Kết quả định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn địa lí (Trang 66 - 93)

3.2.1.1. Kết quả điều tra phiếu hỏi học sinh lớp thực nghiệm (trước thực nghiệm)

Với lớp đối chứng, phát phiếu điều tra HS với 10 câu hỏi ở các mức độ đồng ý khác nhau thu được kết quả bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả điều tra phiếu hỏi học sinh (trước thực nghiệm) Câu hỏi Mức độ đồng ý (%) Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

1. Em thấy nội dung kiến thức của bài học dễ hiểu, liên quan đến thực tế cuộc sống

9.7 32.3 48.4 9.6

2. Em thấy tầm quan trọng của bảo vệ

MT 9.7 32.3 48.4 9.6

3. Bài học giúp em nhận thức được tác hại của vứt rác, dùng nước, điện không tiết kiệm

6.5 22.5 64.5 6.5

4. Các hoạt động giúp em tăng cường

năng lực hợp tác 16.1 43.4 25.8 14.7 5. Bài học thúc đẩy em cần phải tuyên

truyền về bảo vệ MT đến cho người thân gia đình, trẻ nhỏ về bảo vệ MT

22.6 48.4 25.8 3.2

6. Bài học giúp em nhận ra được bảo vệ MT cần làm từ việc rất nhỏ như không xả rác bừa bãi, ít sử dụng túi nilong

6.5 22.6 54.8 16.1

9. Bài học giúp em biết tầm quan trọng

của trồng cây với bảo vệ MT 0 16.1 64.5 19.4 10. Bài học giúp em cần quyết liệt

ngăn cản hành động tàn phá môi trường như hút thuốc lá, chặt phá rừng

0 0 80.6 19.4

Kết quả khảo sát cho thấy: Đa phần các em chưa nhận thấy được tầm quan trọng của bảo vệ MT khi học phân môn Địa lí. HS chưa ý thức được tầm quan trọng của bảo vệ MT và chưa có hành động để bảo vệ MT.

3.2.1.2. Kết quả điều tra học sinh sau thực nghiệm

Bảng 3.3. Kết quả điều tra phiếu hỏi học sinh (sau thực nghiệm)

Câu hỏi Mức độ đồng ý (%) Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý

1. Em thấy nội dung kiến thức của bài học dễ hiểu, liên quan đến thực tế cuộc sống

32,3 48,4 16,1 3,2

2. Em thấy tầm quan trọng của bảo vệ

MT 32,3 48,4 16,1 3,2

3. Bài học giúp em nhận thức được tác hại của vứt rác, dùng nước, điện không tiết kiệm

38,7 48,4 9,7 3,2

4. Các hoạt động giúp em tăng cường

năng lực hợp tác 48,4 45,2 6,4 0 5. Bài học thúc đẩy em cần phải tuyên

truyền về bảo vệ MT đến cho người thân gia đình, trẻ nhỏ về bảo vệ MT

48,4 48,4 3,2 0

6. Bài học giúp em nhận ra được bảo vệ MT cần làm từ việc rất nhỏ như không xả rác bừa bãi, ít sử dụng túi nilong

51,6 48,4 0 0

9. Bài học giúp em biết tầm quan

trọng của trồng cây với bảo vệ MT 29,0 48,4 16,1 6,5 10. Bài học giúp em cần quyết liệt

ngăn cản hành động tàn phá môi trường như hút thuốc lá, chặt phá rừng

51,6 45,1 3,3 0

Thông qua bảng kết quả phiếu hỏi học sinh lớp thực nghiệm nhận thấy các chủ đề dạy học được lồng ghép kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS với môi trường. Kết quả thống kê cho thấy, đa phần HS đã ý thức được bảo vệ MT trong dạy học phân môn Địa lí như: Bài học thúc đẩy em cần phải tuyên truyền về bảo vệ MT

đến cho người thân gia đình; Bài học giúp em nhận ra được bảo vệ MT cần làm từ việc rất nhỏ như không xả rác bừa bãi, ít sử dụng túi nilong; Bài học giúp em cần quyết liệt ngăn cản hành động tàn phá môi trường như hút thuốc lá, chặt phá rừng; Bài học giúp em nâng cao năng lực thuyết trình trước tập thể.

3.2.1.3. Kết quả bài kiểm tra

Để đánh giá về mặt định lượng hiệu quả của quá trình thực nghiệm chúng tôi căn cứ vào kết quả hoạt động học tập của học sinh thông qua bài kiểm tra 10 phút ở cả hai nhóm lớp. Kết quả bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm và đối chứng được xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo thứ tự các bước sau:

- Lâp bảng phân phối về tần số, tần suất, tần suất tích lũy điểm số của các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Biểu diễn kết quả bằng đồ thị theo bảng phân phối tần suất.

Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê, trong đó chủ yếu sử dụng các thông số sau:

+ Tỉ lệ phần trăm (%): Để phân biệt kết quả học tập của HS làm cơ sở so sánh kết quả giữa lớp thực nghiệm và đối chứng trong quá trình thực nghiệm.

