1.2.2.1. Nhận thức của GV và HS về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh Tiểu học
Để đánh giá được thực trạng nhận thức của GV, HS về vai trò giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS tại các trường tiểu học huyện An Dương , chúng tôi sử dụng các câu hỏi( Câu số 2, Phụ lục 1). Kết quả nhận thức của GV, HS là cơ sở để GV xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình. Kết quả khảo sát nội dung này thể hiện bảng sau:
Biểu đồ 1.1: Thực trạng nhận thức về vai trò giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS tại các trường tiểu học huyện An Dương
Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các ý kiến đều cho rằng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS tại các trường tiểu học huyện An Dương có vai trò rất cần thiết và rất cần thiết với tỷ lệ chiếm (92% kết quả đánh giá của GV 86% kết quả đánh giá của HS). Kết quả khảo sát cho thấy có 4% HS đánh giá giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS không cần thiết. Thực tế này cho thấy một bộ phận nhỏ HS vẫn chưa nhận được tầm quan trọng của công tác này. Tỷ lệ số người được hỏi phần lớn xác định đúng về vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ MT cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí, chứng tỏ công tác tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức về giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS đã được tuyên truyền, phổ biến một cách rộng rãi. Các văn bản hướng dẫn về giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS đã đến được với cán bộ giáo viên và HS của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ HS chưa hiểu đúng về vai trò, ý nghĩa do vậy nhận thức còn phiến diện, chưa đầy đủ của giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS.
* Thực trạng biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường của HS
Đánh giá thực trạng biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường của HS, đề tài đã đưa ra câu hỏi “Em đánh giá thế nào về biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường của HS trường mình ” kết quả khảo sát và phân tích bảng hỏi thu được như sau:
Bảng 1.1. Thực trạng biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường của HS TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên SL % SL % SL % SL %
1 Không xả rác bừa bãi, để rác
đúng nơi quy định 73 26.0 90 32.00 67 24.0 50 18.00 2.34 1 2 Tắt điện khi không sử dụng 90 32.0 112 40.00 34 12.0 45 16.00 2.12 4 3 Dùng nước phù hợp 67 24.0 134 48.00 28 10.0 50 18.00 2.22 2 4 Tự nguyện tham gia trồng
cây, tưới cây hàng ngày 90 32.0 123 44.00 22 8.0 45 16.00 2.22 3 5 Lên án hành vi gây ô nhiễm
môi trường 56 20.0 134 48.00 67 24.0 22 8.00 2.08 5 Kết quả khảo sát cho thấy, HS thường thực hiện “Không xả rác bừa bãi, để
rác đúng nơi quy định” có trị trung bình cao nhất X = 2.34. Việc vứt rác không đúng quy định sẽ sản sinh ký sinh trùng gây bệnh và nơi trú ngụ của mầm bệnh do đó vứt rác đúng quy định là cơ sở để HS nhận thức được vai trò bảo vệ môi trường sống xanh-sạch-đẹp. Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.22 là nội dung “Dùng
nước phù hợp”. Nước là tài nguyên thiên nhiên của quốc gia, hiện nay . “Nước là khởi nguồn của sự sống; là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận”. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cùng
với sự gia tăng dân số, ô nhiễm và suy thoái môi trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm nghiêm trọng về cả số lượng và chất lượng nguồn nước, qua đó tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng sống của con người trên hành tinh. Trong khi đó, nhân loại phải đối mặt với thách thức to lớn do biến đổi khí hậu gây ra, đặc biệt là những hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai, bão lụt có mối quan hệ vô cùng mật thiết với tài nguyên nước. Do vậy, sử dụng nước đúng với nhu cầu là yếu tố vô cùng cần thiết để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đó cũng là yếu tố góp phần cân bằng sinh thái. Ngoài ra, một số HS thể hiện ý thức bảo vệ MT thông
qua “Tự nguyện tham gia trồng cây, tưới cây hàng ngày” với ĐTB=2.22. Bên cạnh đó, số ít HS thể hiện được ý thức bảo vệ MT qua “Tắt điện khi không sử dụng; Lên án hành vi gây ô nhiễm môi trường”; yếu tố trên sở dĩ HS ít bộc lộ do độ tuổi HS còn nhỏ, việc sử dụng điện có thể gây nguy hiểm ...
Do vậy, trong thời gian tới, rất cần thiết tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS, tổ chức các hoạt động bảo vệ MT cho HS, xây dựng các góc chơi, cho HS tham gia lao động cơ bản, rèn luyện kỹ năng tự phục vụ là nền tảng cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS.
