hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
2.2.2.1. Mục tiêu – ý nghĩa
Sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học để tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh.nhằm giúp HS có cơ hội hình thành kiến thức, kĩ năng,
thực hành, vận dụng có hiệu quả kiến thức kĩ năng môn học/hoạt động giáo dục vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập, trong thực tiễn cuộc sống. Sử dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức dạy học, HS có cơ hội thể hiện tình yêu thiên nhiên, có những việc làm thiết thực bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
2.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Đổi mới mục tiêu của Chương trình GDPT cấp Tiểu học đặt ra các yêu cầu tất yếu phải thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GD và ĐT đã quán triệt rõ những yêu cầu đó, cụ thể, thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của HS; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học; khuyến khích giáo dục STEM và STEAM trong giáo dục tiểu học; khuyến khích GV vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực như dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy,… vào dạy học để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn; chú trọng đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học.
Một trong những đặc điểm của giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS là sự tham gia tích cực của HS. Khi áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ HS trong quá trình học. Để giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS lớp 5 có hiệu quả, GV cần tạo ra môi trường khuyến khích và mời gọi cho HS. Với giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS, GV luôn tạo cơ hội để HS tự đưa ra các sáng kiến, khám phá sở thích, mối quan tâm, năng khiếu và đam mê của chính mình.
Khi áp dụng giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS, GV có thể sử dụng các hoạt động học tập dựa trên vấn đề và dựa trên khám phá để đưa lí thuyết vào thực hành và cho phép HS trải nghiệm, thử nghiệm các nội dung khác nhau từ các tình huống có thật trong cuộc sống.
Giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS khuyến khích GV giảng dạy ở ngoài phòng học. Khám phá và sử dụng môi trường trong và bên ngoài khuôn viên nhà trường. Giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS liên quan đến các bài tập, trải nghiệm (lặp đi lặp lại), trò chơi, sắm vai, nghiên cứu.
Một trong những đặc điểm của giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS là tương tác xã hội. Nếu GV muốn tạo ra tương tác xã hội, thì nên để HS làm việc theo cặp, hoặc làm việc theo nhóm nhỏ, hoặc thậm chí là làm việc tập thể. Đó là những cách tốt để tạo ra sự tương tác xã hội. Giáo dục ý thức bảo vệ MT cho HS cũng thúc đẩy sự tự chủ và tự lựa chọn của HS, đảm bảo rằng mỗi HS được khám phá, thể hiện cá nhân, thể hiện bản thân cũng như tinh thần trách nhiệm của mình.
Sử dụng linh hoạt các các hình thức dạy học để tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh cần thực hiện:
Đổi mới hình thức dạy học trên lớp: Tăng cường các hoạt động trải nghiệm
trong lớp học, sử dụng trò chơi, đóng vai. Trong đó trò chơi học tập và đóng vai của HS rất thích hợp để giúp HS rèn luyện nhận thức và thực hành ý thức bảo vệ MT.
Sự trải nghiệm trong môi trường chơi phong phú, hấp dẫn tạo cơ hội cho HS tiếp cận sâu rộng hơn với thế giới hiện thực của người lớn và được gia nhập vào đó thông qua lăng kính của HS từ đó các kỹ năng được hình thành và phát triển.
Thông qua các trò chơi giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học: Lớp học là ngôi nhà thứ hai của các em, hằng ngày đến lớp các em như được sống trong ngôi nhà thân yêu của mình. Song để lớp học luôn sạch - đẹp, GV cần thường xuyên tổ chức cho các em tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh lớp học bằng các hình thức như: trang trí lớp học phù hợp với không gian của lớp để tạo một không gian thoáng mát, sạch, đẹp; quét lớp, lau bàn ghế, sắp xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp. Ngoài ra, GV cần đặt một sọt rác ở phía cuối góc lớp để các em khi nhìn thấy những mẩu giấy loại, rác trong lớp học, các em sẽ tự tay nhặt và bỏ vào sọt rác rồi đổ rác đúng nơi quy định.
