Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu

2.4.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập các báo cáo, số liệu, tài liệu tại các sở, phòng, ban thuộc tỉnh Hà Tĩnh để có được thông tin cơ bản của vùng nghiên cứu.

Thu thập các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và địa phương về chính sách liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản và quản lý sử dụng đất sau khi khai thác khoáng sản.

Thu thập thông tin từ những công trình nghiên cứu đã được công bố, những bài báo, báo cáo, tài liệu hội thảo, thu thập thông tin từ Internet để có số liệu về tình hình khai thác khoáng sản, ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản đến đời sống kinh tế - xã hội, môi trường trong nước, của tỉnh Hà Tĩnh và của huyện Thạch Hà.

2.4.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

a. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Chọn 06 xã có nhiều mỏ đá xây dựng, đất san lấp và đất sét đang hoạt động khai thác để điều tra, khảo sát thực địa. Đồng thời chọn một số mỏ đá xây dựng, đất san lấp, đất sét điển hình để đánh giá hiện trạng, làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất khi khai thác khoáng sản, gồm: Nhóm mỏ khai thác đá xây dựng tại xã Thạch Hải, Thạch Bàn (02 mỏ đang khai thác), nhóm mỏ khai thác đất đồi tại xã Ngọc Sơn (01 mỏ đang khai thác, 01 mỏ đã kết thúc khai thác và 01 khu vực khai thác trái phép) và nhóm mỏ khai thác đất sét tại xã Phù Việt, Thạch Kênh, Thạch Điền (02 mỏ đang khai thác, 01 mỏ đã kết thúc khai thác).

Bảng 2.1. Các mỏ đá xây dựng điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng

STT Đơn vịđược cấp phép Địa điểm khai thác Thời gian khai thác Thời gian kết thúc I Mỏđang khai thác 1 Công ty CPKT – CB đá Thạch Hải xã Thạch Hải 7/2016 7/2021 2 Công ty CPXD 1 Hà Tĩnh xã Thạch Bàn 02/2014 02/2019

(Nguồn: Phòng Khoáng sản – SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, 2017)

Bảng 2.2. Các mỏ đất đồi điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng

STT Đơn vịđược cấp phép Địa điểm khai thác Thời gian khai thác Thời gian kết thúc I Mỏđã kết thúc khai thác

1 Công ty TNHH Tuấn Dũng xã Ngọc Sơn 01/2012 01/2015

1 Công ty CPXD và TM Vinaco xã Ngọc Sơn 01/2015 01/2020

III Khu vực khai thác trái phép tại xóm Bắc Sơn, xã Ngọc Sơn

(Nguồn: Phòng Khoáng sản – SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, 2017)

Bảng 2.3. Các mỏ đất sét điển hình trên địa bàn huyện Thạch Hà chọn phân tích đánh giá thực trạng

STT Đơn vịđược cấp phép Địa điểm khai thác Thời gian khai thác Thời gian kết thúc I Mỏđã kết thúc khai thác

1 Công ty CP Việt Hà - Hà Tĩnh xã Thạch Điền 9/2009 9/2014

II Mỏđang khai thác

1 Công ty TNHH Thuận Hoàng xã Phù Việt 7/2011 7/2023

2 Công ty CP Kinh doanh vật

liệu và Xây dựng Hà Tĩnh xã Thạch Kênh 4/2015 4/2030

(Nguồn: Phòng Khoáng sản – SởTài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, 2017)

b. Phương pháp phỏng vấn nhóm hộ dân

Tiến hành điều tra dân cư sở tại về hiện trạng sử dụng đất, các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của khai thác khoáng sản đến đời sống nhân dân. Tổng số phiếu điều tra là 60 phiếu, trong đó mỗi xã có 10 phiếu. Những hộ dân đại diện được lựa chọn tham gia trả lời bảng hỏi là những hộ gần khu vực nghiên cứu, trực tiếp chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản.

Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát, quan sát và phỏng vấn nhằm xác định rõ hiện trạng khai thác, hiện trạng sử dụng đất và các tác động môi trường đất, cụ thể:

- Khảo sát hiện trạng phân bố và khai thác thực tế các mỏ, điểm khoáng sản (đang khai thác hoặc đã đóng cửa mỏ) trên địa bàn;

- Khảo sát tình trạng phục hồi đất sau khai thác khoáng sản: Hoàn thổ, không hoàn thổ, tỷ lệ thực hiện hoàn thổ đất đai. Tỷ lệ hoàn thổ được đánh giá từ 0% (không hoàn thổ lại đất như hiện trạng ban đầu) đến 100% (hoàn thổ lại mặt bằng như lúc ban đầu).

- Khảo sát về các hiện tượng, tai biến địa chất, sinh thái tài nguyên đất, nước, rừng…Đánh giá thực bì trên đất sau khai thác khoáng sản. Hiện trạng thảm thực vật

của khu vực khai thác được đánh giá dựa vào tỷ lệ thảm thực vật được che phủ trên tổng diện tích khai thác và được đánh giá trên thang điểm 100 (0: bị cào sạch trắng, không còn thảm thực vật và 100 điểm là còn nguyên thảm thực vật). Tỷ lệ xử lý rác thải được đánh giá dựa trên tỷ lệ rác được thu gom và xử lý sau khi khai thác và tổng lượng rác thải phát sinh do khai thác khoáng sản tạo nên.

- Khảo sát công tác quản lý, các giải pháp bảo vệ môi trường mà các mỏ áp dụng; tình hình đổ thải,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)