Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 69)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.2.3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản

- Về tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Thực hiện Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, trong năm 2016, UBND huyện Thạch Hà đã rà soát và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức lập, thông báo và bán hồ sơ mời đấu giá quyền khai thác khoáng sản của 04 khu vực mỏ (đã hoàn thành công tác thăm dò) trên địa bàn huyện Thạch Hà theo Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 28/6/2016 của UBND tỉnh. Đó là các mỏ tại đất san lấp tại xã Bắc Sơn, Thạch Ngọc, mỏ sét gạch ngói ở xã Phù Việt, mỏ cát ở xã Thạch Hải. Nhằm đảm bảo cho công tác tài chính của hoạt động khai thác khoáng sản diễn ra minh bạch, UBND huyện đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về thuế của các loại khoáng sản trên địa bàn như ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Thuế các loại khoáng sản trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh

TT Loại tài nguyên Đơn vị

tính

Giá tối thiểu để tính

thuế tài nguyên

(ĐVT: đồng)

I Khoáng sản kim loại

1 Quặng sắt (sắt limonit, hàm lượng 32- 53%) tấn 550.000 2 Quặng sắt (sắt manhetit, hàm lượng ≥ 60%) tấn 900.000

3 Quặng thô Titan (hàm lượng 70% KVN; tại

khu vực có hàm lượng quặng đầu vào ≥ 2%) tấn 1.000.000

4 Quặng thô Titan (hàm lượng 70% KVN; tại

khu vực có hàm lượng quặng đầu vào ≤ 2% tấn 530.000

5 Zilcon tấn 15.000.000 6 Rutil tấn 7.500.000 7 Monnazit tấn 15.000.000 8 Mangan - Mangan (hàm lượng 16-17%) tấn 420.000 - Mangan (hàm lượng 20-23%) tấn 500.000

TT Loại tài nguyên Đơn vị tính

Giá tối thiểu để tính

thuế tài nguyên

(ĐVT: đồng)

- Mangan (hàm lượng 24-27%) tấn 1.400.000

- Mangan (hàm lượng 28-29%) tấn 1.700.000

II Khoáng sản không kim loại

1 Vật liệu xây dựng thông thường

1.1 Đất khai thác san lấp, xây đắp công trình m3 25.000 1.2 Đất, sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói m3 35.000

1.3 Cát xây m3 60.000 1.4 Cát tô da m3 55.000 1.5 Cát san nền m3 35.000 1.6 Đá hộc (KT>15 cm) m3 100.000 1.7 Đá 1x2 m3 220.000 1.8 Đá 2x4 m3 1800.000 1.9 Đá 4x6 m3 150.000 1.10 Đá 0,5x1 m3 170.000 1.11 Đá 0,5 m3 130.000 1.12 Đá base m3 100.000 1.13 Đá bột m3 70.000 1.14 Đá xô bồ m3 80.000 2 Cát trắng (Cát làm thủy tinh) tấn 120.000

- Về thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản:

Để đảm bảo đúng quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Thạch Hà đã rà soát, tính toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn, cụ thể:

Năm 2014: Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện là 131,7 tỷ đồng, trong đó: UBND tỉnh phê duyệt là 77,2 tỷ đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt là 114,5 tỷ đồng. Số tiền đã nộp là 117,5 tỷ đồng, số tiền còn nợ là 14,2 tỷ đồng.

Năm 2015: Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện là 129,8 tỷ đồng (nợ và truy thu năm 2014 là 14,2 tỷ đồng, năm 2015 là 115,6 tỷ đồng). Số tiền đã nộp là 87,9 tỷ đồng, số tiền còn nợ là 27,7 tỷ đồng.

Năm 2016: Tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là 62,5 tỷ đồng (nợ và truy thu năm 2014, 2015 là 41,9 tỷ đồng, năm 2016 là 20,6 tỷ đồng). Số tiền đã nộp là 55,7 tỷ đồng, số tiền còn nợ là 6,8 tỷ đồng.

- Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản

Công tác cấp giấy phép hoạt động khoáng sản từ năm 2013 đến năm 2016 trên địa bàn huyện Thạch Hà được thực hiện theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010, phù hợp các Quy hoạch đã phê duyệt và không nằm trong các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản. Trong quá trình thẩm định, cấp giấy phép, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã rà soát kỹ các vấn đề liên quan đến an ninh - quốc phòng, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan, môi trường. Ưu tiên cấp phép khai thác cho các đơn vị đầu tư quy mô, có thiết bị máy móc hiện đại, khai thác gắn với chế biến.

Ngoài ra, theo chủ trương của UBND tỉnh tại Văn bản số 397 về cải tạo, thu hồi đất, cát san lấp phục vụ các công trình nông thôn mới, UBND huyện đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho thực hiện cải tạo, tận thu 10 điểm đất san lấp trên địa bàn các xã Ngọc Sơn và Thạch Ngọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 69)