+ Giá trị trung bình X : Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức học trung bình của HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Giá trị X được tính theo công thức:

Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay

nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.

Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n = = ∑ . X : Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.

Độ lệch chuẩn phản ánh sự sai lệch hay độ giao động của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kiểm nghiệm – đánh giá phương pháp dạy học truyền thống và tích cực phân tán quanh X càng ít và ngược lại.

* Về sự phân bố kết quả bài kiểm tra

Dựa vào thống kê điểm chúng ta lập bảng tần số, tần suất, tần suất tích lũy kết quả điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và đối chứng được thể hiện ở bảng 3.3, 3.4, 3.5

Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra sau tiết dạy của chủ đề thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.4: Bảng phân bố tần số kết quả điểm lớp thực nghiệm và đối chứng

Lớp Hoàn thành tốt Hoàn Thành Chưa hoàn thành

Thực nghiệm 22 19 0

Đối chứng 9 30 0

Bảng 3.5. Bảng phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra (theo tỷ lệ %)

Lớp Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Thực nghiệm 53.7 46.3 0.0

Đối chứng 23.1 76.9 0.0

Từ số liệu bảng phân loại học sinh trên ta có đồ thị 3.1:

[VALUE] [VALUE] 46.3 [VALUE] [VALUE] [VALUE] 0 20 40 60 80

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

Thực nghiệm Đối chứng

Tỉ lệ % HS đạt mức độ “hoàn thành tốt” ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng. Lớp thực nghiêmk có 53.7% HS đạt mức độ hoàn thành tốt trong đó lớp đối chứng có 23.1 % có tỷ lệ nhỏ hơn so với lớp thực nghiệm. Mức độ “Hoàn thành” có 79.6% HS ở lớp đối chứng trong đó lớp thực nghiệm chỉ có 46.3%. Như vậy, phương án tổ chức thực nghiệm đã tác động đến ý thức, vận dụng bài học vào thực tế, góp phần nâng cao ý thức của HS.

Dựa trên kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của học sinh ở các nhóm thực nghiệm cao hơn các nhóm đối chứng.

3.2.2. Kết quả định tính

Ngoài việc phân tích định lượng từ kết quả bài kiểm tra, đánh giá, chúng tôi còn phân tích định tính thông qua sự so sánh về tinh thần thái độ học tập, không khí giờ học của các nhóm thực nghiệm và đối chứng. Chúng tôi có rút ra một số nhận xét sau

+ Học sinh các lớp đối chứng gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề thuộc về môi trường trong thực tiễn.

+ Khả năng tổng hợp kiến thức, tự học, tự tìm tòi, độc lập suy nghĩ của học sinh lớp thực nghiệm tốt hơn học sinh lớp đối chứng. Biểu hiện, học sinh các lớp thực nghiệm nắm chắc kiến thức các bài học, vận dụng tốt kiến thức vào thực tiễn.

Nhận xét chung

Kết quả đánh sau bài kiểm tra của lớp đối chứng và thực nghiệm tôi thấy điểm của lớp thực nghiệm cao hơn hẳn lớp đối chứng. Để lí giải điều này, tôi cho rằng do HS lớp thực nghiệm được tham gia giờ học Địa lí với các phương pháp và hình thức hấp dẫn do đó kích thích được tính tích cực của học sinh. Nhờ úng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy nên các em lớp thực nghiệm cảm thấy hào hứng hơn trong giờ học Địa lí. Đồng thời trong quá trình thực nghiệm giáo viên đã khéo léo khai thác vốn kinh nghiệm của học sinh về môi trường và bảo vệ MT thông qua các bài học dựa vào trải nghiệm. Vì thế, học sinh lớp thực nghiệm có sự phân tích và hiểu biết sâu sắc về vấn đề môi trường và ý thức bảo vệ môi trường. Còn HS lớp đối chứng được giảng dạy theo phương pháp truyền thống nên dẫn đến HS thụ động, kiến thức thu được không được HS ghi nhớ sâu sắc. Điều này chứng tỏ, nếu

vận dụng tốt các biện pháp đã đề xuất sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục việc giáo dục ý thức bảo vệ MT cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Địa lí đã có nhiều tác động tích cực đến cả giáo viên và học sinh.

Kết quả cuối cùng cho thấy thực nghiệm đã đạt được mục tiêu để ra và đồng thời chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

Tiểu kết chương 3

Giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí, giáo viên có thể giúp học sinh tìm hiểu được một cách sâu sắc bản chất về: Thành phần cấu tạo của môi trường: đất, nước, không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần của môi trường. Đây là bộ môn có nhiều khả năng để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường như nghiên cứu các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, về kinh tế xã hội. Số bài có nội dung địa lí trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ đáng kể. Do đó, môn học này có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất to lớn.

