trường qua phân môn Địa lí lớp 5.
2.2.2.1. Mục tiêu và ý nghĩa thực hiện
Để đảm bảo các nội dung giáo dục MT được tích hợp, lồng ghép trong phân môn Địa lí lớp 5 được khai thác để giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS đạt hiệu quả cao. GV cần tiến hành rà soát, đề xuất nội dung giáo dục ý thức bảo vệ MT theo từng bài học phân môn Địa lí. Xác định các mục tiêu cụ thể để tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS.
2.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện a. Nội dung
Thiết kế các bài học có tích hợp nội dung giáo dục môi trường qua phân môn Địa lí lớp 5 được thể hiện qua:
- Xác định các bài học tích hợp.
- Xác định nội dung giáo dục MT cần được tích hợp trong phân môn Địa lí lớp 5. - Đưa ra phương pháp xác định kiến thức giáo dục MT để tích hợp vào bài giảng. Thông qua tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ MT, HS hiểu được các thành phần của môi trường và tác động qua lại giữa chúng
Nội dung giáo dục MT được tích hợp trong phân môn Địa lí:
Mỗi chủ đề nói trên đều có thể tích hợp nội dung giáo dục môi trường một cách thuận lợi.
+ Chủ đề "Môi trường tự nhiên": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho học sinh những điểm thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai .
+ Chủ đề "Địa phương": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường địa phương.
+ Chủ đề "Lâm, nông, công nghiệp, thủy sản": Dựa vào kiến thức trong chủ đề, giáo viên hình thành cho học sinh tác động của rừng đến nông, công nghiệp và thủy sản như phá rừng gây ra lũ lụt. Tác động đến nguồn nước thì thủy sản sẽ không thể nuôi trồng và thu hoạch.
* Các bài dạy phân môn Địa lí lớp 5 được lựa chọn để tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ MT
Bảng 2.1: Các bài dạy phân môn Địa lí lớp 5 được lựa chọn để tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ MT
Chủ đề về môi trường
Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường Chương / bài
Mức độ tích hợp Con người và môi trường Ở đồng bằng đất chật, người đông; ở miền núi thì dân cư thưa thớt.
Địa lí Việt Nam Bài : 9
Bộ phận
Sự thích nghi của con người với môi trường của một số châu lục, quốc gia
Địa lí Thế giới Các bài về châu lục. Liên hệ Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên Việt Nam
Địa lí Việt Nam Bài 2,4,5,6.
Toàn phần / bộ phận
Một số đặc điểm về môi trường, tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của một số châu lục, quốc gia. Địa lí Thế giới Các bài về châu lục. bộ phận Mối quan hệ giữa dân số và môi trường
Mối quan hệ giữa việc gia tăng dân số với việc khai thác môi trường
Địa lí Việt Nam
Bài : 8, 9 Bộ phận Mối quan hệ giữa việc gia tăng dân số,
với việc khai thác môi trường ở trên thế giới và Việt Nam
Địa lí Thế giới Các bài về châu lục. Liên hệ Chủ đề về môi trường
Nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường Chương / bài
Mức độ tích hợp Sự ô nhiễm Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất Địa lí Việt Nam Liên hệ
môi trường do dân số đông, hoạt động sản xuất ở Việt Nam.
Ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất do dân số đông, hoạt động sản xuất ở một số châu lục và quốc gia.
Đại lí Thế giới Liên hệ
Biện pháp bảo vệ môi trường
- Giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí. - Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí (trồng rừng, bảo vệ rừng, đất biển).
- Xử lí chất thải công nghiệp. - Phân bố lại dân cư giữa các vùng.
Địa lí Việt Nam Liên hệ
Giảm tỉ lệ sinh, nâng cao dân trí (châu Á, châu phi).
Khái quát những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng, hậu quả từ môi trường. Kinh nghiệm các quốc gia để bảo vệ MT.
Đại lí Thế giới Liên hệ
b. Cách thức thực hiện.
+ Nghiên cứu SGK và phân loại các bài học để xác định các loại bài đã có nội dung hoặc có khả năng đưa nội dung giáo dục MT vào bài. Kiến thức giáo dục MT trong các bài học có thể phân biệt các loại bài khác nhau như:
- Toàn bài có nội dung giáo dục MT.
- Trong bài có một mục, một đoạn hoặc một vài câu, một vài ý có nội dung giáo dục MT.
- Kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ sung thêm kiến thức giáo dục MT.
- Nội dung bài không có kiến thức và cũng không có khả năng liên hệ, bổ sung kiến thức giáo dục MT.
+ Xác định kiến thức giáo dục MT đã được lồng ghép vào các bài (nếu có). + Xác định các bài có khả năng đưa kiến thức giáo dục MT vào bài bằng hình thức liên hệ và dự kiến các kiến thức có thể đưa vào từng bài.
Do việc đưa kiến thức giáo dục MT vào các bài học theo phương thức tích hợp, đặc biệt là hình thức liên hệ, có nghĩa là các kiến thức đưa vào bài giảng là do GV tự lựa chọn. Bởi vậy, việc đưa các kiến thức đó vào bài không thể tuỳ tiện, mà phải dựa vào những nguyên tắc khoa học rõ ràng. Những nguyên tắc đó là:
+ Phải dựa vào nội dung bài học, nghĩa là các kiến thức giáo dục MT đưa vào bài học phải có mối liên hệ lôgic chặt chẽ với các kiến thức trong bài học. Các kiến thức trong bài học được coi là nền móng, là cơ sở cho kiến thức giáo dục MT
+ Các kiến thức giáo dục MT đưa vào bài học phải có hệ thống, và phải phù hợp với trình độ của học sinh, không gây quá tải làm hạn chế đến việc tiếp thu nội dung chính của bài học.
