Trong số 198 đối tượng tham gia nghiên cứu, có tới 42,4% có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm, chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm có thời gian mắc bệnh trên 10 năm (25,8%). Điều này cho thấy thời gian càng gần thì số ca mắc mới càng tăng, xã hội càng phát triển, đời sống càng đi lên thì tỷ lệ người mắc bênh ĐTĐ type 2 càng tăng cao. Đây cũng là một gáng nặng bệnh tật khi mà xã hội ngày càng phát triển.
Về các bệnh lý phối hợp, hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có từ 1 bệnh mạn tính hoặc biến chứng đi kèm (91,4%), tỷ lệ cao hơn nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương 2012 [16] với 85,8% người bệnh có bệnh khác đi kèm, sự khác biệt này có thể giải thích do khác biệt về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu, cũng như sự khác biệt về thời gian mắc bệnh, thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ mắc các bệnh đi kèm càng nhiều hơn.
4.2. Thực trạng kiến thức về bệnh và tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú.
4.2.1 Kiến thức chung về bệnh và tuân thủ điều trị
Để đánh giá kiến thức chung của người bệnh về bệnh và tuân thủ điều trị bệnh, nghiên cứu tiến hành điều tra kiến thức của người bệnh về bệnh ĐTĐ type 2, kiến thức về tuần thủ dùng thuốc, tuân thủ thể lức, các biện pháp tuân thủ, hậu quả của việc không tuân thủ... Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt chiến tỷ lệ khá cao, 66,7% người bệnh có kiến thức đạt về bệnh và tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ type 2, song cũng vẫn còn đến 33,3% người bệnh có kiến thức chưa đạt. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương [16]với 26,1% ĐTNC có kiến thức không đạt. Điều này có thể giải thích do bệnh viện Lão khoa Trung Ương là một bệnh viện tuyến Trung ương nên việc tư vấn, giáo dục sức khoẻ có thể tốt hơn, ngoài ra người bệnh chủ yếu thuộc khu vực thành phố lớn (Thủ đô Hà Nội) nên việc tiếp cận thông tin cũng dễ dàng hơn. Đây chính là cơ sở để đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý người bệnh ĐTĐ type 2 ngoại trú của bệnh viện.
4.2.2 Kiến thức về bệnh
Đánh giá kiến thức của ĐTNC về bệnh ĐTĐ type 2 qua ba chỉ số biết bệnh ĐTĐ type 2 không thể chữa khỏi, biết phương pháp điều trị bệnh, biết cách điều trị bằng thuốc. Hầu hết NB biết bệnh ĐTĐ type 2 không thể chữa khỏi và biết phương phá điều trị bằng thuốc và chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên vẫn chỉ có 23,7% người bệnh biết rằng chế độ luyện tập hợp lý cũng là một biện pháp điều trị bệnh hiệu quả, đặc biệt chỉ có 15,7% NB biết thuốc đông y có tác dụng điều chỉnh đường huyết. Trong khi nguyên tắc để điều trị ĐTĐ type 2 là phải coi hoạt động thể lực là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theo trình tự hướng đẫn, hoạt động thể lực có tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh glucose máu thông qua việc làm giảm tình trạng kháng insulin nhờ việc giảm cân nặng, nhất là những đối tượng thừa cân, béo phì và giảm khảng insulin chính vì vậy cần có các giải pháp nhằm tuyên truyền, hướng dẫn NB biết được hiệu quả điều trị của việc luyện tập thường xuyên đối với việc điều chỉnh glucose máu.
