Một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh quảng ninh năm 2016 (Trang 29 - 32)

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Sau đây là một số yếu tố:

Sự phức tạp của phác đồ điều trị: sự tiến triển của bệnh kém theo xuất hiện

lần uống thuốc, số lượng thuốc, chuyển từ thuốc uống sang tiêm, có thuốc dùng trước ăn, thuốc dùng sau ăn, có loại thuốc không được sử dụng gần nhau… dẫn tới tình trạng gây cho người bệnh sự phiền toái hoặc quên sử dụng, sử dụng không đúng giờ hoặc sợ các tác dụng phụ của thuốc. Sự đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt của phác đồ điều trị trong thời gian dài khiến người bệnh dần mất kiên nhẫn trong khi đó một số thuốc có tác dụng chậm hoặc tác dụng không mong muốn đã khiến người bệnh không còn tim vào thuốc điều trị. Chính những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh [35].

Kiến thức về bệnh ĐTĐ type 2: gồm kiếm thức chung cần thiết về bệnh

ĐTĐ type 2, kiến thức về tuân thủ điều trị, phòng ngừa các biến chứng… Không phải tất người bệnh đều có hiểu biết đầy đủ về bệnh ĐTĐ type 2, cũng không phải cứ trình độ học vấn cao hơn thì có hiểu biết hơn. Việc thiếu kiến thức hoặc hiểu sai, hiểu không đầy đủ làm cho việc tuân thủ của người bệnh giảm đồng nghĩa với giảm hiệu quả điều trị. Điều này đòi hỏi trách nhiệm ở những người cung cấp dịch vụ y tế cần giáo dục sức khỏe cho NB hiểu đúng, hiểu đủ về bệnh ĐTĐ type 2. Nhất là hiện nay sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông ngoài ảnh hưởng tích cực cũng gây ra mặt trái làm người bệnh có những thông tin sai lệch [35].

Thay đổi, hạn chế về chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới dùng thuốc: người

bệnh mắc ĐTĐ type 2 phải tuân thủ một chế độ ăn khá nghiêm ngặt ngoài việc phải đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể người bệnh còn phải thay đổi các thói quen ăn uống như ăn thành nhiều bữa, hạn chế bia, rượu, tránh các đồ ăn có nhiều đường,…bên cạnh đó việc thường xuyên phải đi ăn tiệc, tiếp khách, đi liên hoan, làm NB không ăn theo chế độ được khuyến cáo. Công việc bân rộn cũng khiến NB ăn không đúng bữa chính những điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh [35].

Chí phí y tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người

bệnh. ĐTĐ type 2 là một bệnh mạn tính vì vậy người bệnh phải điều trị suốt đời chính điều này khiến họ phải dành cho điều trị một khoản kinh phí không hề nhỏ trong khi đó khả năng lao động ngày một giảm kéo theo thu nhập giảm, một bộ

phận người bệnh không tạo ra được thu nhập (người già không có lương hưu). Bệnh cạnh đó không phải tất cả người bệnh đều được hưởng 100% BHYT, và một số danh mục thuốc, dịch vụ y tế không được BHYT chi trả kèm theo đó việc đi lại, di chuyển của người bệnh khi đi khám gây tốn kém cho người bệnh đặc biệt là những người ở xa. Những điều này không chỉ gây ra gánh nặng kinh tế cho người bệnh, gia đình mà cả xã hội. Và đây cũng là lý do khiến NB không tuân thủ điều trị nhất là tuân thủ tái khám định kỳ [35].

Quá trình bệnh lý của bệnh: không phải tất cả người bệnh đều thời điểm

chính xác mình mắc bệnh mà thông thường phát hiện trong một lần khám vấn đề sức khỏe nào đó hoặc phát hiện trong gia đình có người mắc bệnh sau đó đi kiểm tra. Việc điều trị kéo dài từ khi phát hiện bệnh có người bệnh phát hiện khi còn khá trẻ việc điều trị nhiều năm và xuất hiện các bệnh kèm theo khiến cho họ dần mất kiên nhẫn khi đó là cơ hội cho sự nặng lên nhanh chóng của bệnh xuất hiện các biến chứng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy quá trình bệnh lý cũng ảnh hưởng tới mức độ tuân thủ [35].

Dịch vụ y tế bao gồm chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người

bệnh, thái độ giao tiếp ứng xử, chất lượng của tư vấn giáo dục sức khỏe, sự kết nối liên lạc thường xuyên, sự tiện lợi nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ y tế, thời gian chờ đợi để khám, lấy kết quả … những điều này ảnh hưởng tới tâm lý, sự hài lòng, niềm tin của người bệnh. Khi sự hài lòng và niềm tin của người bệnh tăng lên đồng nghĩa với tăng mức độ tuân thủ. Vì vậy nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cần được quan tâm hang đầu [35].

Hỗ trợ xã hội : người mắc ĐTĐ type 2 muốn quản lý tình trạng bệnh của

mình được tốt ngoài việc tự nỗ lực cần phải có sự hỗ trợ không hề nhỏ của gia đình, bạn bè, những người xung quanh không chỉ về tài chính mà còn về sự động viên chia sẻ, nhắc nhở việc tuân thủ điều trị thậm chí chấp nhận sự thay đổi về môi trường, điều kiện sống cho phù hợp với người bệnh [35] .

Bên cạnh đó những yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới tuân thủ của người bệnh như tuổi, giới tính, stress, trầm cảm, nghiện rượu, bia, niềm tin vào bản thân,hoàn

cảnh sống…Tuổi của người bệnh có thể ảnh hưởng tới việc quên không sử dụng thuốc hoặc sự suy giảm hoạt động, chức năng của các cơ quan trong cơ thể khiến sự hấp thu thuốc không được tốt. Giới tính ảnh hưởng tới những thói quen của người bệnh làm ảnh hưởng tới tuân thủ ví dụ như nam thích uống rượu, bia hoặc thường xuyên đi xa hơn nữ hoặc sự kiên nhẫn điều trị cũng thấp hơn nữ. Niềm tin vào bản thân giúp cho người bệnh có động lực thực hiện việc tuân thủ khi họ phải từ bỏ các thói quen không tốt, thay đổi môi trường sống nhằm làm tăng hiệu quả điều trị. Yếu tố tâm lý cũng cực kì quan trọng việc giảm thiểu stress, mệt mỏi giúp cho người bệnh tuân thủ được tốt hơn [35].

Trên đây là một số yếu tố hay gặp ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị ở người bệnh ĐTĐ type 2. Biết được các yếu tố này giúp cho việc hỗ trợ người bệnh tăng tuân thủ điều trị, giảm thiểu các biến chứng, tăng hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện tỉnh quảng ninh năm 2016 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)