1.2.2.2. Thực trạng việc tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 trong dạy học phân môn Địa lí
Để đánh giá về mức độ thường xuyên của giáo dục ý thức bảo vệ MT trong môn Địa lí chúng tôi tiến hành khảo sát GV tại các trượng tiểu học huyện An Dương, kết quả được thể hiện tại biểu đồ :
Biểu đồ 1.2. Mức độ tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ MT trong dạy học phân môn Địa lí
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số GV chưa thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS lớp 5 qua dạy học phân môn Địa lí. Tỷ lệ GV thường xuyên thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS lớp 5 qua dạy học phân môn Địa lí chỉ chiếm 8.33%, trong đó có đến 69.4% GV ít thường xuyên thực hiện và có 5.56% GV không thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS thông qua dạy học phân môn Địa lí.
Phỏng vấn ý kiến cô N.T.L, GV trường Tiểu học An Dương cho rằng: Mặc dù đánh giá tầm quan trọng của giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS quan trọng tuy nhiên việc tích hợp cần đảm bảo nguyên tắc tích hợp theo chiều ngang đó là tích hợp trong phân môn Địa lí và tích hợp theo chiều dọc đó là tích hợp giữa các môn có cùng nội dung như Lịch sử, Tiếng Việt,…Đối với HS, các em cho rằng, việc tích hợp ý thức bảo vệ MT vào bài học sẽ giúp các em được nghe, hiểu và nhận thức tác hại của ô nhiễm môi trường đối với con người.
Do vậy, theo ý kiến của thầy, cô khi được hỏi cho rằng để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí cần thiết phải đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh vào hoạt động trải nghiệm cho HS như các chủ đề bảo vệ về sông, nước, khí hậu, đất,…Đặc biệt, GV cần phải tăng cường thiết kế các bài học có tích hợp nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và cần có sự phối hợp giữa lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thì mới thể giáo dục ý thức bảo vệ giáo dục môi trường cho học sinh.
Quan khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp, đa số GV còn cho rằng yếu tố “con người”, bao gồm: cái “tâm” và cái “tầm” của người GV và chủ thể thực hiện trực tiếp là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS dựa vào cộng đồng đạt hiệu quả; còn cơ chế phối hợp, điều kiện cơ sở vật chất và các phương tiện hỗ trợ cũng ảnh hưởng nhưng không đáng kể, có thể khắc phục được.
*Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
Bảng 1.3: Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 qua dạy học phân môn Địa lí.
Stt Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa hoàn thành Hoàn thành Hoàn thành tốt SL % SL % SL % 1
Hướng dẫn HS Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường
8 22.9 22 62.9 5 14 1.91 7
2
Cung cấp cho HS các thành phần môi trường đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật. và quan hệ giữa chúng
9 25.7 18 51.4 8 23 1.97 6
3
Cung cấp cho HS mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
11 31.4 17 48.6 7 20 1.89 8
4 Cung cấp cho HS ảnh hưởng
của ô nhiễm môi trường 2 5.7 18 51.4 15 43 2.37 4
5
Hướng dẫn HS các biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: (nhà ở, lớp, trường học, thôn xóm, bản làng, phố phường…)
2 5.7 26 74.3 7 20 2.14 5
6
Khích lệ HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với luacs tuổi (trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh – làm môi trường sống trở nên sạch đẹp.
14 40.0 19 54.3 2 6 1.66 9
7 Sống hòa hợp, gần gũi thân
thiện với tự nhiên 0 0.0 17 48.6 18 51 2.51 2 8 Cung cấp cho học sinh những
thực vật đến môi trường như khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Việc bảo vệ và cải tạo MT tự nhiên, những nguyên nhân gây biến đổi MT.
9
Nhận diện được những tác dụng của rừng, nước, biến đổi đối với đời sống sản xuất.
0 0.0 17 48.6 18 51 2.51 2
Kết quả khảo sát cho thấy: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí nhằm “Cung cấp cho HS những tác động
của con người và của động, thực vật đến MT như việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc bảo vệ và cải tạo MT tự nhiên, những nguyên nhân gây biến đổi MT” với ĐTB=2.71. Sau đó là tiêu chí “Nhận diện được một số tác dụng của rừng, nước, biển đối với đời sống và sản xuất”.
Các tiêu chí về “Cung cấp cho HS mối quan hệ giữa con người và các thành
phần của môi trường. Khích lệ HS tham gia các hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi (trồng, chăm sóc cây làm cho môi trường xanh – sạch - đẹp)” được đánh giá mức ở mức độ hoàn thành.
