học sinh lớp 5 qua dạy học phân môn Địa lí.
- Nhà quản lí: Người hiệu trưởng muốn giáo dục HS nói chung và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 qua dạy học môn Địa lí trong trường tiểu học hiện nay trước hết phải là người có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức tác phong mẫu mực. Bên cạnh đó cần có nhận thức đúng và toàn diện về sự cần thiết phải bảo vệ MT cũng như có năng lực sư phạm, kỹ năng quản lý, giao tiếp, kỹ năng nhận thức, kỹ năng định hướng, kỹ năng tổ chức, nắm bắt xử lý thông tin và hợp tác và phải là người đi đầu trong đổi mới PPDH, hình thức dạy học cũng là phải là người lan truyền ý tưởng về dạy học nhằm phát triển năng lực của HS.
- Giáo viên: GV là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học, nên dạy cũng ảnh hưởng và chi phối hoạt động học tập của HS. GV cần đầu tư nhiều thời gian, công sức cho bài giảng, khéo léo kết hợp nhiều PPDH để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập; đồng thời chủ động chú trọng đến việc tổ chức, hướng dẫn HS tự học trên lớp và ở nhà cả về (nội dung và cách thức học tập). Đối với giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 qua phân môn Địa lí, GV không chỉ cần có nhận thức đúng về vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ MT mà còn cần phải có kỹ năng tích hợp nội dung bài học với bảo vệ MT.
- Học sinh: Yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ MT. Vào lứa tuổi này các em muốn mọi người nhìn nhận mình như những người trưởng thành, bắt đầu tự ý thức và có nhu cầu tự giáo dục. Vì vậy đây là yếu tố chi phối việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5
qua phân môn Địa lí. Các em học tốt các môn nhưng với môi trường ý thức của các em còn hạn chế, xả rác bừa bãi, coi nhẹ vai trò của môi trường sống thì giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn Địa lí khó có thể thực hiện có hiệu quả. Mặc dù đặc điểm tự ý thức được phát triển mạnh mẽ ở HS cuối cấp tiểu học tạo cho HS khả năng độc lập sáng tạo nhiều hơn nhưng HS cũng dễ mắc sai lầm trong nhận thức và hành vi, dễ có những suy nghĩ, hành động bồng bột, nông nổi nhất thời. Vì vậy để biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục cần phải chú trọng phát triển đặc điểm tự ý thức, tự giáo dục của lứa tuổi HS lớp 5, thực hiện các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn phân Địa lí chặt chẽ và khoa học. GV phải xây dựng được chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua phân môn Địa lí phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, phát huy khả năng tự ý thức, tự giáo dục của HS một cách đúng đắn nhằm đạt mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua phân môn Địa lí ở trong nhà trường.
- Phụ huynh: Gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình là nơi nuôi dưỡng, tạo lập những nền móng cơ bản nhất về nhận thức tự nhiên, xã hội và con người. Gia đình là cội nguồn hình thành và phát triển nhân cách của học sinh: “Nền nếp gia phong”; “Văn hoá gia đình” sẽ sớm ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Niềm tin của học sinh đối với những người thân trong gia đình là đáng tin cậy hơn cả, chính vì vậy, văn hoá gia đình, sự giáo dục của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh qua môn Địa lí nếu ngay từ nhỏ các em đã được ông, bà bố mẹ giáo dục các em có ý thức bảo vệ MT như vứt rác đúng nơi quy định, ngăn nắp, gọn gàng…thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 5 qua phân môn Địa lí sẽ đạt hiệu quả.