Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 90 - 91)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.5. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động khoáng sản của các doanh nghiệp; xử lý nghiêm các tổ chức vị phạm môi trường trong khai thác khoáng sản; nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ về môi trường. Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; Quyết định số 18/2013/QĐ -TTg ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về cải tạo,

phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Đối với các mỏ đã hết hạn khai thác, yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành Đề án đóng cửa mỏ để trình UBND huyện xem xét và trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện các hạng mục, công trình nhằm cải tạo phục hồi môi trường, đảm bảo an toàn khu vực mỏ sau khi kết thúc khai thác; nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, bàn giao đất cho địa phương quản lý.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc bảo vệ môi trường của các đơn vị hoạt động khoáng sản, có thể kết hợp lồng ghép với kế hoạch kiểm tra liên ngành nhằm hạn chế nhiều đoàn kiểm tra nhưng vẫn đảm bảo công tác quản lý; yêu cầu các đơn vị hoạt động khoáng sản trước khi tiến hành khai thác phải ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường theo đúng quy định, trường hợp đơn vị chưa thực hiện ký quỹ yêu cầu dừng hoạt động khai thác.

Rà soát các mỏ đã hết hạn giấy phép khai thác và đã dừng khai thác nhưng chưa thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện; đề xuất phương án giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể. Không tiếp tục cấp phép khai thác mỏ cho các tổ chức đã có mỏ ở khu vực khác nay đã hết hạn nhưng không chấp hành việc đóng cửa mỏ.

Kiểm tra, rà soát cụ thể các mỏ có đề án (hoặc dự án) cải tạo phục hồi môi trường được UBND huyện phê duyệt (chủ yếu là các mỏ sét, đất san lấp, cát xây dựng) với số tiền ký quỹ ít, các đơn vị không chấp hành việc đóng cửa mỏ. Trường hợp chưa bàn giao, sử dụng, nếu chủ giấy phép không thực hiện thì đề xuất, tổ chức, cá nhân thay thế thực hiện việc đóng cửa mỏ. Chi phí thực hiện đóng cửa mỏ được lấy từ tiền ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường của đơn vị trước và do địa phương tự bố trí. Đối với các khu vực để xảy ra hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép, có phương án để hoàn trả môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý sử dụng đất tại các mỏ khai thác đá xây dựng, đất san lấp và đất sét trên địa bàn huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 90 - 91)