Với tỷ lệ cao GV đồng ý về các nhận định trên cho thấy, GV tiểu học có sự tự tin về hiệu quả khi áp dụng giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS. Đây là những thuận lợi bước đầu cho việc giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS và cũng là cơ sở để chúng tôi lựa chọn nội dung dạy học, bài dạy phù hợp nhằm đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả khi giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS thông qua dạy học phân môn phân Địa lí.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, việc khai thác nội dung giáo dục MT trong dạy học phân môn Địa lí đã được GV tiểu học quan tâm. Tuy nhiên, kết quả thực trạng cho thấy GV chỉ tổ chức cho HS quan sát tranh, đọc nội dung trong sách giáo khoa, hoặc liên hệ cung cấp kiến thức giáo dục MT ở cuối bài cho HS hiểu. Việc tổ chức các hoạt động để HS tiếp xúc với MT thực tiễn trong học tập và khai thác vốn kinh nghiệm của HS nhằm giáo dục MT trong dạy học phân môn Địa lí thì chưa thấy GV đề cập đến.
1.2.2.3. Những thuận lợi, khó khăn khi giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí.
Yếu tố thuận lợi:
Xét ở mức độ nào đó, có thể khẳng định tính vượt trội của giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS.
Để giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS đạt được hiệu quả là có sự giúp đỡ của Hội Cha mẹ HS em, các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần, giúp cho nhà trường tổ chức ngày càng tốt.
Nhà trường đã thực hiện đa dạng các hình thức trong đó hình thức như tổ tham quan, trải nghiệm, tích hợp dạy học...Giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS làm cho không khí trường lớp sôi động, vui vẻ, mọi người cảm thấy hòa đồng gần gũi, gắn bó với nhau, phát huy ở HS tinh thần tập thể hợp tác với cộng đồng, ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng bầu không khí đoàn kết thân ái trong tập thể nhà trường.
Đội ngũ GV luôn giữ vai trò tiên phong trong việc tổ chức các giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS đạt hiệu quả có sự góp sức hầu hết lực lượng GV HS nhiệt tình, sáng tạo tham gia hoạt động của HS.
Tuy nhiên, trong khi giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS nhà trường gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi phải có thời gian và có sự quyết tâm phát huy nội lực từng nhà trường trên từng địa bàn, phải thống nhất hành động cao trong toàn thể Cán bộ quản lí, GV, gia đình và cộng đồng xã hội.
Yếu tố khó khăn:
- Về mặt nhận thức chưa đúng đắn, đồng bộ về mục tiêu, vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục này. Một số Cán bộ quản lí, GV chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng các Hội đồng giáo dục trong nhà trường nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS; tâm lý còn ngại khó của đội ngũ GV.
- Nội dung, hình thức nghèo nàn, thiếu phong phú, tẻ nhạt, đơn điệu, kém đa dạng hấp dẫn.
- Năng lực tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả; Nhiều HS còn thụ động, nhút nhát, phụ huynh chưa đồng tình; Hoạt động chiếu lệ, mang tính phong trào, bề nổi, gò bó, chưa đi vào chiều sâu. Dù vẫn thực hiện theo qui định của cấp trên, song một bộ
phận GV thiếu hứng thú, không tự giác, ngại khó vì có thể hoạt động này cần sự đầu tư tính sáng tạo, xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục, không kiểm soát được HS em. Một số GV còn hạn chế trong việc nảy sinh ý tưởng mới. Còn chú trọng nhiều đến kết quả, chưa tạo cơ hội cho HS được thử nghiệm. GV tiểu học chưa chú ý đến khả năng của từng HS.
Giáo viên chưa thực sự gần gũi và hiểu HS để nắm bắt các nhu cầu của HS. Lớp HS đông nên giáo viên không bao quát và chuẩn bị đầy đủ cho tất cả HS cùng chơi thoải mái mà thường áp HS vào khuôn khổ. Trong quá trình tổ chức cho HS tham gia góc tạo hình, giáo viên chưa thực sự phát huy hết vai trò của mình mà chỉ quan sát HS, bao quát HS trên phương diện an toàn còn hầu như đều để HS tự do hoạt động. Do vậy mà hiệu quả của việc tạo ra sản phẩm của HS chưa cao.
- Huy động các nguồn lực từ địa phương, gia đình còn chậm, an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ.
Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực hành ý thức bảo vệ MT. Ngoài ra, còn có những khó khăn khác như: Thời gian dành cho việc giáo dục ý thức BVMT cho HS trong chương trình còn ít;
Giữa nhà trường và gia đình chưa có sự kết hợp; Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ chưa được đặt ra như một yêu cầu bắt buộc trong chương trình giáo dục.