Trong học tập thông qua chơi, HS thể hiện được niềm vui, sự thích thú, động lực, hồi hộp và cảm xúc tích cực - cho dù nó xảy ra trong một khoảnh khắc ngắn hay trong suốt tiết học. Niềm vui có thể xuất hiện ngay khi bắt đầu các hoạt động học tập, thông qua các biểu hiện của HS như thích thú, tò mò, mong muốn, khám phá tìm hiểu các hoạt động học tập. Niềm vui có thể xuất hiện trong quá trình hoặc sau khi kết thúc hoạt động học tập, khi được tham gia các hoạt động trải nghiệm, được khám phá, HS được trải qua các cung bậc cảm xúc hồi hộp, thấu hiểu hơn hoặc cảm giác thành tựu khi đã vượt qua được thách. GV có thể nêu các câu hỏi
hoặc tình huống có vấn đề chứa yếu tố dự đoán, đố vui, trò chơi mang tính thử thách và gắn với nội dung bài học.
Ví dụ: Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước: Trong bài học “Sông ngòi” các em nhận thức được vai trò của nước. Nước có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật, nước không những sử dụng để ăn, uống, tắm, giặt và sinh hoạt hàng ngày, mà nước còn được dùng trong sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Thế nhưng hiện nay nguồn nước cũng bị ô nhiễm do con người xả rác, nước thải sinh hoạt, nước thải trong các nhà máy không qua xử lý xuống nguồn nước…vv. Để giữ vệ sinh nguồn nước, GV hướng dẫn, nhắc nhở các em phải có ý thức giữ gìn vệ sinh nguồn nước ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
Đối với nguồn nước ở trường, nhà trường đã xây bể nước và lắp đặt hệ thống vòi nước rồi bơm nước từ giếng lên để phục vụ các em rửa tay, chân sau mỗi buổi lao động, sau giờ ra chơi, và dùng để tưới hoa, tưới cây, lau nền phòng học của các lớp…vv Song để giữ gìn vệ sinh nguồn nước ở trường, GV cần quán triệt tất cả các em không tự ý xả nước khi không cần thiết, không giẫm lên vòi nước, không vứt rác vào bể nước và khu vực ngoài bể nước, đồng thời phải khóa vòi nước mỗi khi dùng xong.
Để tạo cho các em thói quen giữ gìn vệ sinh nguồn nước, GV phân công các tổ trưởng cùng ban cán sự lớp theo dõi học sinh trong lớp mỗi khi các em lấy nước để sử dụng, qua đó sẽ phát hiện ra những học sinh chưa có ý thức tham gia giữ gìn vệ sinh nguồn nước để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn giúp các em thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
2.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện đa dạng các hoạt động học tập cho HS, nhà trường cần trang bị phương tiện vật chất - kỹ thuật cần thiết phục vụ cho việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Ban giám hiệu nhà trường cần động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về vật chất - kỹ thuật cũng như thời gian để giáo viên được tham gia đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức về lý luận dạy học, kiến thức Địa lí về môi trường, bảo vệ môi trường.
Trên cơ sở nắm vững nội dung, phương pháp, năng lực và kỹ năng giảng dạy, giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học hiện đại để hình thành và nâng cao ý thức cho HS.
Từ những biện pháp tạo hứng thú cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học phân môn Địa lí mà GV có thể đưa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh với thời lượng hợp lý, kiến thức cơ bản, cần thiết, tích hợp vào các môn học khác phù hợp chương trình không chỉ dừng lại ở lại kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, mà còn tạo cơ hội để học bộc lộ khả năng tìm tòi, khám phá tự nhiên. Bên cạnh đó, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy học hiện đại, dạy học “theo hướng sư phạm tích cực”, kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện đại có thể hình thành được cho các em thói quen học tập, xây dựng nề nếp hoạt động nhóm đặc biệt đối với HS việc giáo dục ý thức bảo vệ MT không chỉ giúp HS có kiến thức cơ bản, cần thiết, tích hợp vào các môn học khác phù hợp chương trình không chỉ dừng lại ở lại kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường, mà còn tạo cơ hội để học sinh tiểu học bộc lộ khả năng tìm tòi, khám phá tự nhiên.