Tăng cường hoạt động trải nghiệm môn học nhằm thực hiện mục tiêu giáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn địa lí (Trang 48 - 51)

tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí.

2.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa

Tăng cường hoạt động trải nghiệm môn học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục môi trường cho HS qua phân môn Địa lí lớp 5 nhằm chuyển hướng giáo dục theo hướng chuyển từ lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách suy nghĩ và tự học, tự tìm tòi, tự khám phá, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ là người hướng dẫn gợi mở.

2.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Trong Chương trình phân môn Địa lí lớp 5 có nhiều kiến thức liên quan đến môi trường như sông, ngòi, rừng, biển. Đây là thành phần tự nhiên gắn chặt với môi trường và cuộc sống của con người. Do vậy, một mặt cung cấp kiến thức cho HS một mặt cần để HS nhận thức và có ý thức bảo vệ, khai thác, sử dụng đất và rừng một cách hợp lí vì: Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống của con người, cho ta nhiều sản vật, nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hòa khí hậu, che phủ đất và hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt. Tuy nhiên, rừng

nước ta đang bị tàn phá nhiều nên cần phải bảo vệ, khai thác, sử dụng đất và rừng một cách hợp lí.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua trải nghiệm sẽ góp phần củng cố kiến thức đã học chính khóa, mở rộng tri thức, rèn luyện kỹ năng bảo vệ môi trường thông qua sự trao đổi, giao tiếp trong tập thể và giữa tập thể với xã hội; từ đó, hình thành cho học sinh tiểu học tính chủ động, sáng tạo, các kỹ năng khả năng giải quyết các vấn đề về môi trường và ô nhiễm môi trường. Hoạt động có tính mở, có không khí sôi động, tự do và phát huy tính tích cực, chủ động của bản thân mỗi học sinh. Do vậy, hoạt động này sẽ tạo được sự hứng thú và tham gia tự nguyện, hào hứng của các em trong công tác bảo vệ môi trường. Mặt khác, nếu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong giờ lên lớp chủ yếu truyền thụ kiến thức về lý thuyết thì các hoạt động trải nghiệm sẽ hoàn thiện khả năng hoạt động thực tiễn, biến nhận thức của học sinh tiểu học thành hành động giúp cải tạo môi trường xung quanh.

Giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS thông qua hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội để HS được thực hành, luyện tập, tương tác với người lớn, với bạn ở mọi lúc mọi nơi.

Ý thức của HS không thể được hình thành qua việc nghe giảng. Việc nghe giảng chỉ mới giúp HS có nhận thức về một vấn đề nào đó. HS chỉ hình thành ý thức khi HS được cùng tham gia làm chứ không chỉ nói về một việc nào đó.

Tổ chức cho HS sinh hoạt tập thể về chủ đề “Bảo vệ môi trường sống chính

là bảo vệ chúng ta”: Ví dụ trong bài học “Vùng biển nước ta” GV có thể để sử dụng

phương pháp đàm thoại gợi mở: Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất.

Ví dụ 1: Trong dạy bài Khí hậu, GV có thể cho HS trải nghiệm trong sân trường, khí hậu nào thì HS nêu cảm nhận về khí hậu mùa đó.

Ví dụ 2: Bài 32: Vùng biển nước ta.

Khi dạy phân tích đặc điểm chung sông ngòi nước ta, giáo viên cũng có thể đặt một số câu hỏi để giáo dục môi trường như:

1. Hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm? Liên hệ thực trạng sông ở địa phương em ở địa phương em.

2. Để nước sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì?

Ví dụ 3: Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam

Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng, tác hại của suy thoái rừng mất rừng. GV có chiếu hình ảnh minh hoa:

GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ:

1. Quan sát tranh và những hiểu biết em hãy cho biết những nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng của nước ta giảm sút nhanh chóng?

3- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng? Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em có suy nghĩ gì để góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ môi trường?

Thành lập các câu lạc bộ tuyên truyền, thực hiện bảo vệ MT: Bằng những

hình ảnh trực quan được trình chiếu, GV có thể tổ chức các câu lạc bộ “Sống xanh”, Câu lạc bộ “Thu gom rác thải nhựa, giấy, tái chế” cho HS trong lớp theo mô hình môn học. Cuối tháng hoặc theo kỳ tổng kết kết quả của từng nhóm.

Ví dụ:

Câu 1. Em có những hiểu biết gì về các vấn đề sông ngòi ở nước ta? Và địa phương em đang sống?.

Câu 2: Ở địa phương em, em có nhận thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm hay không? Hãy kể tên các dấu hiệu?

Câu 3: Em đã làm gì để bảo vệ MT ở nhà trường và gia đình?

Câu 4: Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh bóng mát và kí cam kết giữ gìn môi trường “ Xanh, sạch, đẹp”?

Câu 5: Em hãy nêu những việc làm của các bạn học sinh nhằm góp phần vào công tác bảo vệ môi trường tại nơi các em sinh sống và học tập?

2.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đổi mới phương pháp giáo dục như tổ chức dạy học trải nghiệm để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học như trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp cần đảm bảo các điều kiện:

- Các cấp quản lý phải nhận thức được ưu điểm của dạy học dựa vào trải nghiệm trong việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua phân môn Địa lí. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về học tập dựa vào trải nghiệm thì việc áp dụng vào dạy học phân môn Địa lí lớp 5 sẽ được hiện thực hóa thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ năm học của nhà trường.

- Đội ngũ giáo viên là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh thực hiện chương trình giáo dục. Năng lực của giáo viên có ảnh hưởng nhất định đến việc triển khai áp dụng học tập dựa vào trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong dạy học phân môn Địa lí lớp 5. Do đó, giáo viên cần phải chú ý bồi dưỡng, học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp về việc vận dụng phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khi tổ chức học tập dựa vào trải nghiệm.

- Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Hoạt động dạy học dựa vào trải nghiệm đòi hỏi học sinh phải được tiếp xúc với môi trường học tập, do đó sự phối hợp trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai kế hoạch học tập.

- Phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo. - Phải đảm bảo khai thác tốt thế mạnh của các yếu tố môi trường tự nhiên và xã hội của địa phương. Các hoạt động môi trường ở địa phương là cơ hội cho HS trải nghiệm những điều đã học trong phân môn Địa lí, đồng thời cũng là cơ hội để các em tích lũy vốn kinh nghiệm về sự vật, hiện tượng mà các em được tiếp xúc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn địa lí (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)