Chế độ ăn trong bênh đái tháo đường rất quan trọng vì nó là một phần trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng như tăng glucose máu, tăng huyết áp, suy thận. Thay đổi chế độ ăn cũng góp phần điều trị các bệnh lý ảnh hưởng. Chính vì vậy người bệnh cần phải lựa chọn những loại thức ăn thích hợp cũng như cân đối các thành phần trong thực đơn hàng ngày. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng người bệnh ĐTĐ type 2 nên chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ và chỉ số đường huyêt thấp dưới 55 % như xoài, chuối, táo, nho, mận, khoai củ, hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan…). Hạn chế và tránh ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% như bánh mỳ, miến, dưa hấu, dứa, các loại khoai nướng… Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt da cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người bệnh thường xuyên ăn các thực phẩm có lợi và được khuyên dùng cho người bệnh ĐTĐ type 2 như các loại thịt nạc, cá, đậu, rau.. chiếm tỷ lệ từ 83,3%-100%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứ của Đỗ Quang Tuyển năm 2012 với 68,2%-91,5% thường xuyên ăn các thực phẩm có lợi cho người bệnh ĐTĐ type 2. Tuy nhiên, với nhóm các thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên hạn chế hoặc không nên ăn với người bệnh ĐTĐ type 2 như bánh mì trắng, khoai tây, khoang lang chiên, nướng vẫn còn đến 11,1%-18,5% người bệnh thường xuyên ăn những thực phẩm này. Đồ rán, quay là thực phẩm không tốt cho người bệnh ĐTĐ type 2 vì có chứa nhiều dầu mỡ có thể làm tăng lượng mỡ máu, có ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh, thì lại có tới 63,1% người bệnh thường xuyên ăn. Cá biệt, đối với các loại hoa quả có
độ ngọt cao có thể làm tăng lượng glucose máu như dưa hấu, dứa, vải,.... thì lại có tới 97% người bệnh thường xuyên ăn các loại hoa quả này. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển[16] với 37,6% ĐTNC thường xuyên ăn dưa hấu, dứa. Việc thực hành không đúng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhiều người bệnh nghe dân gian truyền miệng cho răng ăn dứa rất tốt cho người già, hay các loại hoa quả đều tốt cho người ĐTĐ type 2. Cũng có những lý do khác như thời điểm nghiên cứu vào mùa hè là mùa các loại hoa quả ngọt và nóng vì vậy người bệnh có thể ăn nhiều hơn. Ngoài ra một số người bệnh cho rằng nhân viên y tế tư vấn chung chung chưa cụ thể, không biết mình nên ăn hay không nên ăn thực phẩm nào. Việc thực hành không đúng các thực phẩm nên ăn, hạn chế và cần tránh chắc chắn ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị bệnh, rất khó kiểm soát được đường huyết và nhanh xuất hiện các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Những người bệnh điều nội trú chúng ta có thể kiểm soát được việc tuân thủ chế độ ăn nhưng điều đáng ngại ở đây là toàn bộ đối tượng nghiên cứu của chúng tôi lại đang điều trị ngoại trú, liệu họ có duy trì sự tiết chế ăn uống hay không, đặc biệt là một số nhóm thực phẩm nên hạn chế và cần tránh? Vì vậy nhân viên y tế tại phòng khám cần phải chú trọng hơn nữa công tác tư vấn chế độ dinh dưỡng, và cần phải có những biện pháp tích cực giúp người bệnh tuân thủ như: cần giải thích, tư vấn cụ thể nhiều lần cho người bệnh biết được nên ăn, hạn chế và cần tránh những loại thực phẩm nào, đồng thời tăng cường sự hỗ trợ từ phía gia đình của người bệnh trong việc giám sát chế độ ăn của họ.
Đánh giá chung về tuân thủ dinh dưỡng: Để đánh giá việc tuân thủ dinh
dưỡng của ĐTNC chúng tôi tiến hành cho điểm với những người bệnh không thường xuyên ăn các loại thực phẩm cần hạn chế và không nên ăn, người bệnh thường xuyên ăn các thực phẩm tốt cho người ĐTĐ type 2. Kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ về dinh dưỡng chiếm tỷ lệ (58,1%) cao hơn không đáng kể so với tỷ lệ người bệnh không tuân thủ (41,9%). Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển năm 2012 [16] với 78,8% người bệnh tuân thủ về dinh dưỡng. Có sự khác biệt này có thể giải thích do sự khác biệt về tuổi tác, nghiên cứu của
chúng tôi thực hiện trên đối tượng có độ tuổi trẻ hơn nên việc tuân thủ về ăn uống có thể khó hơn do các mối quan hệ xã hội nhiều hơn. Ngoài ra nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển thực hiện tại một thành phố lớn (Hà Nội) nên việc tiếp cận thông tin trên nhiều phương tiện có thể tốt hơn, cũng như việc tư vấn tại bệnh viện tuyến trung ương cũng tốt hơn so với tuyến tỉnh và huyện. Tuy nhiên, kết quả này có thể phản ánh không chính xác mức độ tiêu thụ của một số nhóm thực phẩm, do nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến mức độ thường xuyên hay không thương xuyên chứ chưa đánh giá cụ thể được nhu cầu năng lượng của người bệnh ĐTĐ type 2. Đây cũng chính là hạn chế của đề tài này, hy vong trong tương lai có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn nữa về tuân thủ điều trị dinh dưỡng.