Các khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh quảng ninh năm 2016 (Trang 37 - 39)

- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2 của bệnh viện tỉnh Quảng Ninh áp dụng giống như tiêu chuẩn WHO/IDF 2012 [36]: là chẩn đoán xác định NB mắc ĐTĐ type 2 nếu có 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây

 Glucose máu lúc đói ≥ 1,26 g/l (≥7mmol/l), làm ít nhất 2 lần.

 Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≥ 11,1 mmol/l ) có kèm theo triệu chứng lâm sàng.

 Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11,1mmol/l - Tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 là sự kết hợp đủ 4 biện pháp: chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên, chế độ dùng thuốc đúng, chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám sức khỏe định kỳ thường xuyên [3]

- Chế độ dinh dưỡng:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng [7] NB ĐTĐ type 2 nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Các thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp dưới 55% trong bữa ăn như: hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh...), các loại trái cây (ổi, củ đậu…). Chọn các thực phẩm giàu đạm

nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt da cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần.

+ Các thực phẩm nên hạn chế như: Cơm, miến dong, bánh mỳ (chỉ nên ăn tối đa 1 lần/1 loại/1 ngày), các món ăn rán, quay.

+ Các thực phẩm cần tránh không nên ăn: Cần tránh các thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% và hấp thu nhanh như: nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt, dưa hấu, dứa, các loại khoai bỏ lò (khoai tây nướng, khoai lang nướng…). Chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khi có triệu chứng hạ glucose máu. Ngoài ra cũng không dùng óc, phủ tạng, lòng, gan và đồ hộp…

- Chế độ hoạt động thể lực [35], [28], [34]: Các loại hình hoạt động thể lực:

 Loại hình hoạt động thể lực với cường độ cao: ít nhất 2-3 lần/tuần ví dụ: chạy, chơi thể thao (cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, chơi tenis, bơi lội, khiêu vũ)…

 Loại hình hoạt động thể lực với cường độ trung bình: tối thiểu 30 phút mỗi ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp...hoặc các bài tập thể dục tương tự phù hợp với tình trạng sức khỏe và lối sống của người bệnh.

 Loại hình hoạt động thể lực với cường độ thấp: tập dưỡng sinh, Yoga, làm các công việc nhẹ ở nhà như nội trợ...Theo khuyến cáo của WHO NB ĐTĐ nên hoạt động thể lực với cường độ từ mức trung bình trở lên [34]

- Chế độ dùng thuốc:

Tuân thủ dùng thuốc là chế độ điều trị dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc, đúng giờ, đúng liều lượng.

Theo khuyến cáo của WHO năm 2003[17],[35], và WHO/IDF năm 2006[36] NB mắc các bệnh lý mạn tính được coi là tuân thủ điều trị thuốc khi phải thực hiện được ít nhất 90% phác đồ điều trị trong vòng 1 tháng Vì vậy NB ĐTĐ được coi là không tuân thủ điều trị nếu số lần quên dùng thuốc (uống/tiêm) > 3 lần/tháng.

Những trường hợp quên dùng thuốc uống/tiêm thì nên xin ý kiến bác sỹ và nếu quên thì không nên uống bù/tiêm bù vào lần uống/tiêm sau.

- Chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám định kỳ [2]:

Với bệnh những NB đang dùng thuốc uống hạ đường huyết nên thử đường huyết tối thiểu 2 lần/tuần. Những NB kết hợp cả dùng thuốc viên và thuốc tiêm insulin nên thử đường huyết tối thiểu 1 lần/ngày. Vì vậy NB được coi là tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà khi NB đo được đường huyết trên 2 lần/tuần

NB đã được chẩn đoán ĐTĐ tốt nhất là đi khám sức khỏe định kỳ 1 tháng/1 lần - Thừa cân, béo phì:

Theo chỉ số BMI (theo phân loại của WHO Khu vực Tây Thái bình dương)[17] + Thừa cân: BMI ≥ 23

+ Tiền béo phì: 23 ≤ BMI < 25 + Béo phì : BMI ≥ 25

2.8.2. Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh quảng ninh năm 2016 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)