4.2.3 Kiến thức về tuân thủ dùng thuốc
Các nghiên cứu về ĐTĐ type 2 đã chỉ ra rằng sự hiểu biết về chế độ dùng thuốc là yếu tố quan trọng để giúp người bệnh tuân thủ điều trị [21],[30]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100% người bệnh có kiến thức đúng về việc tuân thủ dùng thuốc là phải dùng thuốc đúng thuốc đúng liều theo chỉ dẫn của bác sĩ và dùng thuốc đều đặn suốt đời. Tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc cao như vậy có thể giải thích do đối tượng nghiên cứu tập trung vào những người mắc ĐTĐ type 2 đã được tư vấn về kiến thức dùng thuốc nên họ hiểu rất rõ về việc dùng thuốc như thế nào. Kết quả nghiên cứu này khá tường đồng với nghiên cứu của Trần Chiêu Phong năm 2005 [15] với tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng là 97%, do hai nghiên cứu có sự tương đồng về đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này lại cao hơn khá nhiều so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển năm 2012 [16] với tỷ lệ NB có kiến thức đúng về tuân thủ dùng thuốc là 67,3%. Sự khác biệt này có thể được giải thích do sự khác biệt về độ tuổi của đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển thực hiện tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương trên đối tượng người cao tuổi vì vậy việc nhớ nhận thức và nhớ các kiến thức về bệnh khó khăn hơn so với những người ít tuổi hơn.
4.2.4 Kiến thức về các biện pháp tuân thủ điều trị
Theo khái niệm của WHO “Tuân thủ điều trị của NB đái tháo đường là sự kết hợp của 4 biệp pháp: chế độ dinh dưỡng, chế độ hoạt động thể lực, chế độ dùng thuốc, chế độ kiểm soát đường huyết và khám sức khoẻ định kỳ” [36]. Mặc dù vậy khi được hỏi về các biện pháp tuân thủ điều trị thì hầu hết NB chỉ biết được từ 2-3 biện pháp tuân thủ điều trị, biết 2 biện pháp chiếm 46,5%, biết 3 biện pháp chiếm 50%. Tỷ lệ NB biết cả 4 biện pháp chỉ chiếm có 3,5%( biện pháp được biết đến nhiều nhất là dùng thuốc đúng chỉ định và chế độ dinh dưỡng hợp lý, biện pháp ít người biết nhất là kiểm soát đường huyết và khám sức khoẻ định kỳ chỉ có 4,5%) , tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển năm 2012 với 37% NB biết 4/4 biện pháp [16]. Sự khác biệt này có thế do sự khác biệt về địa điểm nghiên cứu, nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển được thực hiện tại một bệnh viện tuyến trung ương vì vậy việc tuyên truyền, tư vấn có thể tốt và đem lại hiệu quả hơn sơ với một bệnh viện tuyến tỉnh. Chính vì vậy, qua nghiên cứu này cần tìm được các giải pháp nhằm tăng cường năng lực chuyên môn cũng như tăng cường hiệu quả tư vấn cho NB ĐTĐ type 2.
4.2.5 Kiến thức về hậu quả của việc không tuân thủ điều trị
Đối với người bệnh ĐTĐ type 2 nếu không biết được hậy quả của việc không tuân thủ điều trị thì họ không biết được sự cần thiết của việc tuân thủ điều trị nhằm đạt được điều gì và quan trọng như thế nào. Qua nhiều nghiên cứu lầm sàng cho thấy nếu người bệnh không tuân thủ điều trị có thể gặp rất nhiều biến chứng như không kiểm soát đường huyết, biến chứng thần kinh, mắt, tim mạch thận, hoại tử chi, loãng xương... Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hầu hết người bệnh biết các biến chứng như không kiểm soát đường huyết (97%), biến chứng tim mạch (95,5%), biến chứng mắt (78,3%), tuy nhiên chỉ có 14,1% người bệnh biết biến chứng thần kinh, 8,1% biết có thể biến chứng vào thận và đặc biệt chỉ có 1% biết rằng khi không tuân thủ điều trị có thể bị loãng xương. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương 2012 tuy nhiên với hiểu biết về biến chứng mắt thì nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương chỉ
có 36,8% ĐTNC biết hậu quả này [16]. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên năm 2010 với tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về biến chứng chỉ đạt 23,8% [8]. Sự khác biệt này do nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên chỉ tập trung vào 2 biến chứng hay gặp nhất và đánh giá kết quả đạt chung còn nghiên cứu của chúng tôi mô tả tỷ lệ người bệnh có kiến thức của từng hậu quả. Kết quả nghiên cứu này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người bệnh chưa biết một số hậu quả thường gặp khi không tuân thủ điều trị, chính vì vậy để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do ĐTĐ type 2 gây ra thì công tác tư vấn, hướng dẫn bổ xung kiến thức của nhân viên y tế tại bệnh viện để NB tự hiểu và theo dõi bệnh luôn là mục đích quan trọng của công tác giáo dục sức khoẻ.
