Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp trao đổi, phỏng vấn với các cán bộ quản lí, GV. Trên cơ sở đó, lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp lớp đối chứng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài đồng thời chuẩn bị những thông tin, điều kiện cần thiết phục vụ cho quá trình thực nghiệm sư phạm.
Về mặt định tính: Bên cạnh đánh giá, phân tích về định lượng, chúng tôi sử dụng quan sát, phỏng vấn sâu và phân tích sản phẩm sư phạm để làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu.
Để đánh giá về mặt định tính kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tôi dựa vào các tiêu chí sau:
- Số HS chú ý tích cực xây dựng bài, hứng thú nghe giảng, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra và số lần HS phát biểu xây dựng bài.
- Số HS hiểu bài và trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu ghi nhớ kiến thức cơ bản trong giờ học.
- Số HS trả lời đúng các câu hỏi tìm tòi, vận dụng.
Về mặt định lượng
- Công cụ đo: Bài kiểm tra.
- Thang đo: Chúng tôi áp dụng thang đo các trường phổ thông đang sử dụng
(thang điểm 10) căn cứ vào việc HS hiểu, nhớ và lập luận bài học đầy đủ, chính xác, rõ ràng, thể hiện tính sáng tạo, tích cực. Phân chia kết quả kiểm tra thành 5 mức độ sau:
Loại Điểm Yêu cầu
Hoàn thành tốt
9, 10
Giải quyết tốt các yêu cầu của bài kiểm tra. Cụ thể:
Nhận thức đúng đắn và đầy đủ các nhiệm vụ cần giải quyết.
Vận dụng và liên hệ các kiến thức đã học; các kiến thức lý luận và thực tiễn; các kiến thức của các khoa học cơ bản để giải quyết vấn đề.
Trình bày đầy đủ, chính xác các ý cơ bản. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở. Giải quyết tình huống tốt.
Hoàn thành
7,8
Hiểu nội dung bài học, trình bày tương đối đầy đủ, chính xác các ý cơ bản của bài.
Phát hiện tương đối tốt về vấn đề, nhiệm vụ cần giải quyết.
Vận dụng các kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề một cách cơ bản trong thực tiễn.
Lập luận tương đối rõ ràng, thể hiện tính độc lập của cá nhân trong quá trình nhận thức.
5,6
Nắm được nội dung bài học nhưng trình bày ở mức độ hời hợt, không chắc chắn. Cụ thể:
Hiểu về vấn đề, yêu cầu cần giải quyết nhưng thực hiện các bước giải quyết vấn đề không đầy đủ, không chính xác, không thể hiện được đầy đủ nội dung yêu cầu.
Lập luận thiếu chặt chẽ nặng về ý tưởng
Chưa hoàn thành
3,4
Trình bày thiếu ý cơ bản của nội dung, tỏ ra không nắm được nội dung bài học. Cụ thể:
Lập luận thiếu chặt chẽ, có nhiều sai sót.
Hình thức trình bày lộn xộn, câu văn lủng củng. 0,1,2
Từ kết quả kiểm tra của HS, bằng phương pháp thống kê xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm cho phép đánh giá chất lượng của việc dạy học. Qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu ra.
Phương pháp chọn trường, chọn lớp thực nghiệm và chọn giáo viên dạy thực nghiệm:
Thực nghiệm diễn ra tại trường tiểu Hồng Thái, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Với đối tượng học sinh tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động dạy học, có nhận thức về môi trường tốt.
Để chọn các lớp thực nghiệm chúng tôi tiến hành tìm hiểu qua Ban giám hiệu, GV dạy lớp 5 phân môn Địa lí và giáo viên chủ nhiệm về số lượng và chất lượng học sinh. Các lớp thực nghiệm phải đảm bảo tính đồng đều về học lực của học sinh. Qua kết quả điều tra, đặc biệt dựa vào kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm nhận thấy trình độ học tập của học sinh ở các lớp này là tương đương nhau.
Giáo viên tham gia thực nghiệm là giáo viên trẻ, nhiệt tình, sáng tạo và năng lực chuyên môn tốt.
Với lớp thực nghiệm, tiến hành dạy học theo chủ đề đã được xây dựng. Với lớp đối chứng, tiến hành dạy học như bình thường, trong quá trình dạy có sử dụng các phương tiện trực quan như tranh vẽ, sơ đồ…
Chúng tôi chọn ra 2 lớp với đặc điểm như bảng 3.1.
Bảng 3.1. Đặc điểm của các lớp diễn ra thực nghiệm
Thực nghiệm Đối chứng
Lớp Số HS Lớp Số HS
5A1 41 5A2 39
Phan Thị Nhã Nguyễn Thị Ánh
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thảo luận và thống nhất nội dung thực nghiệm với các giáo viên tham gia giảng dạy về mục tiêu bài dạy, phân tích logic nội dung, chính xác hóa các khái niệm, lập dàn ý chi tiết cho từng chủ đề.
Phương án thực nghiệm:
- Phương án thực nghiệm được tiến hành song song trên 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng và do cùng một GV dạy. Trong đó:
+ Lớp thực nghiệm: Sử dụng giáo án có vận dụng các biện pháp đã được đề xuất. + Lớp đối chứng: Dạy học bằng giáo án thông thường.
- Sau mỗi chủ đề, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan (10 phút), với cùng đề kiểm tra và cùng biểu điểm (Đề kiểm tra được trình bày ở phần Phụ lục 2.2).