+ Các kiến thức giáo dục MT đưa vào bài học phải phản ánh được hiện trạng môi trường hoặc tình hình bảo vệ môi trường ở địa phương, giúp học sinh dễ dàng nhận thấy một cách cụ thể, không đưa ra những vấn đề xa lạ đối với các em…
c. Điều kiện thực hiện biện pháp
Giáo viên cần hiểu về cặn kẽ, đầy đủ về phân môn Địa lí lớp 5 từ đó tiến hành tích hợp các kiến thức của môn học với chủ đề BVMT như sông nước, rừng, dân số phù hợp.
Việc dạy tích hợp cần đảm bảo nguyên tắc không thay đổi trọng tâm kiến thức chính của bài.
Biết kết nối kiến thức MT, giáo dục MT, kiến thức phân môn Địa lí mà HS sắp trải nghiệm tìm hiểu và vốn kinh nghiệm của HS để giới thiệu khi giao nhiệm vụ trải nghiệm:
GV tìm hiểu những phát sinh ý tưởng về nội dung MT, giáo dục MT sắp diễn ra trong trải nghiệm, những quan niệm sai lầm về nội dung mà HS sắp tìm hiểu để giới thiệu nhiệm vụ trải nghiệm.
GV xem lại những kiến thức, kỹ năng của các bài học, nội dung học môn Khoa học mà HS đã học trước đó, sau đó giới thiệu nội dung tiếp nối cần thiết cho hoạt động sắp trải nghiệm.
GV sử dụng các video clip, phần mềm trình bày hay phần mềm giảng dạy, các bài báo, máy chiếu, mô hình,...có liên quan đến nội dung, chủ đề phân môn Địa lí mà HS sắp học để thay cho lời giới thiệu nội dung sắp tìm hiểu trong nhiệm vụ trải nghiệm.
Ví dụ: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào bài “SÔNG NGÒI” I. Mục tiêu:
1. Kiến thức , kỹ năng :
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN: + Mạng lưới sông ngòi dày đặt.
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa ( mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa.
+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thủy điện,....
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp
- Chỉ được vị trí một số con sông: sông Hòng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ ( lược đồ).
2. Năng lực
-Trình bày rõ ràng ,ngắn gọn đúng nội dung cần trao đổi -Biết phối hợp với bạn khi làm việc trong nhóm
3.Phẩm chất
-Yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ sông ngòi, bản đồ tự nhiên VN.
III. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: - Hát
2. Bài cũ: “Khí hậu” - Nêu câu hỏi
+ Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta? - Học sinh trả lời (kèm chỉ lược đồ, bản đồ)
+ Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác nhau rõ rệt?
- Nhận xét
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta?
Giáo viên nhận xét. Đánh giá
3. bài mới: Giới thiệu :
“Sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Tiết địa lí hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.”
- Học sinh nghe
1. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc * HĐ 1: (làm việc cá nhân hoặc thao cặp)
- Hoạt động cá nhân, lớp PP: Trực quan, bút đàm, giảng giải
+ Bước 1:
- Phát phiếu học tập - Mỗi HS nghiên cứu SGK, trả lời: + Nước ta có nhiều hay ít sông? - Nhiều sông
+ Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
- Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà, sông Cầu, sông Thái Bình … - Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai …
- Miền Trung có sông nhiều nhưng phần lớn là sông nhỏ, ngắn, dốc lớn hơn cả là sông Cả, sông Mã, sông Đà Rằng
+ Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc?
- Vì vị trí miền Trung hẹp, núi gần biển.
+ Bước 2: - Học sinh trình bày
- Sửa chữa và giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời
- Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính. Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày
đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Lặp lại
2. Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
* Hoạt động 2: quan sát tranh - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thảo luận nhóm, trực quan,
thực hành.
- Hoàn thành bảng sau: 2, 3, thảo luận và trả lời:
Chế độ nước sông Thời gian (từ tháng… đến tháng…) Đặc điểm Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất Mùa lũ Mùa cạn + Bước 2:
- Sửa chữa, hoàn thiện câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - Lặp lại
- Màu nước sông mùa lũ mùa cạn như thế nào? Tại sao?
- Thường có màu rất đục do trong nước có chứa nhiều bùn, cát (phù sa) vào mùa lũ. Mùa cạn nước trong hơn. - HS hoàn thành vào phiếu bài tập được phát
3. Vai trò của sông ngòi
* Hoạt động 3: (làm việc cả lớp
Từ nhận diện về sông nước Việt Nam. GV đưa ra vai trò của sông nước trong nông nghiệp, chăn nuôi. Nếu sông nước bị ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp nước ta.
Nêu dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước: Dấu hiệu ô nhiễm
môi trường nước
Biện pháp phòng tránh
HS hoàn thành phiếu bài tập chỉ ra dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước và cách phòng tránh ô nhiễm môi trường nước
Phương pháp: Quan sát, thực hành, trải nghiệm
Chỉ ra được vị trí của 2 đồng bằng và nhà máy thủy điện
- Học sinh chỉ trên bản đồ.
* Hoạt động 4: Củng cố
Em hãy nêu ở địa phương em có dòng sông lớn nào? Sông quê em có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nước chưa? Và người dân và bản thân em đã có thực hiện cách nào để bảo vệ nguồn nước?
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Trò chơi, thực hành, thảo luận nhóm
- Thi ghép tên sông vào vị trí sông trên lược đồ.
- Nhận xét, đánh giá
4. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Vùng biển nước ta” -Lắng nghe - Nhận xét tiết học