4.2.6 Kiến thức về tuân thủ hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực thường xuyên làm tăng tính nhạy cảm với insulin của các mô và giúp kiểm soát được đường huyết cả trong và sau khi tập, làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch thông qua ảnh hưởng có lợi lên mỡ máu và huyết áp. Tuy nhiên với những người bệnh chống chỉ định hoạt động thể lực, đặc biệt trên đối tượng người già mắc bệnh ĐTĐ type 2 có các bệnh lý mạn tính đi kèm như tim mạch, thận …cần tập theo hướng dẫn của bác sỹ đó là nên tập hoạt động thể lực với mức độ vừa phải, ví dụ như 30 phút hoạt động thể lực đi bộ trung bình trên 5 ngày/tuần, áp dụng cho hầu hết các người bệnh đặc biệt ở những người bệnh đái tháo đường type 2. Kết quả nghiên chúng tôi cho thấy phần lớn người bệnh biết rằng cần tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ chiếm 76,8%, tuy vậy vẫn còn tới 20,2% người bệnh cho rằng chỉ cần luyện tập theo sở thích và đặc biệt có 3% người bệnh cho rằng không cần phải tập. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển [16] với 55,2% người bệnh có kiến thức đúng là nên tập thể dục theo hướng dẫn của bác sỹ (tập tối thiểu 30 phút/ngày). Kết quả này chỉ ra rằng nếu người bệnh đã được tham gia các lớp học giáo dục sức khoẻ đặc biệt về nôi dung hoạt động thể lực thì hiểu biết về các phương pháp tập luyện tốt hơn. Chính vì vậy, địa phương cũng như bệnh viện cần có các giải pháp như tổ chức thêm các buổi học, tuyên truyền cho người bệnh về tầm quan trọng cũng như cách luyện tập sao
4.2.7 Kiến thức về lựa chọn thực phẩm phù hợp
Sự hiểu biết về chế độ ăn kiêng là một phần rất quan trọng trong chiến lược điều trị người bệnh ĐTĐ type 2 nhằm kiểm soát đường huyết, cũng như phòng ngừa các biến chứng của bệnh. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hầu hết người bệnh biết các thực phẩm nên ăn đối với người bệnh ĐTĐ type 2 là món ăn đồ luộc và các loại rau củ, các loại đậu để tăng cường chất xơ và giảm quá trình hấp thu glucose vào máu (từ 73,7% đến 98,5%), tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang và Hà Văn Như năm 2013 với 12,4% biết cần ăn nhiều rau [5]. Tuy nhiên trong khi các loại đậu là thực phẩm rất tốt đối với sức khoẻ của con người đặc biệt đối với người bệnh ĐTĐ type 2 thì trong nghiên cứu này vẫn còn tới 26,3% người bệnh không biết rằng nên ăn các loại đậu. Đối với các thực phẩm cần hạn chế thì hầu hết người bệnh biết được cần hạn chế ăn cơm, miến (94,4%) tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2012[16] là 37%, và đặc biệt trong khi việc ăn nhiều đồ rán và bánh mì trắng hay bất cứ thứu gì làm từ bột mì trắng có hệ quả tương tự như đường khi cơ thể bắt đầu tiêu hoá chúng, tuy vậy chỉ có 39,4% người bệnh biết cần hạn chế ăn đồ rán, 15,7% biết cần hạn chế ăn bánh mì trắng. Ngoài ra đối với các thực phẩm cần tuyêt đối tránh như nội tạng, nước có đường, bánh kẹo, đồ ngọt thì đa số người bệnh biết rằng không nên ăn các thực phẩm này, song một số loại hoa quả có tính nóng và nhiều vị ngọt cần tránh (dưa hấu, dứa, nhãn...) do chứa nhiều đường có khả năng làm tăng lượng glucose trong máu có thể khiến bệnh ngày một trầm trọng hơn thì lại chỉ có 9,1% người bệnh biết rằng cần tránh ăn các loại quả nói trên. Các tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2012[16] với tỷ lệ biết cần tránh ăn dưa hấu, dứa là 17,6-21,5%. Các loại khoai tây, khoai lang nướng và chiên vừa nhiều dầu mỡ lại chứa một lượng tinh bột lớn cũng rất có hại cho người bệnh ĐTĐ type 2 nhưng cũng chỉ có 6,6%. thấy người bệnh biết rằng không nên ăn chúng. Qua kết quả nghiên cứu này cho thấy, chế độ ăn kiêng không được các đối tượng nghiên cứu quan tâm đúng mức, nguyên nhân có thể do họ thường nghe truyền miệng từ người khác, và chưa được nhân viên y tế tư vấn cụ thể chi tiết. Chính vì vậy nhân viên y tế
tại bệnh viện cần cung cấp thông tin một các kỹ lưỡng và chi tiết, đồng thời phát cho người bệnh tài liệu dinh dưỡng để giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ dinh dưỡng đặc biệt hiểu được các thực phẩm cần hạn chế và cần tránh đối với bệnh của mình, từ đó giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn.