Trên cơ sở lý luận cùng hạn chế thực trạng, đề tài đề xuất biện pháp giúp GV tích hợp nội dung bảo vệ MT. Kết quả thực nghiệm sư phạm thông qua phiếu khảo sát và bài kiểm tra cho thấy đa số HS đều đã nhận thức được tầm quan trọng bảo vệ MT và có ý thức bảo vệ MT từ điều nhỏ bé trong cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Đối với vấn đề giáo dục MT, đây và một vất rất quan trọng được nhiều các tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Ở nước ta, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành cũng đưa ra nhiều các văn bản chỉ đạo, nhiều kế hoạch, dự án triển khai nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng đặc biệt là đối với HS tiểu học. Trong những năm qua nhiều nhà nghiên cứu đã khái quát, tổng hợp nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể: về nội dung chương trình; các hoạt động lồng ghép, tích hợp các hoạt động giáo dục môi trường ở địa phương; về các phương pháp và hình thức tổ chức ngoại khóa.

Phân môn Địa lí ở tiểu học là môn học cung cấp cho HS các kiến thức về sự tác động của con người và động thực vật đối với môi trường, giúp HS thấy được vai trò của một số vật chất và các dạng năng lượng thường gặp Môn học này hình thành cho HS kỹ năng phòng tránh các bệnh tật, các kỹ năng học tập trong MT; giúp HS có ý thức giữ gìn sức khỏe, biết yêu quý và bảo vệ MT xung quanh. Do đó, việc giáo dục MT dựa vào trải nghiệm trong dạy học này là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục MT và chất lượng dạy học môn học.

Thực trạng dạy học phân môn Địa lí, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS tiểu học chủ yếu dựa vào nội dung sách giáo khoa, chưa quan tâm đến thái độ và hành vi của HS tiểu học đối với môi trường. Việc dạy học chủ yếu thông qua việc tổ chức cho HS quan sát tranh (trong sách giáo khoa hoặc bộ đồ dùng dạy học tối thiểu), rất ít khi tiến hành tổ chức dạy ngoại khóa môn học này. Khi dạy học GV yêu cầu HS đọc nội dung sách giáo khoa để tìm hiểu, thảo luận các kiến thức, việc dạy học mới chỉ dừng lại ở việc khai thác các nội dung giáo dục MT cho HS. GV là người giảng giải và cung cấp thêm cho các em thông tin, số liệu, nội dung bổ sung những gì đã được ghi trong sách giáo khoa.

Ở tiểu học, GV đã có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, tầm quan trọng của việc giáo dục MT cho HS nói chung và trong dạy học phân môn Địa lí nói riêng. Việc tiếp cận tài liệu dạy học phân môn Địa lí và áp dụng để giáo dục MT cho HS

trong dạy học môn phân Địa lí còn nhiều hạn chế. GV chưa hiểu đầy đủ về khái niệm dạy học phân môn Địa lí để giáo dục MT, các tài liệu tham khảo và hướng dẫn dạy học phân môn địa lí còn ít, chưa tổ chức được các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ MT học sinh.

1.2. Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất 4 biện pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí.

Biện pháp để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS gồm: 1) Biện pháp 1: Thiết kế các bài học tích hợp nội dung giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5; Biện pháp 2: Tăng cường hoạt động trải nghiệm môn học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh lớp 5; Biện pháp 3: Sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học để tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh; Biện pháp 4: Ứng dụng CNTT và khai thác hiệu quả các phần mềm khi dạy học phân môn Địa lí lớp 5.

1.3. Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tích hợp dạy học bảo vệ MT trong phân môn Địa lí lớp 5 đã giúp nâng cao ý thức về bảo vệ MT cho HS.

2. Khuyến nghị

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với nhà quản lý: Cần tăng thời lượng về tích hợp nội dung bảo vệ MT cho HS trong dạy học các môn trong đó phân môn Địa lí trong các hoạt động trải nghiệm.

Nhà trường cần tăng cường cơ sở vật chất, phục vụ cho dạy học tích hợp như thư viện, thư viện điện tử, hệ thống máy chiếu, tranh ảnh, tài liệu.

Cần thống nhất nội dung giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS trong nhà trường. Cần tăng cường khích lệ ứng dụng GV ứng dụng CNTT trong dạy học đặc biệt ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng.

Tạo điều kiện để GV được tham gia lớp tập huấn về các phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ MT cho trẻ.

Bổ sung các tài liệu về giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS đến GV và hướng dẫn GV tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ MT vào bài giảng.

Nhà trường cần được trang bị cơ sở vật chất tốt, thích hợp cho tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ MT cho trẻ.

Đối với giáo viên: GV cần có sự đầu tư, tiếp tục tổ chức dạy học các chủ đề khác nhằm tiếp tục phát triển năng lực ứng dụng CNTT, đưa bài giảng có tích hợp kiến thức bảo vệ MT vào bài dạy.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn địa lí (Trang 66 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)