Chấn chỉnh việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và tổ chức tốt việc đấu giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 90)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.4. Chấn chỉnh việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và tổ chức tốt việc đấu giá

đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy định Luật Khoáng sản, tăng cường đấu giá khoáng sản nhằm tăng thu ngân sách; đến năm 2020 chấm dứt tình trạng khai thác nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, gây ô nhiễm môi trường; hướng dẫn, giải quyết kịp thời hồ sơ sau cấp phép khai thác khoáng sản;

Rà soát, đánh giá cụ thể tổng công suất của các mỏ đã được cấp phép theo từng loại khoáng sản, nhu cầu sử dụng thực tế và dự báo nhu cầu trong giai đoạn 2016 - 2020, đảm bảo việc cấp phép hoạt động khoáng sản vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản (nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường), đảm bảo tiết kiệm tài nguyên, tránh tình trạng cung vượt quá cầu hoặc ngược lại.

Chỉ cấp phép khai thác cho các đơn vị có năng lực về tài chính và thiết bị hiện đại, đảm bảo đầu tư khai thác với công suất lớn gắn với chế biến sâu. Đối với các khu vực mỏ cấp phép khai thác trước ngày Luật Khoáng sản năm 2010, chỉ cấp lại giấy phép cho các doanh nghiệp có đủ năng lực, đã thực hiện đầu tư chế biến sâu, hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Không cấp lại hoặc gia hạn giấy phép khai thác cho các đơn vị không có năng lực khai thác, không đầu tư chế biến sâu, hoạt động không hiệu quả, không có hợp đồng thuê đất, quá trình hoạt động có các hành vi vi phạm, các khu vực mỏ không đảm bảo khoảng cách an toàn, ảnh hưởng môi trường, cảnh quan.

Đối với các khu vực mỏ nằm ngoài diện tích đã được UBND tỉnh khoanh định không đấu giá, việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản bắt buộc phải thông qua đấu giá, đảm bảo công khai, minh bạch.

Thực hiện kịp thời quy trình xử lý thủ tục hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, hồ sơ thuê đất, giá đất cho các đơn vị hoạt động khoáng sản thông qua bộ phận 1 cửa liên thông.

* Về tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Trước ngày 30/12 hàng năm, UBND thực hiện rà soát, dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản VLXD và các khoáng sản khác trên địa bàn để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch đấu giá năm sau;

Xây dựng Kế hoạch đấu giá quyền khai thác các mỏ, phải có lấy ý kiến cộng đồng người dân, làm rõ nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất, khả năng đền bù, giải phóng mặt bằng trên diện tích mỏ. Tính toán, xác định nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Nguồn kinh phí này được trích từ Dự toán ngân sách của tỉnh và phí đấu giá thu của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 89 - 90)