4.3. Thực trạng về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.
4.3.1 Tuân thủ dinh dưỡng
Chế độ ăn trong bênh đái tháo đường rất quan trọng vì nó là một phần trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường, giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng như tăng glucose máu, tăng huyết áp, suy thận. Thay đổi chế độ ăn cũng góp phần điều trị các bệnh lý ảnh hưởng. Chính vì vậy người bệnh cần phải lựa chọn những loại thức ăn thích hợp cũng như cân đối các thành phần trong thực đơn hàng ngày. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng người bệnh ĐTĐ type 2 nên chọn những thực phẩm có nhiều chất xơ và chỉ số đường huyêt thấp dưới 55 % như xoài, chuối, táo, nho, mận, khoai củ, hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, đậu hạt (đậu xanh, đậu đen, đậu Hà Lan…). Hạn chế và tránh ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% như bánh mỳ, miến, dưa hấu, dứa, các loại khoai nướng… Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt da cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu hết người bệnh thường xuyên ăn các thực phẩm có lợi và được khuyên dùng cho người bệnh ĐTĐ type 2 như các loại thịt nạc, cá, đậu, rau.. chiếm tỷ lệ từ 83,3%-100%, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứ của Đỗ Quang Tuyển năm 2012 với 68,2%-91,5% thường xuyên ăn các thực phẩm có lợi cho người bệnh ĐTĐ type 2. Tuy nhiên, với nhóm các thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên hạn chế hoặc không nên ăn với người bệnh ĐTĐ type 2 như bánh mì trắng, khoai tây, khoang lang chiên, nướng vẫn còn đến 11,1%-18,5% người bệnh thường xuyên ăn những thực phẩm này. Đồ rán, quay là thực phẩm không tốt cho người bệnh ĐTĐ type 2 vì có chứa nhiều dầu mỡ có thể làm tăng lượng mỡ máu, có ảnh hưởng không tốt đến tình trạng bệnh, thì lại có tới 63,1% người bệnh thường xuyên ăn. Cá biệt, đối với các loại hoa quả có
độ ngọt cao có thể làm tăng lượng glucose máu như dưa hấu, dứa, vải,.... thì lại có tới 97% người bệnh thường xuyên ăn các loại hoa quả này. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển[16] với 37,6% ĐTNC thường xuyên ăn dưa hấu, dứa. Việc thực hành không đúng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhiều người bệnh nghe dân gian truyền miệng cho răng ăn dứa rất tốt cho người già, hay các loại hoa quả đều tốt cho người ĐTĐ type 2. Cũng có những lý do khác như thời điểm nghiên cứu vào mùa hè là mùa các loại hoa quả ngọt và nóng vì vậy người bệnh có thể ăn nhiều hơn. Ngoài ra một số người bệnh cho rằng nhân viên y tế tư vấn chung chung chưa cụ thể, không biết mình nên ăn hay không nên ăn thực phẩm nào. Việc thực hành không đúng các thực phẩm nên ăn, hạn chế và cần tránh chắc chắn ảnh