Đối với người bệnh ĐTĐ type 2 nếu không biết được hậy quả của việc không tuân thủ điều trị thì họ không biết được sự cần thiết của việc tuân thủ điều trị nhằm đạt được điều gì và quan trọng như thế nào. Qua nhiều nghiên cứu lầm sàng cho thấy nếu người bệnh không tuân thủ điều trị có thể gặp rất nhiều biến chứng như không kiểm soát đường huyết, biến chứng thần kinh, mắt, tim mạch thận, hoại tử chi, loãng xương... Kết quả nghiên cứu này cho thấy, hầu hết người bệnh biết các biến chứng như không kiểm soát đường huyết (97%), biến chứng tim mạch (95,5%), biến chứng mắt (78,3%), tuy nhiên chỉ có 14,1% người bệnh biết biến chứng thần kinh, 8,1% biết có thể biến chứng vào thận và đặc biệt chỉ có 1% biết rằng khi không tuân thủ điều trị có thể bị loãng xương. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương 2012 tuy nhiên với hiểu biết về biến chứng mắt thì nghiên cứu tại bệnh viện Lão khoa Trung Ương chỉ
có 36,8% ĐTNC biết hậu quả này [16]. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên năm 2010 với tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về biến chứng chỉ đạt 23,8% [8]. Sự khác biệt này do nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên chỉ tập trung vào 2 biến chứng hay gặp nhất và đánh giá kết quả đạt chung còn nghiên cứu của chúng tôi mô tả tỷ lệ người bệnh có kiến thức của từng hậu quả. Kết quả nghiên cứu này cho thấy vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ người bệnh chưa biết một số hậu quả thường gặp khi không tuân thủ điều trị, chính vì vậy để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do ĐTĐ type 2 gây ra thì công tác tư vấn, hướng dẫn bổ xung kiến thức của nhân viên y tế tại bệnh viện để NB tự hiểu và theo dõi bệnh luôn là mục đích quan trọng của công tác giáo dục sức khoẻ.