối hợp với tỉnh đã ban hành được bảng thuế tài nguyên các loại khoáng sản trên địa bàn.

Tổng diện tích đất phục vụ cho các hoạt động khai thác khoáng sản, VLXD trên địa bàn huyện Thạch Hà năm 2016 đạt 513,09 ha, chiếm 1,45% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho hoạt động khai thác khoáng sản có tổng diện tích là 457,84 ha. Quy mô của các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn huyện có quy mô từ nhỏ đến trung bình, dao động từ 3,9 đến 17,5 ha. Toàn huyện hiện có 16 mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và 02 mỏ khoáng sản phục vụ phát triển công nghiệp.

Ngân sách đóng góp từ hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện không ngừng gia tăng qua các năm, đạt bình quân 16 tỉ năm 2013 và 19 tỉ năm 2014 (năm 2016 chỉ đạt 7,7 tỷ do mỏ sắt tạm dừng hoạt động). Trong đó tỉ trọng đóng góp từ hoạt động khai thác sắt chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là hoạt động khai thác cát, sỏi xây dựng, cát san lấp.

Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện đã tạo công ăn việc làm cho bình quân 202 người trong giai đoạn 2013 đến năm 2016. Lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản có xu hướng gia tăng qua các năm.

Vần đề bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã được chú trọng tuy nhiên chưa cao. Vấn đề xử lý chất thải rắn đang ít được chú trọng, tỉ lệ hoàn thổ đất mặc dù dao động từ 13 đến 90%, tuy nhiên thảm thực vật trên các vùng đất khai thác xong này phát triển rất thấp, một số nơi cây trồng không phát triển được, một số nơi xảy ra hiện tượng khai thác trái phép chưa được hoàn trả môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn trong các mỏ khai thác đều ở mức độ nghiêm trọng và cực kỳ nghiêm trọng.

Đề tài đã đưa ra được 6 nhóm giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng trên địa bàn. Các nhóm giải pháp này là khả nghi và có thể triển khai trên diện rộng.

4.2. KIẾN NGHỊ

Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về tác động của các chính sách quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất khoáng sản.

Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về sự thay đổi tính chất đất, nước, không khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 88)